Đã có kết quả 46 mẫu xét nghiệm Covid-19 ở Hưng Yên
Tổng số mẫu xét nghiệm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã lấy để gửi lên bệnh viện tuyến trung ương làm xét nghiệm là 61 mẫu, trong đó 46 mẫu đã có kết quả.
Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra đến nay, tỉnh đã thực hiện cách ly 80 trường hợp cần phải cách ly để theo dõi và những người đến/đi qua vùng dịch.
Cụ thể, tính đến ngày 9/3, tỉnh đã kết thúc cách ly 29 trường hợp vì cho kết quả xét nghiệm âm tính hoặc đã qua 14 ngày và không có yếu tố dịch tễ của bệnh.
Hiện còn 51 trường hợp cần phải cách ly để theo dõi.
Tổng số mẫu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã lấy để gửi lên bệnh viện tuyến trung ương làm xét nghiệm là 61 mẫu. Trong đó, 46 mẫu đã có kết quả và đều là âm tính với Covid-19, 15 mẫu hiện đang đợi kết quả.
Cũng trong ngày 9/3, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên vừa ban hành Quyết định số 700/QĐ-UBND ban hành Phương án xử lý các tình huống có dịch Covid-19 theo các cấp độ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, UBND huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) đêm qua đã họp khẩn để bàn về phương án chống dịch. Huyện Tiên Lữ có 1 ca đã gặp gỡ và đi cùng xe với một người đã được xác định dương tính với Covid-19 vào ngày 5/3.
Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đưa ra mục tiêu là phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ, trường hợp bệnh xác định, xử lý ổ dịch, cách ly điều trị kịp thời không để dịch bệnh lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất số mắc và tử vong.
Video đang HOT
Cụ thể, có 5 cấp độ để phát hiện dịch gồm:
Cấp độ 1, có từ 1-10 ca bệnh đơn lẻ và chưa lây nhiễm thứ phát;
Cấp độ 2, có từ 11-50 ca bệnh hoặc có lây nhiễm thứ phát;
Cấp độ 3, có từ 51-300 ca bệnh, có lây nhiễm thứ phát;
Cấp độ 4, có từ 301-500 ca bệnh, có lây nhiễm thứ phát
Cấp độ 5, có trên 500 ca bệnh, dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng.
Trong đó, các hoạt động chính cần triển khai theo từng cấp độ dịch bệnh, luôn kịp thời điều chỉnh để đáp ứng với tình hình diễn biến bệnh dịch như công tác chỉ đạo, kiểm tra; công tác giám sát, cách ly và xử lý ổ dịch; công tác thu dung, cách ly điều trị.
Theo phương án vừa được ban hành, với Sở Y tế tỉnh Hưng Yên, đơn vị này phải chủ động tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh kịp thời chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Cùng với đó thực hiện công tác phối hợp liên ngành trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19, tham mưu Ban Chỉ đạo tỉnh tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Theo danviet.vn
Covid-19: Bộ Tư pháp đề nghị tăng mức phạt khi không khai báo y tế
Bộ Tư pháp vừa đề nghị Chính phủ chỉ đạo đơn vị liên quan rà soát, nghiên cứu tăng mức phạt tiền với những hành vi như không thực hiện khai báo kiểm dịch y tế.
Cụ thể, trong phiên họp Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 diễn ra hôm nay (9/3), đại diện Bộ Tư pháp đã đề nghị Chính phủ chỉ đạo đơn vị liên quan rà soát, nghiên cứu tăng mức phạt tiền, bổ sung các hình thức xử phạt cùng các biện pháp khắc phục hậu quả phù hợp để đảm bảo răn đe các hành vi vi phạm liên quan đến bệnh dịch.
Theo đó, tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh thông tin theo quy định tại Điều 3 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và Quyết định số 29 của Bộ Y tế, dịch Covid-19 thuộc nhóm A.
Nhóm A là nhóm bệnh đặc biệt nguy hiểm và có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao.
Trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Điều 8 của Luật đã quy định 7 nhóm hành vi bị nghiêm cấm, 3 trong 7 hành vi bị nghiêm cấm này là có liên quan đến việc khai báo lịch sử dịch tễ.
Không khai báo y tế là một trong các hành vi bị nghiêm cấm, Bộ Tư pháp đề nghị tăng mức xử phạt đối với những trường hợp này. (Ảnh minh hoạ/TTXVN)
Các hành vi này là: Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật; cố ý khai báo thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm; không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, những người có hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 8 của Luật trên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các hành vi không khai báo y tế, khai báo sai sự thật, không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh bị nghiêm cấm. Nếu làm lây lan dịch bệnh và gây nguy hiểm cho cộng đồng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 240 của Bộ Luật hình sự.
Theo lãnh đạo Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh, đối với dịch Covid-19, trường hợp phạm tội dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc gây chết người, ở đây chỉ cần chết một người, thì sẽ thuộc trường hợp tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự, quy định tại khoản 2 của Điều luật này, với mức hình phạt là từ 5 đến 10 tù.
Dịch bệnh do virus corona gây ra thuộc nhóm A, là nhóm bệnh đặc biệt nguy hiểm và có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao. (Ảnh minh hoạ)
Người vi phạm cũng có thể bị phạt từ 10 đến 12 năm tù nếu như phạm tội dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ hoặc phạm tội dẫn đến làm chết 2 người trở lên.
Trong Nghị định 67 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới, theo bà Oanh, Nghị định này đã quy định rõ trách nhiệm của người nhập cảnh, xuất cảnh, người quá cảnh, chủ phương tiện và chủ hàng phải chủ động khai báo về tình trạng sức khỏe bất thường đối với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới.
Nếu nhà chức trách xác định người có hành vi từ chối, trốn tránh khai báo y tế khi nhập cảnh vào nước ta thì hành vi đó có thể bị xử lý hành chính theo quy định. Tuy nhiên, mức phạt hành chính hiện rất thấp.
Cụ thể, lãnh đạo Bộ Tư pháp dẫn chứng, hành vi không thực hiện khai báo về kiểm dịch y tế biên giới theo quy định chỉ là từ 1 đến 2 triệu đồng.
Bộ Tư pháp đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế, cơ quan chủ trì soạn thảo nghị định, rà soát, nghiên cứu và tăng mức phạt tiền, bổ sung các hình thức xử phạt cũng như các biện pháp khắc phục hậu quả phù hợp để đảm bảo răn đe đối với các hành vi vi phạm.
Theo danviet.vn
Viết tắt 'GSTS' hay 'GS.TS.' mới đúng? Sẽ có người hỏi, nCoV, COVID là viết tắt theo phương thức nào? Tại sao nCoV chữ hoa chữ không hoa, COVID lại viết hoa toàn bộ và còn có thể viết nửa hoa nửa thường là 'Covid'? Có nhiều người ngạc nhiên là không biết nên gọi dịch bệnh do virus corona gây nên (xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc cuối...