Đa dạng hóa các phương thức thu, nộp bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang dự thảo Đề án ủy thác thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nhằm đa dạng hóa các phương thức thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để phục vụ người tham gia ngày càng tốt hơn cũng như mở rộng đối tượng tham gia.
Theo dự thảo cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tổ chức thí điểm ủy thác cho Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, công tác thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành bảo hiểm xã hội. Với mục tiêu tăng trưởng bền vững số người tham gia, số thu các quỹ và đảm bảo quyền lợi của người tham gia, ngành Bảo hiểm xã hội đã chủ động xây dựng các văn bản quản lý, quyết liệt cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức trong việc quản lý, khai thác đối tượng tham gia và đôn đốc thu, nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được, công tác thu còn có một số vấn đề cần phải khắc phục. Đặc biệt, trong bối cảnh ngành bảo hiểm xã hội đang tích cực đổi mới, cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách… thì việc nghiên cứu, triển khai “Đề án ủy thác thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế” là hết sức cần thiết và cấp bách.
Theo Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Trần Đình Liệu, việc ủy thác thu phải được hiểu đúng là ủy thác một phần hoạt động thu trong cả quá trình thực hiện công tác thu, chứ không phải là cả quá trình thực hiện. Về cơ bản, Bảo hiểm xã hội Việt Nam vẫn là đầu mối thực hiện và có trách nhiệm thực hiện công tác thu và quản lý thu, giải quyết các chế độ, đảm bảo mọi quyền lợi của các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Theo dự thảo, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ tổ chức thí điểm ủy thác cho đơn vị nhận ủy thác, chỉ định Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thực hiện trong 3 năm, từ 2020 – 2022 và triển khai toàn diện từ năm 2023.
Theo ANTD
Ngành Bảo hiểm xã hội: Nỗ lực tập trung 4 nhiệm vụ trọng tâm
8 tháng đầu năm 2019, số liệu từ ngành Bảo hiểm xã hội cho thấy, số người tham gia bảo hiểm xã hội đạt khoảng 15,08 triệu người, trong đó bảo hiểm xã hội bắt buộc là 14,56 triệu người, bảo hiểm xã hội tự nguyện là 437 nghìn người.
Thông tin tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả công tác 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2019, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, 8 tháng đầu năm, số người tham gia bảo hiểm y tế là 85,14 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ đạt 89,7% dân số.
Hà Nội tăng cường thanh tra tới doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Ảnh: B.D
Toàn quốc đã cấp được 14,9 triệu sổ bảo hiểm xã hội, đạt tỷ lệ 99,4% trên tổng số đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, cấp 85,14 triệu thẻ bảo hiểm y tế. Số lượng sổ bảo hiểm xã hội đã thực hiện rà soát, bàn giao trên toàn quốc là 13.475.392 sổ, đạt 99,395 trên tổng số lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải trả sổ bảo hiểm xã hội.
8 tháng đầu năm, toàn ngành thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp 228.998 tỷ đồng, đạt 63,6% so với kế hoạch năm 2019. Tổng số nợ phải tính lãi (từ 1 tháng trở lên) của Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố khoảng 7.043 tỷ đồng, bằng 1,85% so với kế hoạch thu giao năm 2019.
Tại thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Hòa - Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội cho biết: Đến hết tháng 8/2019, thành phố đã hoàn thành tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội bắt buộc đạt 96% kế hoạch. Trong phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện, thành phố đã tổ chức 542 hội nghị tuyên truyền mang lại kết quả tích cực và đặt mục tiêu hết năm 2019, mỗi xã có ít nhất 25 người tham gia loại hình bảo hiểm này.
Tuy nhiên, ông Hòa cũng cho hay, hiện nay, tình hình nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn cao. Bảo hiểm xã hội Thành phố đang tập trung đẩy mạnh thanh tra chuyên ngành, đột xuất và phối hợp xử lý hình sự các đơn vị có số nợ lớn, kéo dài...
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Trần Đình Liệu ghi nhận những kết quả 8 tháng đầu năm cơ bản hoàn thành những chỉ tiêu nhiệm vụ mà ngành đã đặt ra. Đặc biệt, công tác phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt kết quả vượt bậc. 8 tháng đầu năm 2019, số người tăng mới gần bằng cả 10 năm thực hiện chính sách này.
Về bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong tháng 8/2019 tăng hơn 102 nghìn người, khởi sắc so với những tháng trước. Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin tiếp tục mang lại hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ, phục vụ người tham gia...
Ghi nhận nỗ lực của toàn ngành trong việc phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện với kết quả khả quan, tuy nhiên, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Minh đề nghị toàn ngành cần tiếp tục phấn đấu đạt chỉ tiêu bảo hiểm xã hội tự nguyện ở mức cao nhất, không tự thoả mãn với thành tích đạt được. Con số phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ là minh chứng rõ ràng nhất về hiệu quả triển khai thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW.
Về nhiệm vụ của ngành trong 4 tháng cuối năm, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Minh đề nghị toàn ngành cần tập trung 4 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: Phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; giảm nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và rà soát, cập nhật dữ liệu hộ gia đình.
Theo Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Minh: Trong phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bảo hiểm xã hội các địa phương cần bám sát vào dữ liệu chia sẻ từ ngành Thuế để tiếp cận, tuyên truyền, vận động với mục tiêu là phải hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu này.
Trong giảm nợ đọng, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố phải tăng cường công tác thanh tra đột xuất, thanh tra chuyên ngành và phối hợp xử lý hình sự các đơn vị vi phạm; cán bộ chuyên quản thu phải bám sát cơ sở, thường xuyên thông tin về tình hình nợ đọng cho doanh nghiệp để đôn đốc, nhắc nhở.
Về quản lý quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, Hệ thống Thông tin giám định bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thống kê chi tiết tình hình sử dụng quỹ của từng cơ sở y tế theo tháng, theo quý, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố cần theo sát nguồn dữ liệu này để thông báo, tổ chức giám định chuyên đề, thanh tra, kiểm tra khi phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Đồng thời cũng cần kết hợp giữa giám định điện tử và giám định tại chỗ để kiểm soát tốt nguồn dữ liệu thực tế và dữ liệu được đưa lên Hệ thống. Với công tác rà soát, cập nhật dữ liệu hộ gia đình, các địa phương phải đẩy nhanh tiến độ, tăng cường phối hợp với ngành Bưu điện để hoàn thành, đảm chất lượng thông tin trước ngày 1/10/2019.
B.Duy
Theo LĐTĐ
Chi khám chữa bệnh BHYT vượt dự toán ở nhiều địa phương Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, có những tỉnh, tỷ lệ người bệnh vào điều trị nội trú cũng tăng cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2018; bên cạnh đó việc quản lý và thanh toán đối với các bệnh mạn tính tại cơ sở khám chữa bệnh không đúng quy định là một trong những nguyên nhân gây...