Đa dâm có gây ra “bại thận”?
Quan hệ tình dục không an toàn có thể gây viêm nhiễm không chỉ ở cơ quan sinh dục mà còn gây viêm nhiễm ngược dòng lên đường tiết niệu.
Ảnh minh họa
Khi hệ tiết niệu bị bệnh, đặc biệt là thận, những chất gây độc hại không được thải loại, huyết áp tăng cao, cơ thể sẽ mệt mỏi, thể chất và tinh thần bị ảnh hưởng, cảm hứng tình dục cũng vì thế mà giảm đi.
Cơ thể bao gồm nhiều cơ quan, hệ thống tất cả là một khối thống nhất, tất cả đều có mối quan hệ rất chặt chẽ, ảnh hưởng trực tiếp qua lại lẫn nhau. Thận – là cơ quan thuộc hệ tiết niệu nằm ở hố thắt lưng, cạnh cột sống. Các chất độc hại như Urea, Creatinine, Acid Uric. Bilirubin … sinh ra trong quá trình chuyển hóa theo máu đến thận được thanh lọc, đào thải cùng với nước theo niệu quản xuống bàng quang, rồi theo niệu đạo ra ngoài cơ thể.
Đau mỏi vùng thận
Cột sống thắt lưng có cấu tạo cong về phía trước, là nơi chịu nhiều trọng lực của cơ thể, phía sau là hai khối cơ lưng to, sức co kéo rất lớn. Đau vùng lưng, thắt lưng là triệu chứng của rất nhiều bệnh thuộc đốt sống, dây chằng đĩa đệm, dây thần kinh và một số cơ quan lân cận như thận, tiết niệu. Hành vi quan hệ tình dục bao gồm sự tăng cường hoạt động của hệ tim mạch, hô hấp, thần kinh, nội tiết, và hệ vận động. Tuy nhiên các cơ quan hệ thống đều có sự hồi phục nhanh chóng sau thời gian thư giãn.
Đối với hệ thống cơ, xương, khớp thường được hồi phục chậm hơn và gây nên hiện tượng đau mỏi vùng lưng, thắt lưng. Đối với những trường hợp có quan hệ tình dục nhiều hơn bình thường và không an toàn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiết niệu – một hệ thống có quan hệ gần gũi hơn về giải phẫu, dễ gây viêm nhiễm thận, tiết niệu, chính vì lẽ đó mà dân gian có quan niệm “đa dâm bại thận”
Video đang HOT
Những ảnh hưởng của hệ tiết niệu đến hoạt động tình dục
Hoạt động tình dục chịu sự ảnh hưởng rất lớn của yếu tố thể chất, tinh thần và xã hội riêng của từng cá thể. Khi hệ tiết niệu bị bệnh, đặc biệt là thận, những chất gây độc với cơ thể không hoặc ít được đào thải, nồng độ các chất Urê, Creatinine, Bilirubin …. tăng cao trong máu, huyết áp tăng cao, cơ thể sẽ mệt mỏi, đau đầu trong khi đó lại xuất hiện nhiều chất lẽ ra không được xuất hiện trong thành phần nước tiểu như tế bào máu, Protein, đường …
Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ, bệnh thận, tiết niệu có biểu hiện đau âm ỉ vùng thắt lưng, tiểu tiện buốt dắt, đi nhiều lần về đêm, nước tiểu đỏ, vàng hay tiểu đục, ứ nước dưới da gây phù. Bệnh thận, tiết niệu có thể là cấp tính, nếu không được phát hiện điều trị đúng và tích cực, bệnh sẽ trở thành mãn tính và có thể dẫn đến suy thận. Hệ tiết niệu bị tổn thương thực thể, sức khỏe thể chất bị ảnh hưởng, tinh thần không thể thoải mái, cảm hứng tình dục cũng vì thế mà giảm đi rõ rệt, người xưa có câu “nữ sợ thương tâm, nam sợ thương thận”. Mặt khác những thuốc nội tiết dùng trong điều trị bệnh tiểu đường, thuốc lợi tiểu, hạ huyết áp … đều có ảnh hưởng không tốt đến quan hệ tình dục.
Cần kiêng quan hệ tinh dục trong những trường hợp có dấu hiệu phù nặng ở ngực, bụng và hai chi dưới; có triệu chứng cao huyết áp nặng, đau đầu chóng mặt; nước tiểu chứa nhiều Protein; giai đoạn cấp tính của viêm thận; đợt cấp tính của viêm bể thận mãn, ngoài ra trong những giai đoạn bệnh ổn định, cần hạn chế số lần quan hệ tình dục.
Thận, tiết niệu cũng như các hệ thống khác trong cơ thể đều có ảnh hưởng đến hoạt động tình dục. Tuy nhiên ở người có sắc dục lớn hơn bình thường cũng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh thận, nếu đó là những lần quan hệ tình dục đảm bảo vệ sinh và an toàn. Ngược lại những người mắc bệnh suy giảm chức năng tình dục không nhất thiết phải có kèm theo bệnh “thận hư” hay “bại thận”. Dùng thuốc bổ thận, không làm cho người ta “cường dương”, quan niệm “ăn gì bổ nấy” cũng không được khoa học công nhận.
Theo VNE
Lo nhiễm HIV sau quan hệ tình dục không an toàn
Gần 4 tháng trước em quan hệ tình dục không an toàn. Nghi ngờ có khả năng bị nhiễm HIV, hôm nay em đã đi xét nghiệm máu ở bệnh viện đa khoa tỉnh.
Xét nghiệm theo phương pháp nhanh, kỹ thuật xét nghiệm SD Bioline. Kết quả là "Chưa phát hiện có kháng thể kháng HIV ". Từ đó tới nay em chưa có biểu hiện gì của bệnh HIV cả. Xin hỏi sau gần 4 tháng em mới đi xét nghiệm và kết quả như trên đã chính xác chưa, em có phải đi xét nghiệm lại nữa không. Cám ơn bác sĩ - ( Hoàng Văn Hùng).
Ảnh minh họa: Sling.
Trả lời:
Mối lo ngại của bạn liên quan đến hiểu biết về "giai đoạn cửa sổ", một khái niệm thường nghe thấy trong các tài liệu truyền thông về dự phòng lây nhiễm HIV. Tôi xin nói rõ một chút về khái niệm này như sau:
Xét nghiệm HIV thường dùng nhằm kiểm tra sự hiện diện của kháng thể (một dạng protein do cơ thể tạo ra phóng thích vào máu) chứ không phải phát hiện virus HIV trong cơ thể. Sau khi bị virus HIV xâm nhập, cơ thể phải mất một thời gian mới tạo được kháng thể chống lại HIV. Nói cách khác, nếu làm xét nghiệm trong khoảng thời gian từ lúc virus xâm nhập cho đến khi cơ thể sản sinh được đủ lượng kháng thể thì kết quả có thể âm tính trong khi người làm xét nghiệm đã bị nhiễm HIV rồi.
Thời gian "lưng chừng" trên được gọi là giai đoạn cửa sổ. Giai đoạn này dài hay ngắn tùy từng người và phụ thuộc vào từng loại xét nghiệm. Song nhìn chung, thời kỳ cửa sổ kéo dài trung bình dao động trong khoảng 6 tuần đến 3 tháng, rất ít trường hợp kéo dài hơn.
Do vậy, kết quả xét nghiệm "không phát hiện kháng thể kháng HIV" thường đồng nghĩa với câu trả lời "bạn không nhiễm HIV tính từ thời điểm 3 tháng trở về trước". Nếu bạn vẫn có hành vi nguy cơ trong vòng 3 tháng đến khi xét nghiệm, thì tình trạng nhiễm có thể không thể hiện trên kết quả này.
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán HIV âm tính, nghĩa là người đó không nhiễm HIV thì cần hội đủ những điều kiện sau:
- Hai lần xét nghiệm âm tính liên tiếp cách nhau ít nhất 3 tháng và không có hành vi nguy cơ nào trong khoảng thời gian giữa 2 lần xét nghiệm đó.
- Chỉ cần một lần xét nghiệm âm tính, cách lần gần nhất có hành vi nguy cơ là 3 tháng.
Như vậy, tình huống của bạn, kết quả xét nghiệm âm tính cách lần gần nhất có hành vi nguy cơ đã trên 3 tháng, bạn đã đủ tiêu chuẩn chẩn đoán là "không nhiễm HIV"
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn lo lắng nên đi xét nghiệm HIV lần nữa. Vì theo khuyến cáo, nếu một người hay bạn tình của họ có hành vi nguy cơ thì nên làm xét nghiệm HIV thường xuyên, định kỳ ít nhất 6 tháng một lần.
Tôi cũng xin nói thêm, nếu có điều kiện, bạn nên làm thêm các xét nghiệm để tầm soát các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục khác. Cụ thể là xét nghiệm máu để tầm soát giang mai, viêm gan siêu vi B, C, bệnh lậu và Chlamydia không triệu chứng. Các bệnh này cũng nguy hiểm không kém so với HIV.
Thân ái!
Theo VNE
Đa dâm có gây "bại thận" không? Mọi quan hệ tình dục không đảm bảo vệ sinh, không an toàn đều có thể gây viêm nhiễm. Không chỉ viêm nhiêm ở cơ quan sinh dục mà còn gây viêm nhiễm ngược dòng lên đường tiết niệu. Khi hệ tiêt niệu bị bệnh, đặc biệt là thận, những chất gây độc hại không được thải loại, huyết áp tăng cao, cơ...