Đá cuội kể chuyện
Từ những viên đá cuội ven bờ suối, cô gái trẻ ở Quảng Nam đã biến chúng thành những bức tranh sinh động, mỗi tác phẩm là một câu chuyện đời thực được gửi gắm.
Nguyễn Ly Na sáng tạo những bức tranh từ viên đá cuội – MẠNH CƯỜNG
Nguyễn Ly Na (24 tuổi, ngụ xã Bình Lâm, H.Hiệp Đức, Quảng Nam) tốt nghiệp ngành giáo dục mầm non, Trường ĐH Quảng Nam năm 2017, sau đó gắn bó với lớp năng khiếu (múa) của thiếu nhi. Càng đi sâu vào thế giới tuổi thơ đầy sắc màu, Na bắt đầu tìm tòi, sáng tạo trò chơi mới mẻ, thú vị để tạo niềm vui sau mỗi giờ học.
Ở vùng quê nhiều sông suối, cô giáo trẻ phát hiện nhiều viên đá cuội với hình thù ngộ nghĩnh. Từ những viên đá vô tri, qua bàn tay tô vẽ, sắp đặt của Na, bất ngờ trở nên có hồn và sinh động. Những bức tranh đá ra đời từ đó…
Vào ngày nghỉ, Na thường về quê theo cha đi khắp các con suối tìm, lựa từng viên sỏi, viên đá đem về rửa sạch, cho vào từng hũ nhỏ. Khi ý tưởng về chủ đề của mỗi bức tranh hoàn thành, Na phác họa trên giấy cứng, rồi đính đá sỏi lên (dán bằng keo silicon). Để bức tranh hoàn thiện, Na dùng cọ hoặc bút dạ điểm thêm màu. Theo Na, ngoài kỹ năng vẽ và phối màu, tranh đá cần đến nghệ thuật sắp đặt, lắp ghép kết hợp đá sỏi với các nguyên liệu khác. “Hoàn thành một bức tranh mất 1 – 2 ngày, có khi cả tuần. Bởi không phải tìm được đá là vẽ ra liền mà còn tùy thuộc vào nội dung, cảm xúc người vẽ”, cô giáo trẻ nói.
Ban đầu, Na tạo ra những bức tranh đá cuội chủ yếu để thỏa niềm đam mê. “Mỗi bức tranh mình vẽ ra mang một câu chuyện của bản thân tích góp từ đời sống thực hay từng bắt gặp”, Na tâm sự. Khi được tặng tranh, một người bạn đã chụp ảnh đăng lên Facebook và nhiều người thấy thích, liên hệ đặt mua.
Khi đặt vẽ tranh, khách hàng cung cấp “nội dung”, nhiệm vụ của Na là thể hiện. Mỗi bức tranh Na bán với giá 200.000 – 500.000 đồng, tùy vào kích thước, độ phức tạp hoặc theo yêu cầu của khách. “Để tranh có hồn, đầy đủ câu chuyện muốn gửi gắm thì mình phải đặt vào vị trí của nhân vật để thấu hiểu hoàn cảnh, từ đó tạo ra một bức tranh sinh động, ẩn chứa nhiều ý nghĩa”, Na trải lòng.
Cầm khung hình có 3 người nắm tay nhau dạo bước, Na bảo đây là tấm hình cô tâm đắc nhất, bởi đằng sau không gian ấm áp kia là cả ước mơ của tác giả lẫn nhân vật đã khắc họa. “Bạn tôi là người đồng tính. Tôi vẽ bức tranh này muốn “hướng”: suy nghĩ của mọi người thấu hiểu, sẻ chia với những khó khăn mà người đồng tính đang đối diện trong thế giới của chúng ta”, Na giải thích thêm.
Tỉ mẩn, cẩn thận chọn từng viên đá, màu sắc sao cho sản phẩm bắt mắt, vì thế tranh của Na mới lạ và riêng biệt. Mỗi bức tranh ra đời, niềm đam mê của cô được tiếp nối…
Video đang HOT
Tổ hợp xét tuyển ĐH phải có ít nhất một trong hai bài thi Toán, Ngữ văn
Đó là một trong những điểm mới của Dự thảo Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng, ngành Giáo dục Mầm non mà Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý.
Một ngành không được sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp bài thi/môn thi để xét tuyển
Về nguyên tắc lựa chọn tổ hợp các bài thi/môn thi để xét tuyển, Dự thảo yêu cầu thực hiện theo nguyên tắc:
Sử dụng kết quả của 3 bài thi/môn thi, trong đó có ít nhất một trong hai bài thi Toán, Ngữ văn để xét tuyển.
Các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của ngành đào tạo; không sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp bài thi/môn thi để xét tuyển cho một ngành (những tổ hợp chỉ thay đổi các ngoại ngữ khác nhau được coi là một tổ hợp).
Thủ trưởng cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về quy trình, cơ sở xác định tổ hợp tuyển sinh;
Đối với các trường, ngành có thi năng khiếu, sử dụng kết quả của 3 bài thi/môn thi, trong đó, có ít nhất một bài thi/môn thi Toán hoặc Ngữ văn kết hợp với kết quả thi năng khiếu để xét tuyển.
Tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo, các trường có thể quy định bài thi/môn thi chính được nhân hệ số khi xét tuyển.
Các trường đại học tự xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng
Về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, căn cứ kết quả của kỳ thi THPT, Bộ GDĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên, các ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề trình độ ĐH; ngành Giáo dục Mầm non trình độ CĐ.
Đối với các ngành khác, các trường tự xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định.
Cụ thể: căn cứ phương thức tuyển sinh, các trường xác định và công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trong Đề án tuyển sinh, riêng nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên do Bộ GDĐT quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào;
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do các trường quy định phải đảm bảo chất lượng nguồn tuyển sinh. Thủ trưởng cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về quy trình, cơ sở xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào với Bộ GDĐT và xã hội.
Quy chế tuyển sinh phải đề cao trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, việc sử dụng các bài thi KHTN và KHXH trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT là hướng tới mục tiêu đánh giá toàn diện học sinh, khắc phục tình trạng học lệch trong một bộ phận học sinh.
Bên cạnh đó, để phù hợp với mục đích của kỳ thi nghiệp THPT, ban đầu Bộ GDĐT chủ trương không tách và chấm các môn thành phần trong các bài thi KHTN và KHXH mà chỉ tính một đầu điểm của từng bài thi này.
Tuy nhiên, trước nhu cầu thực tế của công tác tuyển sinh trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, học sinh đã học và ôn tập theo các môn để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.
Để tạo thuận lợi cho học sinh, không gây tâm lý lo lắng cho các em và phụ huynh, Bộ GDĐT quyết định, trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, bài thi KHTN và KHXH tính một đầu điểm để xét tốt nghiệp nhưng vẫn được chấm và công bố điểm các môn thi thành phần.
Quy định này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các trường ĐH, CĐ tuyển sinh.
Bộ trưởng Nhạ, đề nghị các Đại học, trường đại học, học viện, cao đẳng cần tính toán thận trọng phương án tuyển sinh, không gây hoang mang, lo lắng cho học sinh.
"Tôi đang chỉ đạo xây dựng quy chế tuyển sinh đảm bảo tinh thần thực hiện tự chủ đại học nhưng phải đề cao trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch và chia sẻ với những khó khăn của học sinh, phụ huynh trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề của bệnh dịch Covid-19" - Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 dự kiến sẽ gồm 03 bài thi độc lập (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 02 bài thi tổng hợp KHTN và bài thi tổng hợp KHXH.
Trong đó, Bài thi KHTN gồm tổ hợp của 03 môn Vật lí, Hóa học và Sinh học; Bài thi KHXH đối với thí sinh THPT gồm tổ hợp của 03 môn Lịch sử, Địa lí và Giáo dục công dân; đối với thí sinh GDTX gồm tổ hợp của 02 môn Lịch sử, Địa lí.
Thí sinh THPT phải thi 03 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 01 bài thi tự chọn KHTN hoặc KHXH.
Thí sinh GDTX phải thi 02 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn và 01 bài thi tự chọn KHTN hoặc KHXH. Các bài thi Toán, Ngoại ngữ, KHTN và KHXH thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan.
Mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng; thí sinh làm bài thi trên Phiếu trả lời trắc nghiệm (Phiếu TLTN).
Kết quả làm bài của thí sinh trên Phiếu TLTN được chấm bằng phần mềm máy tính do Bộ GDĐT cung cấp.
Bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận.
Mỗi bài thi tổng hợp được chấm chỉ với 01 đầu điểm (không có điểm các môn thành phần như đối với bài thi tổ hợp trong kỳ thi THPT quốc gia những năm trước đây).
Khám phá vẻ đẹp kiêu sa Ba Hòn Đầm - Kiên Giang Ba Hòn Đầm thuộc Quần đảo Bà Lụa, ấp Hòn Ngang, xã Sơn Hải, huyện Kiên Lương (Kiên Giang) với bãi cát trắng mịn trải dài khoảng 300m được che mát bởi rừng dừa xanh mướt và những bãi đá cuội xinh xắn. Ba Hòn Đầm nơi được mệnh danh là "Vịnh Hạ Long" của Phương nam với bãi biển cát trắng mịn...