Đã có kết luận “thô” vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ ở Quảng Trị
Chiều 3.4, ông Trần Văn Thành, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị cho biết, đã nhận được báo cáo sơ bộ của Hội đồng giám định chuyên môn về nguyên nhân sản phụ N.T.T (34 tuổi, trú thị trấn Lao Bảo, Hướng Hóa, Quảng Trị) tử vong sau sinh mổ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị vào sáng 17.3.
Người nhà đau đớn khi sản phụ tử vong sau sinh mổ
Theo đó, Hội đồng chuyên môn xác định sản phụ T. tử vong do chảy máu ổ bụng sau mổ lấy thai giờ thứ 12.
“Đây chỉ là báo cáo thô, tôi đang xem lại và kiểm tra kết quả pháp y từ phía công an rồi mới đưa ra kết luận chính thức” – ông Thành nói.
Trước đó, Sở Y tế Quảng Trị đã có văn báo báo cáo nhanh vụ việc lên Bộ Y tế và các cơ quan cấp trên.
Theo báo cáo, chiều 16.3, sản phụ T. được chỉ định mổ lấy thai cấp cứu, thai tuần thứ 39. Sau khi mổ sức khỏe của sản phụ T. ổn định.
Tuy nhiên, khoảng 6 giờ sáng 17.3, sản phụ diễn biến đột ngột, đau ngực, khó thở, sùi bọt mép rồi ngừng tim, ngừng thở. Mặc dù bệnh viện đã tiến hành cấp cứu nhưng sản phụ T. tử vong sau đó gần 1 giờ.
Tại báo cáo nhanh gửi Bộ Y tế, Sở Y tế Quảng Trị nhận định nguyên nhân sản phụ T. tử vong do ngừng tuần hoàn, hô hấp không hồi phục khả năng do thuyên tắc mạch phổi sau lấy thai giờ thứ 12.
Video đang HOT
Sau khi sự việc xảy ra, bệnh viện đã ra quyết định tạm đình chỉ kíp trực gồm 2 bác sĩ trực cùng 4 hộ sinh; đồng thời thành lập Hội đồng giám định chuyên môn để tìm nguyên nhân vụ việc.
Theo Danviet
Tía tô: Thuốc quý từ rễ đến lá
Tía tô không chỉ là vị thuốc quen thuộc dùng để giải cảm, rất hữu hiệu mà còn có tác dụng chữa các chứng bệnh khác như hô hấp, tiêu hóa, bệnh gút...
Tía tô vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa. Cành tía tô vị cay ngọt, có tác dụng an thai, chống nôn mửa, giảm đau, hen suyễn. Ngoài ra, với giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C và hàm lượng Ca, Fe, và P... tía tô còn có tác dụng đẹp da.
Chữa cảm lạnh
Uống nước tía tô
Lấy vỏ một quả quýt cạo rửa sạch cùng 3 lát gừng dày và một nắm lá tía tô tươi hoặc khô cho vào nồi, thêm vào một bát nước, đun sôi kỹ, uống nóng và đắp chăn ấm.
Xông nước tía tô
Lấy lá tía tô cùng các lá thơm khác tạo thành nồi lá xông và lau rửa. Nếu lá được rửa sạch kỹ thì có thể lấy ra một bát để uống trước hay sau khi xông. Xông xong lau khô mồ hôi cả người đắp chăn nằm nghỉ.
Ăn cháo tía tô
Lấy một nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành và 3 lát gừng, tất cả thái nhỏ cho vào bát, đập một quả trứng gà rồi múc cháo hoa vào trộn đều, có thể thêm hành lá tươi thái nhỏ, ăn nóng, bệnh cảm sẽ hết.
Trong tía tô có chứa nhiều tinh dầu có tác dụng giảm đau chống viêm.
Chữa các chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy
Lấy nhiều lá tía tô cho vào nồi đun gạn bỏ bã, cô đặc thành cao. Lấy một ít đậu đỏ rang vàng, tán nhỏ trộn với cao trên rồi viên thành từng hạt nhỏ để uống, mỗi lần 50 viên. Thuốc này sẽ hạn chế được phần nào sự chảy máu.
Tác dụng của tía tô với bệnh gút
Do trong tía tô có chứa nhiều tinh dầu có tác dụng giảm đau chống viêm, giãn mạch, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn nên có tác dụng rất tốt trong các đợt cấp tính của bệnh gút.
Cơn gút cấp do nồng độ acid uric trong máu tăng cao lắng đọng ở các khớp kích hoạt phản ứng viêm khiến cho các khớp sưng tấy, đỏ và đau rất nhiều. Khi sử dụng lá và cành tía tô giã nát đắp vào vị trí khớp bị viêm sẽ nhanh chóng làm giảm cơn đau nhức, giảm quá trình viêm tấy đỏ.
Ngoài ra khi sử dụng dịch chiết từ lá và cành tía tô hoặc dùng nước sắc lá tía tô uống vừa có tác dụng chống viêm lại có tác dụng lợi tiểu nên tăng cường đào thải acid uric trong máu giúp giảm nhanh các triệu chứng.
Chữa đau dạ dày
Lá tía tô là một loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh dạ dày hiệu quả. Trong tía tô có chứa tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày.
Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, nếu dùng ở dạng nước sắc, lá tía tô không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.
Chữa mẩn ngứa, mục thịt, mụn cóc
Khi da bị mẩn ngứa do tiếp xúc ánh nắng mặt trời, do côn trùng... vò lá tía tô vào chậu nước tắm và dùng bã xát trực tiếp vào da. Ngoài ra, có thể dùng tía tô để chữa trị mụn thịt, mụn cóc. Vò nát (hoặc giã nát) lá tía tô, chà lên mụn thịt, hoặc mụn cóc. Sau đó, dùng gạc để quấn chặt hoặc dùng băng dính cố định chỗ đắp. Thực hiện liên tục trong vài tuần, các mụn thịt, mụn cóc sẽ nhỏ lại và biến mất, da trở nên mịn màng.
Theo Thúy Nga/Báo VTC News
Người dân Quảng Trị phản ứng gì sau phát hiện chất cực độc trong cá? Sở Y tế Quảng Trị đã có văn bản trình UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị tiêu hủy 30 tấn cá lấy mẫu và phát hiện có chất cực độc Phenol. Sáng nay (11.6), PV Dân Việt có mặt tại cảng cá Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị) chứng kiến không khí mua bán cá ở đây vẫn khá nhộn nhịp. Ông Hoàng...