Đã có người tử cong do cúm A/H1N1, những đối tượng này cần phải đề phòng đặc biệt
Tính đến ngày 11/06, tại TPHCM đã có 1 người tử vong vì cúm A/H1N1 và 1 người khác đang nguy kịch. Đây là hồi chuông báo động về mức độ nguy hiểm của loại cúm này trước sự chủ quan, thờ ơ của cộng đồng.
Vừa qua, bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận một ca nhiễm cúm H1N1 nặng đến từ Bình Thuận, được biết bệnh nhân mắc phải biến chứng nặng cho nhiễm bệnh trên nên tiểu đường. Trước đó, đã có 1 ca cúm H1N1 tử vong, bệnh nhân có thể trạng béo phì. Bước đầu ghi nhận, đây là 2 trường hợp xảy ra trên đối trượng có nguy cơ diễn tiến nặng cao như béo phì, tiểu đường. Nguồn lây từ cộng đồng, không phải từ bệnh viện.
Các bệnh nhân mắc bệnh cúm A H1N1 tại Bệnh viện Từ Dũ. Ảnh: Hồng Phương – Tuổi Trẻ.
Hà Nội và các tỉnh phía Bắc thời điểm này tuy chưa ghi nhận ca bệnh nguy kịch, tử vong do cúm A/H1N1 song vẫn ghi nhận rải rác ca bệnh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch. Thậm chí đầu năm nay có thời điểm từng xuất hiện “cơn sốt” thuốc Tamiflu đặc trị cúm A/H1N1 do số người mắc tăng cao trong khi khả năng cung ứng thuốc có nguy cơ bị thiếu.
Chủng cúm A/H1N1 khi mới xuất hiện và xâm nhập vào Việt Nam cách đây vài năm được coi là cúm đại dịch có tốc độ lây lan cực nhanh. Hiện nay, chủng cúm này được xếp vào nhóm cúm mùa thông thường, lưu hành và tồn tại khá lâu ngoài môi trường. Hầu hết những người mắc cúm A/H1N1 thường ở thể nhẹ, có thể không cần các dịch vụ chăm sóc y tế hoặc uống thuốc kháng virus và sẽ phục hồi trong vòng 2 tuần.
Tuy nhiên, ở một số người có khả năng bị biến chứng do nhiễm virus cúm dẫn đến suy hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng xoang… thậm chí là tử vong. Người mắc cúm trên nền các loại bệnh mãn tính cũng khiến cho tình trạng sức khỏe thêm tồi tệ hơn.
Người bị béo phì rủi ro mắc biến chứng cúm A/H1N1 rất cao.Theo CDC, các đối tượng có nguy cơ cao được khuyến cáo gồm:
1. Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là nhóm trẻ em dưới 2 tuổi
2. Người già từ 65 tuổi trở lên
3. Phụ nữ mang thai
4. Những người mắc phải một số các điều kiện y tế:
Video đang HOT
- Hen suyễn
- Các bệnh về hệ thần kinh (như rối loạn não, tủy sống, thần kinh ngoại vi và cơ, bại não, động kinh), đột quỵ, khuyết tật trí tuệ (chậm phát triển tâm thần), suy dinh dưỡng, loạn dưỡng cơ hoặc tổn thương tủy sống.
- Bệnh phổi mãn tính (Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và xơ nang).
Người bị béo phì rủi ro mắc biến chứng cúm A/H1N1 rất cao
- Rối loạn máu (Bệnh hồng cầu hình liềm).
- Rối loạn nội tiết (Đái tháo đường), rối loạn chuyển hóa (rối loạn chuyển hóa và rối loạn ty thể).
- Suy yếu hệ miễn dịch do bệnh tật hoặc tác dụng phụ của thuốc (người nhiễm HIV, ung thư hoặc những người bị steroid mạn tính).
- Những người dưới 19 tuổi đnag điều trị aspirin dài hạn.
- Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người béo phì (chỉ số khối cơ thể>30) và người béo phì đặc biệt (chỉ số khối cơ thể>40) rủi ro mắc biến chứng của cúm A/H1N1 rất cao.
Do vậy, các đối tượng này cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng cúm đã được khuyến cáo như: chủ động tiêm vaccine phòng cúm, thường xuyên vệ sinh cá nhân, nơi ở, hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh viêm hô hấp.
Nếu có triệu chứng sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi… cần đi khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn, tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị.
Theo www.phunutoday.vn
Cúm A/H1N1 gây chết người ở Tp Hồ Chí Minh nguy hiểm đến mức nào?
Cúm A/H1N1 từng gây đại dịch tại Việt Nam vào năm 2009 khiến hơn 10.000 mắc và 22 người tử vong. Cúm A/H1N1 dễ lây lan và có thể gây tử vong ở những bệnh nhân sức đề kháng yếu, có bệnh mãn tính, người già, phụ nữ mang thai.
Theo Cục y tế dự phòng (Bộ Y tế), virus gây cúm A/H1N1 được phát hiện vào năm 2009. Khi đó, loại cúm này còn được gọi là "cúm lợn" vì có nguồn gốc lây truyền từ lợn. Khi đó, cúm A/H1N1 đã xảy ra tại 90 nước với hàng trăm nghìn người mắc. Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên ghi nhận ngày 26.5.2009 và bùng phát mạnh vào những tháng cuối năm 2009. Tính đến hết tháng 9.2009, Việt Nam đã có hơn 10.000 mắc cúm A/H1N1 và 22 người tử vong. Tuy nhiên, nhờ các biện pháp dập dịch cấp tập, Việt Nam đã đẩy lùi dịch vào đầu năm 2010.
Đến nay, cúm A/H1N1 đã được coi là cúm mùa thông thường, xếp ngang với các chủng cúm khác như cúm A/H3N2, cúm B. Thi thoảng vẫn xuất hiện các ổ dịch, do tốc độ lây lan nhanh nên khi có ổ dịch, ngành y tế thường phải khoanh vùng, cách ly bệnh nhân và tiệt trùng môi trường xung quanh.
Người dân nên đeo khẩu trang khi xuất hiện ở nơi đông người, khu vực có nguy cơ lây nhiễm bệnh. Ảnh minh họa
Năm 2013, tại Lào Cai đã phát hiện hai ổ dịch cúm A/H1N1 khiến 51 người mắc, trong đó có 1 ổ dich tại trường học, tuy nhiên không có trường hợp tử vong.
Đầu tháng 6, tại Bệnh viện Từ Dũ (Tp Hồ Chí Minh) đã xuất hiện "ổ" dịch cúm A/H1N1 khiến gần 30 người mắc, trong đó có nhiều nhân viên y tế. Ngành y tế đã khống chế ổ dịch.
Ngày 30.5, một phụ nữ thể tạng béo phì tại Tp Hồ Chí Minh bị cúm A/H1N1 nhưng nhập viện muộn nên đã tử vong.
Theo PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, chủng cúm A/H1N1 cúm A/H1N1, xảy ra trên toàn cầu với tỉ lệ mắc ước tính 5%-10% người lớn và 20%-30% trẻ em. Tại Việt Nam, trong 10 năm gần đây, hằng năm đều ghi nhận từ 1-1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm, nguyên nhân chủ yếu là do các chủng virus cúm A/H3N2, cúm A/H1N1 và cúm B.
Tuy tỷ lệ tử vong của cúm A/H1N1 không cao so với cúm A/H5N1, H7N9, tuy nhiên, theo PGS Phu cho biết, khi các virus cúm B và cúm A/H3N2 chỉ tấn công vào hệ hô hấp phía trên thì cúm A/H1N1 lại có khả năng tấn công sâu vào phổi, gây viêm phổi, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Trưởng Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư) cho biết, thi thoảng bệnh viện lại tiếp cận các ca cúm nặng, xét nghiệm dương tính với H1N1. Không ít bệnh nhân đã tử vong vì loại cúm này. "Nhiều người bị cúm cho rằng đó là bệnh xoàng chỉ nhức đầu, sổ mũi vài ngày, uống vài viên thuốc cảm cúm là khỏi. Thông thường bệnh cũng khá lành tính, bệnh nhân có thể tự khỏi sau vài ngày đến 1 tuần. Tuy nhiên, không ít bệnh nhân tiến triển nặng, đến mức suy hô hấp mới nhập viện thì đã quá muộn. Cúm có thể gây biến chứng nặng đối với những người có bệnh mãn tính về hô hấp, tim mạch, cao huyết áp, phổi, thận, thiếu máu, người suy giảm miễn dịch, người già và phụ nữ có thai" - bác sĩ Cấp nói.
Cục Y tế dự phòng cảnh báo, virus cúm A/H1N1 tồn tại khá lâu ngoài môi trường, có thể sống từ 24 đến 48 giờ trên các bề mặt như bàn, ghế, tủ, tay vịn cầu thang...; tồn tại trong quần áo từ 8 đến 12 giờ và duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay.
Loại virus này đặc biệt sống lâu trong môi trường nước; có thể sống được đến 4 ngày trong môi trường nước ở nhiệt độ khoảng 22 độ C và sống đến 30 ngày ở nhiệt độ 0 độ C. Do đó, các hồ bơi trong các khách sạn cũng có thể tạo ra môi trường cho virus phát triển, nhất là vào tiết trời mưa dầm, thiếu ánh nắng để diệt virus.
Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi rút rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Người mang virus cúm A/H1N1 có khả năng truyền virus cho những người xung quanh trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau, kể từ khi có triệu chứng của bệnh. Bệnh lây lan càng mạnh, càng nhanh khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ...
Các dấu hiệu chính của bệnh cúm A/ H1N1. Bệnh có biểu hiện sốt trên 38 độ C, ho, đau họng, sổ mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi. Một số trường hợp nặng có thể bị suy hô hấp và dẫn đến tử vong. Bệnh cúm A/ H1N1 có triệu chứng giống với cúm thông thường, chỉ có thể chẩn đoán xác định bằng cách lấy dịch mũi họng tại cơ sở y tế để xét nghiệm.
Để đề phòng cúm A/H1N1, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo:
1. Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
2. Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hoá chất sát khuẩn thông thường.
3. Người dân nên tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng...thì thông báo cho trường học, cơ quan, đoàn thể nơi đang học tập, công tác và cơ sở y tế địa phương. Nếu được xác định mắc cúm thì cần được cách ly và đeo khẩu trang.
4. Những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh.
5. Tránh tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc bệnh cúm.
6. Cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 01 mét nếu phải tiếp xúc với người bệnh.
7. Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng vi rút như Tamiflu mà phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Theo Dân Việt
Cách ly điều trị một tài xế nhiễm cúm A/H1N1 nguy kịch Ngày 8.6, nguồn tin từ Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết BV này vừa tiếp nhận điều trị bệnh nhân H.Đ.H (nam, 49 tuổi, ngụ tỉnh Bình Thuận) do bị nhiễm cúm A/H1N1 trong tình trạng nguy kịch. Bệnh nhân đang được cách ly điều trị - DUY TÍNH Bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới và đơn...