Đã có thể chạy Windows 10 trên Raspberry Pi 3
Đây thực sự là một tin vui dành riêng cho những ai yêu thích và đam mê máy Pi.
Trước kia, nếu muốn chạy Windows 10 trên nền tảng Raspberry Pi, bạn sẽ phải cài đặt Windows 10 IoT Core của Microsoft – một phiên bản hệ điều hành được thiết kế dành riêng cho các thiết bị cấu hình cực thấp, không cần màn hình.
Tuy nhiên mới đây, một lập trình viên đã nghĩ ra cách để cài đặt phiên bản Windows 10 ARM vào nền tảng Raspberry Pi 3 và khiến cộng đồng yêu máy Pi mừng rơn.
Cụ thể, lập trình viên có tên Jose Manuel Nieto Sanchez đã đăng tải lên trang Github của mình một công cụ giúp cài đặt Windows 10 trên máy Pi, cho biết đây là một phần mềm rất dễ sử dụng và không hề rắc rối. Yêu cầu chúng ta cần có một máy Raspberry Pi 3 Model B hoặc B , một thẻ microSD và một phiên bản cài đặt Windows10ARM64. Tất cả hướng dẫn và link download đều có thể tìm thấy ở trang Github tại đây.
Giao diện cài đặt WIndows 10 ARM lên Raspberry Pi 3
Sanchez cũng cho biết, công cụ cài đặt cần có một bộ tập tin nhị phân (binaries) và Core Pakage thì mới có thể chạy được.
Khác với Windows 10 IoT Core, Windows 10 ARM cung cấp cho người dùng một phiên bản hệ điều hành có đầy đủ tính năng giống với máy tính để bàn hơn hơn là IoT Core. Trước khi thực hiện dự án với máy Pi, Nieto cũng từng chứng minh được mẫu di động Microsoft Lumia 950 XL hoàn toàn cũng có thể năng chạy tốt bằng hệ điều hành Windows 10 ARM.
Theo Tomshardware
7 Mẹo tinh chỉnh lại Windows 10 để có một trải nghiệm chơi Game hoàn hảo nhất
Nếu bạn đang chơi Game trên Windows 10, đây là bài viết bạn nên xem.
Sau nhiều cải tiến và nâng cấp, Microsoft đang dần thành công trong việc biến Windows 10 trở thành hệ điều hành tuyệt vời dành cho game thủ. Người dùng có thể trải nghiệm các tựa game truyền thống thuần PC, các tựa game retro dành riêng cho Windows 10 hay đặc biệt là streaming từ xa các trò chơi trên Xbox One bằng máy tính chạy Windows 10 trong điều kiện dùng chung một mạng (tuy nhiên có thể trải nghiệm sẽ không... mướt như trên Xbox).
Trường hợp nếu trải nghiệm chơi game của bạn trên Windows 10 chưa thật sự "đã" với bạn, hãy thử thực hiện qua một số tinh chỉnh được gợi ý trong bài viết này để tối ưu lại hệ điều hành xem sao nhé. Mời bạn đọc tham khảo.
1. Kích hoạt chế độ Game Mode
Về cơ bản, Game Mode có khả năng tối ưu hóa nguồn tài nguyên của hệ thống như phân bổ việc sử dụng CPU và GPU, giúp trải nghiệm trò chơi trở nên mượt mà với khung hình tốt hơn.
Cụ thể hơn, chế độ này sẽ cho phép người dùng sử dụng hầu hết nguồn tài nguyên của hệ thống để có thể trải nghiệm các trò chơi một cách trơn tru và mượt mà hơn cũng như thoát khỏi những phiền phức không mong muốn như thiết hụt khung hình (frame rate),... dĩ nhiên là phần cứng của máy tính phải đáp ứng được các yêu cầu của trò chơi này.
Một khi được kích hoạt, máy tính sẽ sử dụng phần lớn sức mạnh của CPU và GPU cho việc chơi game. Bên cạnh đó, các tác vụ ngầm không cần thiết hoặc không được ưu tiên sẽ ngừng hoạt động.
Để kích hoạt Game Mode trên Windows 10, bạn hãy làm như sau.
Truy cập vào Settings> Gaming.
Video đang HOT
Tìm và nhấp vào nhóm thiết lập Game Mode trong thanh menu.
Gạt sang ON ở tùy chọn Game Mode để kích hoạt.
2. Vô hiệu hóa thuật toán Nagle
Thuật toán Nagle, một thứ không có quá nhiều tác dụng với người dùng thông thường và cả game thủ, nhưng nó đang bí mật gây ra hiện tượng lag khi bạn chơi game online. Nếu bạn gặp độ trễ, dù đường truyền mạng không có vấn đề gì, rất có thể cái thuật toán nói trên là nguyên nhân của mọi chuyện, hãy tắt nó đi. Đây là điều không phải ai cũng biết, và việc xử lý nó cũng mất khá nhiều công sức.
Để tắt nó đi, bạn hãy khởi động Registry Editor lên bằng cách nhập lệnh 'regedit' vào hộp thoại RUN và nhấn phím ENTER.
Trong Registry Editor, bạn hãy tìm đến vị trí đường dẫn:
HKEY_LOCAL_MACHINESYSTEMCurrentControlSetServicesTcpipParametersInterface
Tại đây, sẽ có một số thư mục con bao gồm nhiều số và chữ phức tạp, hãy bỏ qua nó và rê chuột xuống biểu tượng mạng ở khay hệ thống, nhấn phải chuột vào nó và chọn "Open Network and Sharing Center".
Hộp thoại mạng xuất hiện, bạn hãy nhấn vào tên kết nối (Ethernet hoặc tên mạng Wi-fi) cạnh chữ Connections.
Hộp thoại Status xuất hiện, bạn hãy nhấn vào tùy chọn Details... Khi đó hộp thoại thông tin xuất hiện, bạn hãy tìm tới "IPv4 Adress".
Và so sánh nó với địa chỉ IP của DHCPServer ở các Key trong Interface bên trên, tìm cái tương ứng.
Sau khi đã xác định được nhấp chọn Key tương ứng, sau đó rê chuột sang ô bên phải của Registry Editor, lần lượt tạo 2 DWORD (32-bit) mới với tên gọi lần lượt là:
"TcpAckFrequency" và "TCPNoDelay".
Sau đó tiến hành thiết lập giá trị Value Data cho 2 DWORD mới này là "1". Khởi động lại Windows để thay đổi có hiệu lực.
Trong trường hợp phương pháp này gây ra lỗi hệ thống, bạn chỉ việc thay đổi giá trị của 2 DWORD từ "1" sang "0" là được.
3. Vô hiệu hóa tính năng tự động cập nhật và khởi động lại Windows
Windows 10 sẽ tự động cập nhật hệ điều hành mỗi khi có cập nhật từ Microsoft, và nó sẽ tự lên lịch khởi động lại mà không cần sự cho phép của người dùng. Mặc dù tính năng này không thường xuyên xuất hiện nhưng có lẽ sẽ không bao giờ bạn muốn nó xảy ra trong khi mình đang "combat" trong game phải không nào?
Thêm vào đó, không chỉ tự khởi động lại mà Windows 10 còn tự động thực hiện việc tải xuống các bản cập nhật trong nền hệ thống mà không đưa ra bất kỳ cảnh báo nào cho người dùng.
Mặc dù bạn không thể thực hiện việc tắt tính năng tự khởi động lại Windows nhưng bạn có thể trì hoãn nó bằng cách:
Truy cập vào Settings> Update and security> Windows Update> Advanced options.
Tiến hành gạt sang OFF ở tùy chọn "Automatically download updates, even over metered data connections (charges may apply)".
Tiếp theo, hãy quay lại giao diện thiết lập Windows Update và nhấp tiếp vào tùy chọn "Change active hours", sau đó tiến hành thiết lập thời điểm mà bạn cho phép tiến trình tải và cài đặt cập nhật cho Windows 10.
4. Ngăn chặn tính năng tự động cập nhật của Steam
Nếu bạn sử dụng Windows để chơi game, hẳn bạn sẽ có mua và cài đặt các tựa game được cung cấp bởi Steam.
Một trong những tính năng khá phiền toái của Steam mà bất cứ ai cũng cảm thấy khá khó chịu chính là tính năng tự động cập nhật của nó. Nếu ổ cứng của bạn có dung lượng lớn, điều này có thể không gây cản trở gì nhưng nếu ổ cứng có giới hạn, nó sẽ ngốn của bạn một không gian lưu trữ rất đáng kể. Thêm vào đó, việc tải cập nhật trên nền hệ thống sẽ gây chiếm dụng kha khá lượng băng thông internet.
Để ngăn Steam cập nhật các trò chơi trong nền, bạn hãy làm như sau.
Trong giao diện Steam, bạn hãy tìm đến Steam> Settings.
Cửa sổ Settings của Steam hiện ra, bạn hãy nhấp vào nhóm thiết lập Downloads và hủy đánh dấu ở lựa chọn "Allow downloads during gameplay" và nhấn OK để lưu lại.
Tiếp theo, hãy truy cập vào trang quản lý các tựa game trên Steam bạn đã tải về và nhấn phải chuột vào lần lượt từng tựa game, chọn Properties.
Cửa sổ Properties của game xuất hiện, hãy nhấp vào tab Updates, tìm đến dòng thiết lập Automatic Updates và thay đổi thành lựa chọn "Only update this game when I launch it."
5. Điều chỉnh lại hiệu ứng hình ảnh trên Windows 10
Theo mặc định, các hiệu ứng về giao diện người dùng trên Windows 10 khá đẹp. Tuy nhiên, nó cũng là một trong những trở ngại gây ảnh hưởng đến sức mạnh xử lý của hệ thống.
Đôi khi các tựa game chạy nền có thể gây xung đột hệ thống với các hiệu ứng giao diện của hệ điều hành. Để tăng khả năng xử lý game của hệ thống, bạn có thể tiến hành điều chỉnh lại các hiệu ứng của Windows băng cách sau.
Nhập từ khóa "performance" vào khung tìm kiếm Settings và nhấp vào tùy chọn Adjust the appearance and performance of Windows trong danh sách các kết quả.
Trong cửa sổ Performance Options, bạn hãy nhấp vào tab Visual Effects và đánh dấu vào lựa chọn "Adjust for best performance".
Tiếp theo hãy chuyển qua tab Advanced và đảm bảo rằng tùy chọn Adjust the best performance of đang lựa chọn "Programs".
Cuối cùng, hãy nhấn Apply> OK để lưu lại.
6. Sử dụng chế độ nguồn điện tối đa khi chơi game
Mặc định Windows sẽ sử dụng chế độ nguồn điện thấp để giữ hiệu suất ở mức bình thường. Và người dùng chắc chắn sẽ không thấy có gì khác biệt. Tuy nhiên, một số game thủ cho biết sẽ có trải nghiệm chơi game tốt hơn nếu sử dụng chế độ nguồn điện tối đa trên Windows 10.
Để kiểm tra và kích hoạt chế độ nguồn điện tối đa trên Windows 10, bạn hãy truy cập vào Settings và nhập vào từ khóa "power", sau đó nhấp tiếp vào kết quả Power and sleep settings. Tiếp theo hãy nhấp vào tùy chọn Additional power settings.
Cửa sổ Power Options xuất hiện, hãy nhấp chọn High performance và thử trải nghiệm.
7. Luôn giữ cập nhật driver phần cứng thường xuyên
Có thể nói GPU (Graphics Processing Unit) chính là cốt lõi của việc chơi game trên máy tính. Và nó luôn yêu cầu driver phải luôn là phiên bản mới nhất để giữ cho nó hoạt động nhanh và tốt hơn.
Chính vì lẽ đó, việc thường xuyên kiểm tra, cài đặt driver GPU luôn là ưu tiên hành đầu mà bạn nên làm nếu muốn có được một trải nghiệm game tốt nhất trên Windows 10.
Theo Genk
So sánh Windows 7 và Windows 10: Đã đến lúc nâng cấp ngay Windows 10 mới đây đã chính thức vượt mặt Windows 7 để trở thành hệ điều hành máy tính phổ biến nhất thế giới. Tuy nhiên để làm được điều này, Windows 10 đã mất không ít thời gian kể từ khi ra mắt, nguyên nhân là nhiều người dùng vẫn trung thành với Windows 7. Windows 7 có một chỗ đứng khá...