Đã có hơn 330 người nhiễm, 71 người tử vong vì cúm A ở Myanmar
Vùng Yangon là nơi ghi nhận có nhiều trường hợp tử vong nhất với 56 người, trong đó 5 người ở khu vực Ayeyarwady, 3 người ở khu vực Bago, 2 người ở khu vực Sagaing và một người ở khu vực Magway.
Chuyển thi hài một bệnh nhân tử vong do mắc cúm H1N1 tại Yangon, Myanmar, ngày 22/6/2019. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Theo số liệu do Bộ Y tế và Thể thao của Myanmar công bố ngày 25/7, tính đến ngày 24/7, số người chết do nhiễm cúm A (H1N1) pdm09 ở nước này đã lên tới 71 người.
Trong thời gian từ tháng Một đến ngày 24/7 có 337 trường hợp được xác nhận nhiễm chủng cúm trên tại Myanmar.
Cụ thể, vùng Yangon là nơi ghi nhận có nhiều trường hợp tử vong nhất với 56 người, trong đó 5 người ở khu vực Ayeyarwady, 3 người ở khu vực Bago, 2 người ở khu vực Sagaing và một người ở khu vực Magway.
Ngoài ra có 3 người khác tử vong tại bang Mon và một người tại bang Kachin.
Cũng theo Bộ Y tế và Thể thao Myanmar, trong tổng số người chết do cúm A (H1N1) trên cả nước, có 57 người nhiễm bệnh này đồng thời mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch, các bệnh mãn tính về đường hô hấp và những bệnh khác do sức đề kháng kém.
Số trưởng hợp tử vong do nhiễm cúm A (H1N1) từ đầu năm đến nay tại Myanmar đã vượt con số kỷ lục ghi nhận năm 2017 có 38 người tử vong và ít nhất 400 người nhiễm bệnh.
Video đang HOT
Cúm A (H1N1) là bệnh do virus gây ra. Những triệu chứng của bệnh thường biểu hiện ra bên ngoài trong vòng từ 1 đến 5 ngày, được gọi là thời kỳ “ủ bệnh,” sau khi phơi nhiễm virus lây lan qua không khí khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc khi tiếp xúc với chất dịch. Các triệu chứng bệnh bao gồm sốt, ho, đau họng, đau người, đau đầu, ớn lạnh, nôn mửa, tiêu chảy./.
Văn Khoa
Theo TTXVN/Vietnamplus
Chết sau 2 ngày đi tắm biển do nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người'
William David Bennett (66 tuổi, sống ở Memphis, Tennessee, Mỹ) đã qua đời chỉ 2 ngày sau khi đi tắm biển, trong chuyến thăm gia đình con gái ở Florida, theo Daily Mail.
Tăng sức đề kháng, không ăn hàu sống, không xuống biển khi có vết thương hở để ngăn ngừa vi khuẩn "ăn thịt người" - Ảnh minh họa: Shutterstock
Con gái nghi ngờ nhưng bị bỏ qua
Ông Bennett đã chiến đấu với bệnh ung thư trong nhiều năm qua, nên hệ thống miễn dịch của ông khá yếu.
Cheryl, con gái ông, đã tăng cường các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ cha khi ông xuống nước, do những câu chuyện gần đây về vi khuẩn "ăn thịt người" ở vùng biển này, theo Daily Mail.
Ông vẫn bình thường, vui vẻ khỏe mạnh sau khi đi tắm biển và chèo thuyền về.
Nhưng ngày hôm sau, ông thức dậy thì sốt cao, ớn lạnh, đau đớn khủng khiếp ở chân và có một vết đau lớn trên lưng.
Ông và vợ đã bay thẳng về Memphis, sau đó đi thẳng đến bệnh viện. Các bác sĩ đã phát hiện một đốm sưng màu đen đỏ đang phát triển trên lưng ông.
Cheryl nói với các nhân viên rằng cô nghi ngờ ông bị viễm vi khuẩn "ăn thịt người" trong nước ở Florida, nhưng mối quan tâm của cô đã bị bác bỏ.
Các bác sĩ nghi ngờ ông bị nhiễm trùng tụ cầu khuẩn và đã cho ông dùng kháng sinh. Nhưng trong vòng vài giờ, những vết thương đau đớn phát triển nhiều hơn, ông bị nhiễm trùng máu và tim ông đã ngừng đập 2 lần, theo Daily Mail.
Sau 48 giờ, ông qua đời.
Vi khuẩn "ăn thịt người" Vibrio Vulnificus
Các xét nghiệm cho thấy ông mắc phải vi khuẩn "ăn thịt người" Vibrio Vulnificus, một loại vi khuẩn sống trong nước biển và động vật có vỏ - chưa nấu chín, gây tử vong cho khoảng 33% những người mắc phải.
Hiện cô con gái Cheryl đang chia sẻ câu chuyện này nhằm cảnh báo cho những người đi nghỉ ở Florida, nơi vi khuẩn nguy hiểm đang ngày càng phổ biến.
Trong một bài đăng trên Facebook, Cheryl giải thích rằng gia đình đã rất cảnh giác, đặc biệt là với cha cô, người đã chiến đấu với bệnh ung thư trong nhiều năm. Ông không có vết thương hở nào. Ông chỉ vài vết trầy xước nhỏ trên tay và chân đã chữa lành, nhưng đã được băng rất kỹ. Cô đã bôi thuốc mỡ kháng viêm Neosporin và dùng băng cá nhân dạng lỏng để băng thật cẩn thận cho ông, nên họ đã rất yên tâm, theo Daily Mail.
Sự biến đổi khí hậu đã thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn "ăn thịt người" ở bờ biển Mỹ, Natalie Rahhal, biên tập mảng Sức khỏe của Daily Mail, cho biết.
Một nghiên cứu mới cho thấy, vi khuẩn "ăn thịt người" có thể sẽ đến bãi biển gần khu vực bạn sống, vì sự biến đổi khí hậu làm lây lan những vi sinh vật đáng sợ trong các đại dương trước đây rất an toàn.
Có 5 người đã bị nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người" trong 2 năm qua từ hải sản hoặc nước từ Vịnh Delaware ở Mỹ, nơi trước đây các vi sinh vật không thể sống được vì quá lạnh.
Nhưng khi nhiệt độ trong nước tăng lên, các bãi biển dọc bờ biển Đông Bắc Mỹ có thể trở thành nơi cư trú lý tưởng cho vi khuẩn Vibrio Vulnificus và cả những loại vi khuẩn nguy hiểm hơn đối với con người.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Khoa học ở Philadelphia và Bệnh viện Đại học Cooper (Mỹ), cảnh báo rằng nhiều bãi biển có thể nhanh chóng trở nên không còn an toàn cho những người có hệ thống miễn dịch yếu hoặc vết thương hở vì một số loại vi khuẩn có thể gây hoại tử hoặc "ăn thịt người", theo Daily Mail.
Loài vi khuẩn "ăn thịt người" sống phổ biến nhất trong nước là Vibrio Vulnificus,một loài vi khuẩn sống trong nước lợ và thích khí hậu ấm áp.
Thông thường, những vi khuẩn này cần nước có nhiệt độ bề mặt trên 13 độ C để phát triển mạnh, và sự nhiễm vi khuẩn này phổ biến nhất ở vùng biển xung quanh các bang như Texas, Florida, Louisiana.
Trong bài đăng đau đớn của mình, Cheryl nói rằng cô vô cùng hối tiếc, và mong muốn có nhiều cảnh báo hơn.
Theo Thanh niên
Sốt phát ban ở trẻ: Cách chăm sóc cho đúng nhất mẹ có thể làm ở nhà để con nhanh khỏi bệnh Dù sốt phát ban là một căn bệnh dễ điều trị và chăm sóc tại nhà nhưng nếu bố mẹ không biết chăm sóc đúng cách có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Trẻ trong độ tuổi từ 6-36 tháng tuổi dễ gặp tình trạng sốt phát ban nhất bởi đây là thời gian bé có sức đề kháng kém, dễ bị virus...