Đã có trường hợp tử vong do kiến lửa đốt, hãy làm theo hướng dẫn này để sơ cứu kịp thời!
Vết đốt của kiến lửa có thể trở nên nghiêm trọng, đặc biệt với cơ địa người bị dị ứng. Khi vết đốt của kiến lửa tạo nên phản ứng dị ứng, nạn nhân có nguy cơ bị dị ứng toàn thân với hiện tượng nổi mề đay…
Kiến lửa đốt không nguy hiểm nhưng coi chừng biến chứng và nguy cơ để lại sẹo xấu
Vào những ngày thời tiết mùa hè ẩm ướt như hiện nay, những loại côn trùng gây bệnh lại được dịp phát triển. Kiến lửa cũng không ngoại trừ. Kiến lửa có rất nhiều ở nước ta, vết đốt của kiến lửa bình thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, ngoại trừ một số ca hi hữu.
Vào năm 2016, ở Mỹ đã có ghi nhận trường hợp bè mẹ 2 con Kalyn Rolan, 29 tuổi, sống ở bang Alabama – Mỹ đang ngồi trên đống cỏ khô để lo hậu sự cho mẹ thì bị đàn kiến lửa tấn công. Mặc dù ngay lập tức được chồng chụp lấy và cố gắng cởi hết quần áo nhưng cô vẫn không thể qua khỏi. Điều đó nói nên rằng bạn không nên chủ quan, dù cho chỉ là chuyện kiến lửa đốt. Cảm giác nhói buốt dai dẳng thật sự là một điều rất kinh khủng.
Vết đốt của kiến lửa bình thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cảm giác nhói buốt dai dẳng thật sự là một điều rất kinh khủng.
Theo BS Vũ Văn Khang (chuyên Da liễu, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Phong, Hà Nam), nọc của một số loài kiến lửa có thể gây ra những triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, thở gấp hay sốc… phụ thuộc vào hệ miễn dịch của người bị đốt. Nếu vết cắn bị rộp thì không được chọc vỡ mà phải lấy miếng gạc đặt nhẹ lên vì nếu vết rộp vỡ có thể dẫn tới nhiễm trùng. Do đó, khi bị kiến lửa đốt nhất định không được chủ quan.
“Vết đốt của kiến lửa có thể trở nên nghiêm trọng, đặc biệt với cơ địa người bị dị ứng. Khi vết đốt của kiến lửa tạo nên phản ứng dị ứng, nạn nhân có nguy cơ bị dị ứng toàn thân với hiện tượng nổi mề đay, phù nề môi, mắt, hầu họng, thanh quản, co thắt phế quản, nặng nhất là sốc phản vệ. Nếu không được sơ cứu kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng và điều này đã có ghi nhận trường hợp. Do đó khi sơ cứu cần hết sức cẩn trọng, tránh những biến chứng không mong muốn”, chuyên gia khẳng định.
Vết đốt của kiến lửa có thể trở nên nghiêm trọng, đặc biệt với cơ địa người bị dị ứng.
Xử lý đúng cách khi bị kiến lửa đốt
Các trường hợp bị kiến lửa đốt hầu như đều do chúng ta vô tình giẫm lên hoặc ngồi lên tổ kiến lửa mà không hay biết, vô tình kích động chúng tấn công. Nếu thấy có cảm giác kiến cắn, đầu tiên bạn cần phải đứng dậy, rời khỏi khu vực đó càng nhanh càng tốt. Sau đó nhanh chóng giũ kiến ra khỏi người, nhanh chóng bắt từng con con một và ném xuống đất. Lưu ý, kiến lửa có hàm răng dưới có khả năng bám chặt nên việc giũ một phát có thể làm kiến vẫn chưa rơi khỏi cơ thể bạn. Nếu quần áo có nhiều kiến lửa bám, tốt nhất bạn nên cởi bỏ thay bộ khác ngay.
Sau đó, bạn có thể làm theo những bước sau để nhận biết và điều trị tình trạng kiến lửa cắn:
Video đang HOT
Các trường hợp bị kiến lửa đốt hầu như đều do chúng ta vô tình giẫm lên hoặc ngồi lên tổ kiến lửa mà không hay biết, vô tình kích động chúng tấn công.
- Quan sát triệu chứng kiến lửa đốt. Nếu xuất hiện sưng, đau và thêm những triệu chứng như nổi mề đay, ngứa ở vùng da khác ngoài chỗ kiến đốt, buồn nôn, tiêu chảy, cảm giác thắt ngực, khó thở, sưng họng, lưỡi và môi, chóng mặt, ngất… thì chứng tỏ bạn đã bị dị ứng do kiến lửa đốt.
- Tìm liệu pháp điều trị: Phản ứng dị ứng sẽ được điều trị bằng thuốc epinephrine, kháng histamine hoặc steroid tại bệnh viện để ổn định các triệu chứng.
Trong trường hợp bị kiến lửa đốt đơn thuần, bạn nhanh chóng thực hiện theo những bước sau:
- Nâng cao khu vực bị kiến lửa đốt. Điều này sẽ giúp giảm sưng hiệu quả.
- Rửa vết kiến lửa đốt bằng nước xà phòng thật nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn, đất cát.
- Chườm gạc mát lên vùng da tổn thương để giảm sưng, giảm tê vùng bị đốt.
- Uống thuốc kháng histamine hoặc bôi kem hydrocortisone.
Kiến lửa đốt có nguy cơ gây dị ứng như nổi mề đay.
- Khi xuất hiện những vết phồng rộp không được làm vỡ để tránh nhiễm trùng. Những vết phồng rộp thường xuất hiện sau 1 ngày bị kiến lửa đốt, tạo thành một mụn mủ nhỏ do hoại tử tổ chức, cần lưu ý không làm vỡ mụn mủ này để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Nếu chẳng may bị vỡ hay rửa sạch bằng nước xà phòng kháng khuẩn, theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu xuất hiện mủ, nhiễm trùng, vùng da bị kiến lửa đốt chuyển màu hãy đến chuyên khoa da liễu ngay để được điều trị kịp thời.
Ngoài những cách xử lý trên, BS Khang lưu ý bạn có thể bôi kem đánh răng, lô hội lên khu vực bị kiến lửa đốt cũng làm dịu cơn đau hiệu quả. Để phòng tránh kiến lửa đốt hãy quan sát kỹ trước khi ngồi, đứng hoặc đặt túi, đồ dùng cá nhân… vào khu vực tổ kiến lửa.
Theo Helino
Chẳng may bị dị ứng thực phẩm cần phải làm gì ngay để ngăn chặn kịp thời?
Dị ứng thực phẩm có thể gây nên những phiền toái đáng sợ như nổi mề đay, ngứa ngáy, khó chịu khắp người, thậm chí gây nên những thương tổn cho làn da. Làm thế nào để sơ cứu đúng cách kịp thời?
Dị ứng thực phẩm - Nỗi ám ảnh trong cuộc sống hiện đại
Với sự phát triển của ngành công nghệ thực phẩm, rất nhiều món ăn mới được ra đời nhằm đáp ứng khẩu vị đa dạng cùng nhu cầu thưởng thức của nhiều người. Thực phẩm mới có thể rất ngon miệng và bổ dưỡng nhưng đó đôi khi cũng là con dao 2 lưỡi. Đối với nhiều người rất có thể phải đối đầu với chứng dị ứng thực phẩm ngay sau khi ăn hoặc vài giờ sau khi tiêu thụ.
Dị ứng thực phẩm ảnh hưởng đến 6 - 8% ước tính của trẻ em dưới 3 tuổi, và khoảng 4% người lớn. Dị ứng thực phẩm rất dễ bị nhầm lẫn với tình trạng không dung nạp thức ăn, cũng tạo sự khó chịu với người bệnh. Không dung nạp thức ăn là tình trạng sức khỏe ít nghiêm trọng, không liên quan đến hệ thống miễn dịch.
Dị ứng thực phẩm ảnh hưởng đến 6 - 8% ước tính của trẻ em dưới 3 tuổi, và khoảng 4% người lớn.
Hiện nay, mùa đi biển đang diễn ra, nhiều người rất có thể mắc phải chứng dị ứng do ăn hải sản, đồ ăn lạ... trong các chuyến đi chơi, đi du lịch. Do đó, việc ăn uống làm sao để tránh ngộ độc, tránh bị dị ứng, hoặc khi bị dị ứng thực phẩm phải làm thế nào là những vấn đề chúng ta cần tự trau dồi kỹ năng sống để bảo vệ chính mình và người thân.
Theo PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm), với những loại thức ăn khác nhau sẽ gây ra tình trạng dị ứng cho từng lứa tuổi khác nhau. Trong đó, sữa, trứng gà và đậu phộng là tác nhân gây dị ứng hàng đầu cho trẻ em. Đồ hải sản như nghêu sò, cá biển... thì hay gây dị ứng cho người lớn.
"Thông thường, dị ứng thực phẩm thường xảy ra ngay trong lần đầu tiên ăn. Biểu hiện của dị ứng thực phẩm là nổi mề đay ở da, đỏ bừng mặt, phù mạch, nếu bị bệnh chàm thì tình trạng sẽ trở nên nặng nề hơn", PGS.TS Trần Đáng cho biết.
Với những loại thức ăn khác nhau sẽ gây ra tình trạng dị ứng cho từng lứa tuổi khác nhau.
Nhiều trường hợp bệnh nhân bị dị ứng thực phẩm nặng hơn thì sẽ có thêm những biểu hiện như nôn ói, đau quặn bụng, tiêu chảy rất dễ nhầm lẫn với tình trạng rối loạn tiêu hóa hay nhiễm độc thức ăn. Các biểu hiện về hô hấp thường nặng hơn như viêm mũi dị ứng, viêm phế quản dạng hen và phù nề thanh quản gây khó thở nhiều khi rất dữ dội. Nặng hơn nữa, bệnh nhân có thể bị sốc phản vệ, tử vong nhanh chóng.
Trong một số trường hợp, dị ứng thực phẩm có biểu hiện mơ hồ như chán ghét thức ăn, thay đổi khí sắc sau khi ăn. Tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ, lâu ngày dẫn đến suy dinh dưỡng. Do đó, cha mẹ cần hết sức chú ý để đưa con đi thăm khám bác sĩ dinh dưỡng, tránh để lâu ngày sẽ rất nguy hiểm.
Thông thường, dị ứng thực phẩm thường xảy ra ngay trong lần đầu tiên ăn.
Sơ cứu đúng cách khi bị dị ứng thực phẩm, tránh biến chứng nguy hiểm
Theo PGS.TS Trần Đáng, nếu phát hiện nạn nhân có những biểu hiện của dị ứng thực phẩm, bạn cần nhanh chóng thực hiện theo những bước sau:
- Dừng ngay thực phẩm đang dùng để tránh biến chứng có thể xảy ra.
- Lấy một thìa bột vitamin C hòa chung với một ly nước và uống. Nếu tình trạng không suy giảm sau 15 phút cần nhanh chóng dùng các thuốc chống axít như maalox, kreamin-S.
- Sau bước này tình trạng dị ứng thực phẩm vẫn không thuyên giảm thì bạn cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Biểu hiện của dị ứng thực phẩm là nổi mề đay ở da, đỏ bừng mặt, phù mạch, nếu bị bệnh chàm thì tình trạng sẽ trở nên nặng nề hơn.
- Nếu các triệu chứng bệnh thuyên giảm, ngay lập tức cần liệt kê những thực phẩm bạn đã ăn trong ngày để tìm ra thực phẩm gây dị ứng, từ đó tránh ăn để phòng ngừa bệnh tái phát.
Lưu ý: Với người có tiền sử dị ứng thực phẩm, cần lưu ý khi lựa chọn thực phẩm, xem kỹ thành phần thực phẩm và các chất phụ gia được ghi trên nhãn mác trước khi mua và cũng cần mang theo thuốc chống dị ứng để có thể tự điều trị kịp thời. Để phòng tránh dị ứng thực phẩm cần hết sức cẩn trọng khi có ý định ăn thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia, hải sản, bơ lạc, đậu phộng, cẩn trọng thực phẩm gây dị ứng, mề đay...
Theo Helino
Trồng cây đinh lăng "thần dược" để chữa bách bệnh, chặn khí xấu, hút tài lộc Cây đinh lăng từng được danh y Hải Thượng Lãn Ông gọi là "nhân sâm của người nghèo" với những tác dụng chữa bệnh thần kỳ và ý nghĩa phong thủy đặc biệt với gia chủ. Cây đinh lăng hay cây gỏi cá là một loại cây cảnh quen thuộc với người Việt Nam, có tác dụng như một loại "thần dược" trị...