Đa dạng hóa dòng vốn vào bất động sản
Bất động sản (BĐS) có tác động lan tỏa rất mạnh sang các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, việc đầu tư BĐS không hiệu quả có thể gây ra những rủi ro cho chính doanh nghiệp và cả hệ thống tài chính.
Trái phiếu vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp bất động sản.
Các kênh đầu tư BĐS, trong đó có thị trường BĐS nhà ở, ngày càng đa dạng, từ chỉ đơn thuần là nguồn vốn tự có, người thân, vay ngân hàng, đến phát hành cổ phiếu BĐS, trái phiếu BĐS và gián tiếp qua các quỹ đầu tư BĐS (còn gọi là Quỹ tín thác đầu tư BĐS -REIT).
Đa dạng dòng vốn
Tại Việt Nam, các kênh đầu tư này đã có và phát triển với các mức độ khác nhau. Theo Bộ Xây dựng, tính đến 31/3/2022, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS đạt 783.942 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở đạt 188.105 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 24% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS.
Bên cạnh đó, vốn FDI cũng là nguồn vốn quan trọng trong đầu tư BĐS, dù có xu thế giảm nhẹ, song vẫn đóng góp trung bình khoảng 2,5 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2017 – 2021.
Với BĐS, trái phiếu doanh nghiệp là một kênh quan trọng trong huy động vốn đầu tư. Thị trường này giúp giảm nhẹ rủi ro cho hệ thống tài chính và doanh nghiệp, nhất là trong giảm thiểu các rủi ro do sai lệch quá lớn về kỳ hạn và loại đồng tiền trong bảng cân đối kế toán – vốn là một nguyên nhân cốt yếu gây khủng hoảng tiền tệ Đông Á.
Video đang HOT
Phát triển thị trường chứng khoán, trong đó có trái phiếu doanh nghiệp giúp thúc đẩy tốt hơn tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, định giá tài sản/doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp, trong đó có quản trị rủi ro.
Do vậy, nếu thiếu thị trường trái phiếu và cổ phiếu hữu hiệu và lành mạnh, các ngân hàng thương mại sẽ phải “oằn mình” huy động và cho vay nền kinh tế, do vậy kéo theo những rủi ro về an ninh tài chính.
Một dòng vốn khá mới nhưng rất tiềm năng của BĐS đó là từ các quỹ đầu tư BĐS (REIT). Nói đơn giản, đây cũng là một hình thức sinh lợi từ BĐS nhưng thay vì mua sản phẩm là nhà đất thì nhà đầu tư lại mua chứng chỉ do Quỹ phát hành.
Ngoài việc thỏa mãn nhu cầu đầu tư BĐS, quỹ này là trung gian “góp nhặt” những nguồn vốn nhỏ lẻ để tạo thành dòng vốn lớn để tạo ra lợi nhuận, chia sẻ rủi ro nhờ tăng lợi thế theo quy mô và tính chuyên nghiệp và tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình cũng như các chuẩn mực tài chính, giám sát cao.
Đặc biệt, REIT ở trình độ cao sẽ thúc đẩy phát triển đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ, từ đó thúc đẩy thị trường BĐS, thị trường tài chính phát triển tích cực và lành mạnh hơn.
Củng cố, lành mạnh hóa các dòng vốn
Tuy nhiên, các dòng vốn cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong đó với trái phiếu doanh nghiệp chịu nhiều áp lực lạm phát, tâm lý e ngại, thậm chí hoảng sợ từ siết chặt cho vay tín dụng BĐS, phát hành trái phiếu vay nợ BĐS, cùng bắt giữ các doanh nghiệp sai phạm, đến lượt tác động ngược lên kết quả phát hành trái phiếu BĐS.
Hay với Quỹ REIT lại chịu phụ thuộc vào cơ chế hoạt động của quỹ, nên không tham gia đưa ra các quyết định trực tiếp. Mọi chiến thuật phụ thuộc vào Ban điều hành quỹ. Lợi nhuận bị hạn chế một phần do buộc phải tuân thủ nghiêm các quy định trong đầu tư và huy động vốn.
Tại Việt Nam, số lượng quỹ đầu tư BĐS đến nay chưa nhiều, với đa phần là của nước ngoài, hoạt động theo cơ chế huy động vốn từ thị trường nước ngoài rồi đầu tư vào BĐS ở Việt Nam, sau đó lại niêm yết ở nước ngoài.
Nhìn chung, phương châm cho phát triển các kênh đầu tư BĐS là củng cố, lành mạnh hóa các kênh hiện hữu như tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp BĐS và thúc đẩy mạnh hơn, gắn liền với lành mạnh hóa và giảm rủi ro các kênh mới hình thành và còn yếu như đầu tư qua các quỹ REIT.
Đối với các kênh như tín dụng và phát hành trái phiếu có thể siết chặt song không “dàn hàng ngang” mà tùy từng chủ thể phát hành cho vay, phân khúc thị trường để có sự điều tiết hữu hiệu, không bóp nghẹt hay gây sự hoảng loạn/lo sợ của nhà đầu tư trên diện rộng.
Trong ngắn hạn, cần phân lập và làm rõ các tổ chức phát hành trái phiếu, ngân hàng cho vay BĐS và dư nợ, tính chất các khoản vay ngân hàng, độ khả tín của tổ chức phát hành để tránh sự hoảng loạn mang tính hệ thống, nhất là khi thông tin chưa đủ minh bạch, cập nhật, với nhiều tin đồn “ác ý” và nhiều nhà đầu tư cá nhân có bản lĩnh đầu tư, kỹ năng đầu tư chứng khoán còn hạn chế.
Tiến tới, đối với các quỹ đầu tư BĐS cần nghiên cứu điều chỉnh, sửa đổi các quy định liên quan đến chuyển nhượng. Ví dụ, khoảng thời gian chuyển nhượng trong quỹ REIT hợp lý ngắn hơn, ví dụ chỉ cần 1 – 2 năm; cân nhắc tăng giới hạn vay cần phải lên đến 15%.
Điểm tên những khu vực thị trường địa ốc 'gãy sóng', nhà đầu tư bỏ cọc
Sau một thời gian giá đất tăng ảo, thị trường bất động sản một số khu vực rơi vào tình cảnh "gãy sóng", nhà đầu tư bỏ cọc.
Theo các chuyên gia, đây là hệ luỵ của thị trường địa ốc khi đã tăng trưởng quá nóng.
Khảo sát trên thị trường, giá bất động sản gần như không có dấu hiệu hạ nhưng làn sóng bỏ cọc của các nhà đầu tư đã xuất hiện. Hiện tượng này xảy ra ở các thị trường tỉnh, đã xảy ra cơn sốt giá trong khoảng thời gian ngắn.
(Ảnh minh hoạ)
Tại huyện Việt Yên, Bắc Giang, từng ghi nhận mức giá đất tăng chóng mặt lên tới 58 triệu đồng/m2 với lô đất nằm ở vị trí đắc địa. Mức giá trung bình của dự án đất nền dao động 22-26 triệu đồng/m2. Thời điểm trước, theo môi giới tên Tân kể lại, lúc sốt đất, đa phần các giao dịch chủ yếu thông qua đặt cọc sàn. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thị trường có dấu hiệu đi xuống, chững lại, một số nhà đầu tư đã bắt đầu bỏ cọc vì lo ngại tình trạng khó thoát hàng.
Anh Tân cho biết, hiện tượng bỏ cọc ban đầu chỉ diễn ra nhỏ lẻ, sau lượng người bỏ cọc ngày càng lớn. Lý giải sâu hơn về nguyên nhân nhà đầu tư bỏ cọc, anh Tân nhận định, có thể ban đầu thị trường khu vực này sốt nóng về giá do hai nguyên nhân, một là do thông tin các dự án bất động sản đổ bộ, quy hoạch đường xá và một số nhà đầu tư "tay to" cùng đội ngũ nhân viên thổi lên. Hai là tâm lý đổ tiền vào đất trong thời điểm dịch bệnh và lạm phát như hiện nay.
Thông qua lời nhân viên bán hàng, không ít nhà đầu tư rơi vào tâm lý "phải đầu tư đất, vì chỉ có đất mới sinh ra lợi nhuận". Đó là lý do mà khi môi giới vẽ lên hình ảnh như mua cọc để lướt cũng có lời, cọc sớm sẽ có suất ngoại giao, giá rẻ hơn so với mặt bằng trên thị trường, nhà đầu tư đều muốn xuống tiền. Tuy nhiên, khi thị trường có phần chững lại, một số nhà đầu tư nhận ra: "Kiếm lời không dễ như quảng cáo". Họ còn lo ngại tính pháp lý của dự án, tiến độ thực hiện dự án và nguy cơ chôn vốn nên chấp nhận bỏ cọc.
Theo anh Tân, ngoài hiện tượng một số nhà đầu tư bỏ cọc còn xuất hiện tình trạng nhà đầu tư rơi vào tình cảnh cọc với sàn nhưng sau cơn sốt, sàn "nhổ biển" rời đi mất. "Trước đó, một số nhà đầu tư muốn mua được dự án phải đi qua sàn giao dịch. Nhiều nhân viên môi giới sàn quảng cáo sẽ có suất ngoại giao, rẻ hơn so với thị trường. Nhà đầu tư ký, cọc trực tiếp với sàn. Sau cơn sốt, một số đơn vị sàn tháo biển rời đi, nhà đầu tư không liên hệ được với sàn để đòi khoản cọc".
Tại thị trường bất động sản Hải Dương, kịch bản nhà đầu tư bỏ cọc cũng được ghi nhận. Theo anh Trung, môi giới kiêm nhà đầu tư ở Hải Dương cho biết, tại Bình Giang cách đây ít tháng xuất hiện hiện tượng nhà đầu tư bỏ cọc. Anh Trung cho biết, khu vực Bình Giang xảy ra cơn sốt giá do thông tin dự án đổ về nhiều. Ngoài dự án bất động sản thì thông tin tuyến đường sẽ hoàn thành là đường trục Đông - Tây, trục Bắc - Nam huyện Thanh Miện, kết nối với đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long tại Bình Giang khiến cho bất động sản khu vực này tăng giá, nhà đầu tư cũng đổ bộ về nhiều.
"Hầu như xã nào cũng tiến hành đấu giá đất. Nhà đầu tư lúc đi cọc đông lắm. Nhưng sau thấy giá quá đắt, nhà đầu tư đều bỏ cọc vì nghĩ rằng khó kiếm lời được", anh Trung nói thêm.
Đất phân lô tại Bắc Giang.
Trước đó, theo báo cáo mới đây của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam ghi nhận, các dấu hiệu rõ nét của thị trường bất động sản là xuất hiện bong bóng cục bộ và giá cao nhưng khả năng thanh khoản thấp.
Các chuyên gia cho rằng, hệ luỵ của cơn sốt giá rất lớn. Đầu tiên, đó chính là hiện tượng nhà đầu tư "bỏ cọc" làm náo loạn thị trường. Thiệt hại sẽ thuộc về những nhà đầu tư đưa ra quyết định sai lầm. Song, điều này khiến cho các nhà đầu tư đến sau trở nên cẩn trọng quá mức. Vô tình, khu vực xảy ra sốt nóng khó thu hút được dòng tiền đầu tư do mức giá neo ở ngưỡng cao. Mặt khác, thị trường "gãy sóng" đến từ việc giá bất động sản đẩy lên quá cao. Các nhà đầu tư cũng đã thông thái trong quyết định xuống tiền vào bất động sản.
Đã đến lúc thị trường bất động sản phải thanh lọc? Theo các chuyên gia, một loạt tín hiệu cảnh báo về rủi ro trên thị trường địa ốc khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại. Nhưng nhìn xa hơn, thị trường bất động sản cần thanh lọc sau khoảng thời gian dài tăng trưởng nóng, để đi vào quỹ đạo ổn định. Nhà đầu tư lo ngại trước tín hiệu cảnh báo Sốt...