Đã đến lúc ASEAN không thể khoanh tay ngồi nhìn cuộc khủng hoảng Rohingya

Theo dõi VGT trên

Trong hoàn cảnh phải đối mặt với thảm họa về nhân đạo cũng như sức ép từ dư luận quốc tế, ASEAN cần xem xét bằng cách nào tổ chức này có thể giúp Myanmar.

Tháng 11/2017, Chính phủ Myanmar và Chính phủ Bangladesh đã ký một thỏa thuận song phương cho “Sự trở về của những người phải rời bỏ nhà cửa ở bang Rakhine”.

Quá trình hồi hương những người tị nạn Rohingya từ Bangladesh về Myanmar vẫn đang chậm trễ và chưa có gì đảm bảo.

Khi mà điều kiện trong các trại tị nạn đang ngày một xấu đi, câu hỏi lớn đặt ra là ASEAN cần phải làm gì để giải quyết cuộc khủng hoảng này?

Đã đến lúc ASEAN không thể khoanh tay ngồi nhìn cuộc khủng hoảng Rohingya - Hình 1

Người tị nạn Rohingya ở Hakim Para, Cox’s Bazar, Bangladesh (Nguồn ảnh: concernusa.org).

Singapore hiện đã đi được nửa chặng đường trong năm đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN.

Khi các nhà lãnh đạo của các nước ASEAN gặp nhau vào tháng 4/2018, các nước đã thống nhất ra một bản tuyên bố có lời lẽ “rất cẩn thận” đối với vấn đề hồi hương của người Rohingya.

Chính phủ Myanmar được khuyến khích thực thi các khuyến nghị của Hội đồng tư vấn về tình hình Rakhine nhằm “đem lại hòa bình, ổn định, tuân thủ luật pháp, thúc đẩy hòa giải và hòa hợp các cộng đồng cũng như đảm bảo sự phát triển công bằng và bền vững ở bang Rakhine”. [1]

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh phải đối mặt với thảm họa về nhân đạo chưa được giải quyết triệt để cũng như sức ép từ dư luận quốc tế, ASEAN cần phải nghiêm túc xem xét bằng cách nào tổ chức này có thể giúp Myanmar.

Myanmar tiếp tục nhấn mạnh rằng vấn đề người Rohingya là một vấn đề nội bộ, và dường như muốn giải quyết trực tiếp với các bên đối thoại trong một khuôn khổ song phương hơn.

Mặc dù các kênh song phương chắc chắn là quan trọng đối với việc đàm phán chi tiết về việc hồi hương với láng giềng của họ là Bangladesh, nhưng điều này sẽ ảnh hưởng đến cách thức các tổ chức khu vực làm việc với Myanmar.

Video đang HOT

ASEAN không thể dùng nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ” để che dấu sự thực là tổ chức này đang bị tổn thương bởi những chỉ trích của cộng đồng quốc tế khi chưa can dự đầy đủ vào vấn đề nói trên.

Cựu Ngoại trưởng Indonesia, Marty Natalegawa mới đây đã nhận xét một vấn đề được cho là nội bộ không có nghĩa là không cần có sự hợp tác khu vực.

ASEAN cần phải phối hợp với chính phủ của thủ lĩnh Aung San Suu Kyi của Myanmar bởi lẽ hai bên cần hiểu rằng việc cùng nhau giải quyết vấn đề Rakhine sẽ làm cho cả hai tốt hơn.

Trong số các nước thành viên ASEAN, đã có một số nước đứng ra chủ trì giải quyết làn sóng người tị nạn Rohingya trước đây.

Không những thế, tất cả các nước thành viên ASEAN cần phải nhận thức được rằng họ sẽ bị ảnh hưởng nếu như Myanmar tiếp tục hứng chịu sự bài trừ của quốc tế. [2]

Rakhine là một trong những bang nghèo và kém phát triển nhất ở Myanmar. Bang này có tỷ lệ người nghèo lên đến 78%, nhiều hơn gấp đôi so với con số trung bình của cả Myanmar.

Sự nghèo đói, cơ sở hạ tầng kém phát triển, thiếu việc làm ở bang Rakhine sẽ là điều kiện châm ngòi cho sự chia rẽ giữa người theo đạo Phật ở Rakhine và người theo đạo Hồi Rohingya.

Tình hình có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn vì cũng như nước láng giềng Bangladesh, bang Rakhine thường có sự rủi ro cao khi phải đối mặt với các thiên tai.

Thực tế, nhiều trại đã bị lốc xoáy cuốn đi.

Các quốc gia lân cận, bao gồm Ấn Độ, Thái Lan và Malaysia, đều nhận thấy tác động từ tình cảnh tuyệt vọng của người Rohingya. [3]

Đã đến lúc ASEAN không thể khoanh tay ngồi nhìn cuộc khủng hoảng Rohingya - Hình 2

Bà Aung San Suu Kyi dự Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Manila, Philipines năm 2017 (Nguồn ảnh: wsj.com).

Tương lai của họ trở nên vô định khi phần lớn trong số họ không thể tiếp cận được với những dịch vụ an sinh xã hội cơ bản như chăm sóc y tế và giáo dục.

Do đó, cần phải thay đổi tình hình này ở ngay chính bang Rakhine, chứ không chỉ ở các trại tị nạn tại Bangladesh.

Cuộc khủng hoảng Rakhine là một cuộc khủng hoảng đa chiều trong đó có liên quan đến vấn đề về nhân đạo, an ninh, quản trị và phát triển kinh tế. [4]

Đây là vấn đề mà tất cả đều biết như lời cố Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan lúc sinh thời đã nói với Ban Tư vấn về tình hình Rakhine:

“Nếu như những thách thức đó không được giải quyết triệt để thì cả hai cộng đồng người này ở bang Rakhine sẽ tiếp tục phải chịu sự rủi ro”.

Bà Suu Kyi đã thiết lập Liên đoàn doanh nghiệp Hỗ trợ nhân đạo, Tái định cư và Phát triển ở bang Rakhine nhằm cung cấp các điều kiện và sự trợ giúp cần thiết cho người dân sinh sống ở đây.

Bà Suu Kyi hiểu rằng bất cứ giải pháp nào cũng phải có sự can dự của cộng đồng người dân Rakhine thì nó mới bền vững.

Với tư cách là Chủ tịch Liên đoàn doanh nghiệp nói trên, bà Suu Kyi mới đây đã để “cửa mở” cho các tổ chức quốc tế và chính quyền các nước khác cung cấp sự hỗ trợ.

Ngoại trưởng các nước ASEAN, những người đồng cấp với bà, hoàn toàn có thể giúp bà thực hiện các hỗ trợ cụ thể cho bang Rakhine.

Với việc quan hệ của Myanmar với Liên hợp quốc hiện đang ở thế bế tắc, ASEAN dường như là nền tảng duy nhất mà Myanmar cảm thấy đủ thoải mái để thảo luận về “tình hình ở Rakhine”. [5]

Trong ASEAN, hiện cũng đang có các cơ chế có hiệu lực để làm việc này. Ví dụ, Trung tâm điều phối Hỗ trợ nhân đạo về quản lý thảm họa (AHA) hiện đã cộng tác với chính phủ Myanmar.

Tuy nhiên, nguồn lực của tổ chức này vẫn còn hạn chế khiến cho hoạt động chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế.

Năm 2017, AHA đã phân phát bộ dụng cụ đồ bếp và thực phẩm đến những người vô gia cư tại bang Rakhine.

Ngoài ra, Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN (ADMM) và Hội nghị ADMM mở rộng, nơi mà có sự tham gia của quân đội Myanmar, cũng có thể sẽ là diễn đàn hữu ích để các bên liên quan trao đổi về nhu cầu hỗ trợ đối với bang Rakhine. Bởi lẽ, hơn lúc nào hết, Rakhine đang cần sự ổn định.

Tương tự giai đoạn 2000-2001, ASEAN đã có sáng kiến hỗ trợ hàng triệu USD để thu hẹp khoảng cách phát triển cho các nước thành viên Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam để hướng tới mục tiêu Hội nhập ASEAN.

Tình hình lúc này ở Rakhine đang cần vai trò lãnh đạo của ASEAN, thông qua việc hợp tác với chính phủ Myanmar để xây dựng một kế hoạch phát triển ổn định cho Rakhine.

Khi nào vấn đề người Rohingya và bang Rakhine chưa được giải quyết ổn thỏa, khi đó ASEAN vẫn phải tiếp tục chịu gánh nặng đối với việc hội nhập khu vực.

Thanh Bình

Theo giaoduc

Ngày đen tối ở bang Rakhine: 132 nghị sỹ ASEAN kêu gọi ICC điều tra

Theo Đài BBC, 132 nghị sỹ của 5 quốc gia thành viên thuộc Tổ chức các nghị sỹ Đông Nam Á về nhân quyền (APHR) vừa ra tuyên bố chung kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) điều tra "hoạt động g.iết n.gười ở bang Rakhine" của quân đội Myanmar cách đây một năm.

Ngày đen tối ở bang Rakhine: 132 nghị sỹ ASEAN kêu gọi ICC điều tra - Hình 1

Người Rohingya tại trại tị nạn ở biên giới Myanmar-Bangladesh, gần thị trấn Maungsaw, bang Rakhine ngày 12/11/2017. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Mặc dù chỉ có nghị sỹ của 5 quốc gia là Indonesia, Malaysia, Phillipines, Đông Timor và Singapore đứng ra kêu gọi, đây được xem là sự lên án thống nhất trong khu vực Đông Nam Á về vấn đề bạo lực ở bang Rakhine của Myanmar.

Ông Charles Santiago, chính trị gia Malaysia và là thành viên của APHR được báo chí khu vực trích lời nói: "Tôi cùng với 131 nghị sỹ được bầu chọn kêu gọi các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngay lập tức đưa vụ việc ở Myanamar ra ICC. Những người ở Myanmar chịu trách nhiệm về tội ác khủng khiếp này phải bị quy trách nhiệm. Họ không thể được tự do tái phạm trong tương lai."

Liên hợp quốc và nhiều quốc gia trên thế giới đã lên án các hành vi bạo lực của quân đội Myanmar và cho rằng có "thanh lọc sắc tộc" ở đây.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nơi Myanmar là một nước thành viên, đã bị cáo buộc là làm ngơ trước cuộc khủng hoảng Rohingya mà không có bất kỳ hành động can thiệp nào.

ICC được thành lập theo Quy chế Rome vào năm 2002, có trụ sở tại La Haye, Hà Lan với hơn 120 quốc gia đã phê chuẩn quy chế này.

ICC chỉ thực hiện thẩm quyền xét xử khi một quốc gia không thể hoặc không muốn tiến hành điều tra và xét xử những người phạm tội nghiêm trọng như tội ác chống lại loài người, diệt chủng, các tội ác chiến tranh./.

Theo vietnamplus

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người dân thất vọng khi phát hiện đường ống tại thác nước tự nhiên Trung Quốc
06:26:26 06/06/2024
Ông Biden nói Mỹ có thể sử dụng vũ lực để bảo vệ Đài Loan
07:36:39 07/06/2024
Điều trần trước quốc hội Mỹ, tiến sĩ Anthony Fauci nói gì về nguồn gốc Covid-19?
20:49:11 06/06/2024
Ông Trump nói người Mỹ có thể không kiềm chế nếu ông bị giam
12:54:08 06/06/2024
Cuộc thi khóc của 'sumo tí hon' ở Nhật Bản
06:46:28 07/06/2024
Tổng thống Biden: Hòa bình Ukraine không đồng nghĩa với tấm vé vào NATO
16:25:47 07/06/2024
Giải cứu 80 người di cư trên thuyền gặp nạn ở eo biển Manche
23:11:36 06/06/2024
Xuất khẩu của Trung Quốc tăng nhanh hơn dự kiến
18:17:29 07/06/2024

Tin đang nóng

Lý do Midu và thiếu gia Minh Đạt tổ chức tiệc kín không có ba mẹ chồng tham dự
21:30:17 07/06/2024
Cô dâu bị ong đốt trước ngày cưới, make up không cứu nổi, bộ dạng gây xôn xao
19:56:29 07/06/2024
Đến hẹn lại lên: Ở Trung Quốc, cứ vào mùa thi đại học là 3 nghệ sĩ Hoa ngữ đình đám này lại được gọi tên để... "xin vía"
18:21:52 07/06/2024
Tình trường Angela Phương Trinh: 17 t.uổi hẹn hò đại gia nhưng bị lừa dối, mối tình 3 ngày với một nam ca sĩ khiến dư luận xôn xao
23:05:49 07/06/2024
Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên từng bắt quả tang chồng quan hệ bất chính với mẹ cô
21:21:35 07/06/2024
Tôi bị người yêu bêu rếu là "đói ăn, thiếu đẳng cấp" chỉ vì miếng thịt bò bít tết
18:47:56 07/06/2024
Ngày đầu bước vào công ty mới, tôi choáng váng khi giám đốc lại là chồng cũ của mình: Cuộc hôn nhân ngắn ngủi nhưng vết thương lòng rất sâu
18:35:17 07/06/2024
Về nhà bạn trai ăn giỗ, tôi ra sức nấu nướng rửa bát quét dọn, ngờ đâu chỉ một câu của mẹ anh khiến tôi "rơi xuống đáy vực"
18:27:20 07/06/2024

Tin mới nhất

Tổng thống Biden: Ukraine không được dùng vũ khí Mỹ tấn công Điện Kremlin

23:29:40 07/06/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden xác nhận Washington cho phép Ukraine dùng vũ khí Mỹ tập kích các mục tiêu gần biên giới của Nga nhưng không được tấn công thủ đô Moscow.

Hạ tầng công nghiệp ở Kiev cháy lớn sau đòn tập kích của Nga

23:29:32 07/06/2024
Quân đội Ukraine xác nhận một cơ sở công nghiệp ở vùng thủ đô Kiev cháy lớn do cuộc tập kích của Nga, trong khi các vụ nổ cũng được ghi nhận ở một số địa phương khác.

Chiến hạm hiện đại nhất và tàu ngầm hạt nhân Nga sắp cập cảng Cuba

23:24:31 07/06/2024
Bộ Ngoại giao Cuba xác nhận 4 tàu của Hải quân Nga, bao gồm một tàu khu trục tên lửa và một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, sắp đến thăm cảng Havana của Cuba.

Chuyến công du Pháp đa mục đích của Tổng thống Mỹ Joe Biden

23:18:59 07/06/2024
Giới quan sát nhận định, chuyến công du này của ông Joe Biden không đơn thuần chỉ để dự lễ kỉ niệm 80 năm D-Day, ngày quân Đồng minh đổ bộ lên bãi biển Normandy của Pháp trong Chiến tranh Thế giới thứ hai

Nga bắt giữ một công dân Pháp nghi lén thu thập dữ liệu quân sự

23:15:50 07/06/2024
The Moscow Times dẫn thông báo của cơ quan thực thi pháp luật Nga hôm (6/6) cho biết, Ủy ban Điều tra Nga đã bắt giữ một công dân Pháp với cáo buộc vi phạm luật nước này về đặc vụ nước ngoài.

Tương lai với vũ khí không người lái bầy đàn

23:10:19 07/06/2024
Kết quả của một nghiên cứu kéo dài 4 năm vừa được một nhóm các nhà nghiên cứu Đại học bang Oregon (OSU) công bố cho thấy một người có thể chỉ huy hàng trăm UAV như thế nào.

Thụy Sĩ để tiêm kích tập cất và hạ cánh trên cao tốc chủ chốt

23:01:08 07/06/2024
Thụy Sĩ hôm 5/6 (giờ địa phương) đã phong tỏa một cao tốc ở miền Tây nước này để thực hiện hoạt động diễn tập Alpha Uno , trong bối cảnh lo ngại về an ninh ngày càng tăng ở châu Âu.

Đặc nhiệm Ukraine đến Syria tấn công cơ sở quân sự Nga?

22:57:38 07/06/2024
Những video trên được quay vào tháng 3.2024, theo Kyiv Post ngày 3.6. Nguồn tin này nói đội đặc nhiệm HUR của Ukraine Khimik , phối hợp với phe nổi dậy Syria, đang tấn công lính đ.ánh thuê Nga chiến đấu cho chính quyền Tổng thống Syria B...

Trung Quốc điều tiêm kích hiện đại nhất đến biên giới tranh chấp với Ấn Độ

22:40:58 07/06/2024
Những hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy các tiêm kích J-20 đã được bố trí tại căn cứ không quân Shigatse ở vùng Tây Tạng (Trung Quốc), cách biên giới Ấn Độ khoảng 150 km.

Politico: Tổng thống Biden từng bác bỏ đề xuất của Pháp về việc đưa quân tới Ukraine

21:25:50 07/06/2024
Theo Politico, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chặn đề xuất của người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron về việc điều các huấn luyện viên phương Tây đến đào tạo lực lượng Kiev tại Ukraine.

Khám phá ngọn núi thấp nhất Nhật Bản

21:23:04 07/06/2024
Nằm giữa những cánh đồng lúa màu mỡ dọc theo đường 10 của tỉnh Tokushima, núi Benten không chỉ là ngọn núi thấp nhất Nhật Bản mà còn là một trong những ngọn núi thấp nhất thế giới.

Hàn Quốc, Triều Tiên căng thẳng vì cuộc chiến bóng bay

20:02:35 07/06/2024
Gần đây, Triều Tiên đã tập trung xóa bỏ các quan hệ hợp hợp tác với Hàn Quốc sau khi tại cuộc họp đảng cuối năm, Chủ tịch Kim Jong-un xác định mối quan hệ liên Triều là mối quan hệ giữa hai quốc gia thù địch.

Có thể bạn quan tâm

Cựu vương CKTG "xát muối" fan LPL khi giải đấu tiếp tục rơi vào cảnh "tụt dốc không phanh"

Mọt game

01:07:48 08/06/2024
Tại giai đoạn mùa xuân vừa qua, giải đấuLPLđã gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút khán giả theo dõi. Cụ thể, lượng người theo dõi giải đấu LPL đã giảm đi khá nhiều so với mùa giải trước đó.

Nữ chính 43 t.uổi có phong cách công sở sành điệu nhất trên phim Hàn gần đây

Phong cách sao

01:04:33 08/06/2024
4 hãng thời trang công sở thanh lịch và chuẩn mốt, quý cô trên 40 t.uổi nên tham...9 mẫu sơ mi bánh bèo từ 300k, giúp style tới công sở thêm phần điệu đà, nữ...5 kiểu tóc ngắn thanh lịch và trẻ trung dành cho nàng công sở t.uổi 30

Trang phục màu trắng đang được các mỹ nhân Việt 'lăng xê' trong mùa hè này

Thời trang

23:56:31 07/06/2024
Trang phục màu trắng nhận được sự yêu thích trong mùa hè vì độ nhẹ nhàng, dịu mát. Tông màu trắng còn mang đến hiệu quả hack t.uổi nhưng vẫn ghi điểm thanh lịch, trang nhã.

Nghiện internet phá hoại cân bằng hóa học ở não t.uổi teen

Sức khỏe

23:53:39 07/06/2024
Tình trạng nghiện internet ở t.uổi teen gây ra những thay đổi trong hóa học ở não bộ và có thể dẫn đến những hành vi nghiện ngập khác.

Ban Tôn giáo Chính phủ đề nghị thẩm tra thuyết giảng của Thượng tọa Thích Chân Quang

Tin nổi bật

23:47:11 07/06/2024
Ban Tôn giáo Chính phủ đã có văn bản yêu cầu thẩm tra, rà soát bài thuyết giảng của Thượng tọa Thích Chân Quang - trụ trì chùa Thiền Tôn Phật Quang (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Tung ảnh trong tiệc cưới bí mật, Midu tiết lộ được chú rể cầu hôn 2 lần

Sao việt

23:41:05 07/06/2024
Trong tiệc cưới bí mật tại Đà Lạt, chú rể kém 1 t.uổi quỳ gối cầu hôn Midu, người đẹp cho biết đây là lần thứ hai anh cầu hôn cô.

Bắt đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm sau 21 năm lẩn trốn

Pháp luật

23:31:56 07/06/2024
Chiều 7/6, Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý Công an tỉnh An Giang đã hbàn giao một đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm vừa bị bắt sau 21 năm lẩn trốn cho Phòng CSĐT tội phạm về m.a t.úy Công an TP Hồ Chí Minh tiếp tục điều tra theo thẩm quy...

Nhóm nữ tầm trung "nắm trùm" nhạc số Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

23:27:33 07/06/2024
Tháng 5/2018, CUBE Entertainment cho ra mắt nhóm nữ gen 4 (G)I-DLE với đội hình 6 thành viên. Khi ấy, nhóm nhạc quy tụ thành viên hụt của BLACKPINK - Miyeon cùng hai nhân tố nổi bật Soyeon và Soojin đã nhanh chóng thu hút sự chú ý.

Một nữ NSƯT t.uổi U50: Muốn sinh con nhưng gia đình ngăn cản

Tv show

23:24:51 07/06/2024
Vừa qua, tại chương trình Chuyện đời chuyện nghề, NSƯT Cát Tường đã tâm sự về những lựa chọn trong cuộc đời mình.

Hoắc Kiến Hoa gặp ác mộng khi dự hôn lễ Tôn Lệ, hóa ra là cùng nguyên nhân tạo ra nghi vấn bị Lâm Tâm Như ép cưới

Sao châu á

23:18:24 07/06/2024
Mới đây, chia sẻ của Hoắc Kiến Hoa về chuyện đi dự đám cưới Tôn Lệ - Đặng Siêu bất ngờ leo Top 1 từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Weibo.

Nhật Bản: Phát hiện loài thủy quái 237 triệu t.uổi

Lạ vui

22:53:24 07/06/2024
Loài thủy quái cổ đại mới thuộc về một nhóm cá sụn giống cá mập gọi là Hybodontiform, sống vào đầu thời đại khủng long.