Đã có dữ liệu đầy đủ để đánh giá hiệu quả canh tác lúa thông minh vùng ĐBSCL
Từ số liệu ghi nhận qua các mô hình canh tác lúa thông minh (CTLTM) triển khai thời gian qua, cơ bản đã có được dữ liệu khá đầy đủ và chi tiết để xây dựng các khuyến cáo cần thiết trong việc sử dụng phân bón và đánh giá tính hiệu quả của chương trình đối với việc canh tác lúa tại vùng ĐBSCL.
Nông dân và các nhà khoa học thăm mô hình canh tác lúa thông minh mà Công ty CP Phân bón Bình Điền triển khai. Ảnh: Ngọc Vân
Thêm 24 mô hình vụ Đông Xuân 2021-2022, thêm dữ liệu chuẩn
Vụ Đông Xuân 2021-2022, Công ty CP Phân bón Bình Điền phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tiếp tục triển khai thêm 24 mô hình CTLTM tại 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL, từ tháng 10/2021.
Đây cũng là lần đầu tiên quy mô chương trình được thực hiện lớn nhất, từ khi chương trình CTLTM được triển khai từ trước đến nay.
Đặc biệt, số lượng mô hình được chọn không phân bổ đều ở các tỉnh mà dựa thực tế yêu cầu mở rộng về quy mô, đảm bảo độ phủ của chương trình đến các vùng sinh thái khác nhau trong canh tác lúa tại vùng ĐBSCL.
“Với số lượng các mô hình đã thực hiện từ các vụ trước, cộng với 24 điểm mô hình trong vụ Đông Xuân 2020-2021, cơ bản đã có được dữ liệu khá đầy đủ và chi tiết để có được các khuyến cáo cần thiết trong việc sử dụng phân bón và đánh giá tính hiệu quả của chương trình đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất và thích ứng với biến đổi khí hậu trong canh tác lúa tại vùng ĐBSCL”, đại diện Công ty CP Phân bón Bình Điền thông tin.
Cụ thể, dữ liệu tổng kết từ 24 mô hình CTLTM vùng ĐBSCL vụ Đông Xuân 2021-2022 đã mang lại nhiều kết quả rất đáng ghi nhận.
Video đang HOT
Vị trí thực hiện các mô hình trên bảng đồ vùng ĐBSCL
Theo đó, bà con nông dân tham gia mô hình đã mạnh dạn ứng dụng nhiều giải pháp canh tác trong quy trình CTLTM vào đồng ruộng, trong đó áp dụng các phương pháp gieo sạ bằng cơ giới như sạ cụm, cấy, sạ hàng giúp tiết giảm lượng giống bình quân xuống còn 75,7kg/ha, thấp hơn so với đối chứng 112 kg/ha và so với sản xuất đại trà hiện nay khoảng 150kg/ha.
” Chỉ tính riêng vụ Đông Xuân 2021-2022, Bình Điền đã đầu tư thêm 1 trạm giám sát sâu rầy và 4 trạm quan trắc nước mặn, biên soạn và xuất bản 3.000 quyển sổ tay canh tác lúa thông minh, tặng bút đo độ mặn và giấy quỳ đo pH nước cho cán bộ kỹ thuật và bà con nông dân ở tất cả các mô hình.
Để giảm giống hiệu quả bà con nông dân đã rất chú trọng khâu làm đất, có biện pháp xử lý các độc chất trong đất như phèn, mặn, ngộ độc hữu cơ cũng như áp dụng các biện pháp quản lý nước tưới…
Từ đó, giúp giảm chi phí canh tác góp phần tăng lợi nhuận, cũng như giảm số lần phun thuốc để bảo vệ môi trường và tạo ra sản phẩm lúa gạo an toàn hơn.
“Trong các nông hộ thực hiện mô hình nổi bật lên nhiều mô hình đã tiết giảm chi phí đáng kể so với đối chứng, tiêu biểu có 10 ruộng mô hình đã giảm chi phí đầu tư trên 3 triệu/ha, cá biệt có ruộng mô hình giảm gần 8 triệu/ha”, ông Phan Văn Tâm, Giám đốc Marketing Bình Điền thông tin.
Các nhà khoa học đánh giá bộ rễ cây lúa của mô hình canh tác lúa thông minh. Ảnh: Ngọc Vân
Theo dữ liệu tổng kết từ 24 mô hình cho thấy, bón phân Đầu Trâu như quy trình khuyến cáo đều cho năng suất cao hơn đối chứng.
Đặc biệt, bón phân lót bằng Đầu Trâu Mặn Phèn để cải tạo đất, tạo môi trường đất khoẻ và cung cấp dinh dưỡng sớm kết hợp sạ thưa giúp năng suất tối ưu bình quân tại 24 mô hình tăng 870 kg/ha so với đối chứng từ đó giúp lợi nhuận cũng tăng thêm trên 5,2 triệu/ha.
Tiếp tục nhân rộng mô hình trong sản xuất lúa tại ĐBSCL
Bước vào vụ lúa Hè Thu 2022 tại vùng ĐBSCL trong tình hình thời tiết có nhiều chuyển biến khó khăn hơn, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Công ty CP phân bón Bình Điền, trung tâm khuyến nông và dịch vụ nông nghiệp các tỉnh thành vùng ĐBSCL tiếp tục đưa ra nhiều định hướng để thực hiện chương trình CTLTM hiệu quả hơn.
Theo đó, vụ Hè Thu 2022, tiếp tục triển khai thực hiện mô hình với diện tích tương tự, duy trì thực hiện mô hình tại 24 điểm đã thực hiện trong vụ Đông Xuân 2020-2021 và bổ sung thực hiện 2 mô hình tại U Minh Thượng (Kiên Giang) và Thạnh Hoá (Long An).
Về phía Công ty CP phân bón Bình Điền, đơn vị này sẽ phối hợp với công ty truyền thông tiếp tục thực hiện các video hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa để cung cấp giải pháp canh tác một cách dễ hiểu, trực quan cho bà con nông dân và lực lượng cán bộ kỹ thuật; Tổ chức tập huấn trực tuyến đầu vụ để hướng dẫn các giải pháp canh tác cần lưu ý trong vụ Hè Thu.
Ban cố vấn cùng với cán bộ kỹ thuật sẽ thường xuyên thăm đồng trong vụ Hè Thu, điều chỉnh và bổ sung một số chỉ tiêu thu thập để đánh giá hiệu quả mô hình được tốt hơn. Tập trung các giải pháp quản lý dịch hại tổng hợp, giảm số lần và chi phí phun thuốc bảo vệ thực vật không cần thiết. Thực hiện phân tích mẫu lúa cuối vụ để đánh giá mức độ an toàn của lúa canh tác trong các mô hình…
“Đặc biệt, Công ty CP phân bón Bình Điền tiếp tục cung ứng miễn phí tất cả phân bón cho các mô hình thực hiện trong vụ Hè Thu 2022″, đại diện DN này khẳng định.
Nông dân Phú Thọ chia sẻ bí quyết chăm sóc rau an toàn khép kín, năng suất cao
Những năm qua, để giúp nông dân trên địa bàn Phú Thọ sản xuất rau an toàn, đem lại hiệu quả kinh tế cao, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Supe Lâm Thao) đã tổ chức nhiều hội nghị hướng dẫn sử dụng phân bón Lâm Thao.
Bên cạnh đó, Supe Lâm Thao cũng phối hợp với các địa phương triển khai các mô hình trình diễn trên nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó có cây rau, nhằm giúp bà con nông dân nắm vững phương pháp sử dụng phân bón Lâm Thao cho cây trồng để tạo ra nguồn rau không những đảm bảo an toàn mà còn đạt năng suất cao, chất lượng tốt, nhất là đem lại nguồn thu nhập đáng kể.
Đối với thị trấn Lâm Thao (huyện Lâm Thao), Đảng ủy và Chính quyền địa phương luôn quan tâm đến đầu tư kết cấu hạ tầng, nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn và chú trọng đến lĩnh vực phát triển kinh tế, quan tâm đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Tại địa phương, ngoài cây trồng chính là lúa nước để đảm bảo an ninh lương thực thì cây rau là một trong những cây trồng quan trọng đã và đang được chú trọng phát triển.
Nông dân thị trấn Lâm Thao chăm sóc rau. Ảnh: Thanh Hoa
Là cầu nối giúp bà con nông dân tiếp cận với tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất, thời gian qua, Hội Nông dân thị trấn Lâm Thao tích cực phối hợp Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn quy trình sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao khép kín trên cây rau cho nông dân địa phương.
Do đó, vụ vừa qua, mặc dù thời tiết mưa nắng thất thường làm ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất rau, nhưng nhờ tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật trong canh tác, kết hợp với sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao theo nguyên tắc 4 đúng (đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp) nên các vườn rau của bà con phát triển tốt, ít bị sâu bệnh gây hại, rau cho năng suất cao. Sau khi trừ chi phí, thu nhập của một hộ đạt bình quân gần 7 triệu đồng/người/tháng.
Chị Nguyễn Thu Hà ở thị trấn Lâm Thao cho biết: Hiện nay gia đình trồng 3 sào rau các loại, trong đó có 1 sào rau cải canh, 1 sào rau cải ngồng và 1 sào hành ăn lá. Gia đình chị sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao theo quy trình khép kín, đảm bảo nguyên tắc "4 đúng" nên rau phát triển tốt. Nhờ trồng rau kiểu gối vụ, nên hầu như tuần nào nhà chị cũng có rau thu hoạch bán cho thương lái hoặc đem đi chợ bán.
Cụ thể: Khi bón lót, chị Hà sử dụng phân NPK-S 5.10.3-8 với liều lượng 25kg/sào; bón thúc sử dụng phân NPK-S 12.5.10-14 với liều lượng 15kg/sào.
Sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao khép kín theo nguyên tắc "4 đúng", các loại rau trồng tại thị trấn Lâm Thao phát triển tốt,
Cũng giống gia đình chị Hà, nhiều hộ nông dân nơi đây đều sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao khép kín cho cây rau, qua đó giúp các hộ gia đình có nguồn thu nhập đáng kể.
Phân bón NPK-S Lâm Thao, ngoài thành phần đạm, lân, kali còn được bổ sung đầy đủ và cân đối các nguyên tố trung, vi lượng rất cần thiết cho cây trồng như Ca, Mg, S, Zn...
Với những đặc tính ưu việt đó, sản phẩm NPK-S Lâm Thao không những phù hợp với cây rau màu mà còn phù hợp với nhiều loại cây trồng trên nhiều chất đất khác nhau tại các địa phương trong cả nước. Kỳ vọng mô hình này sẽ được nhân rộng trên địa bàn nhiều tỉnh, thành và mang đến những vụ mùa bội thu cho bà con nông dân.
Lâm Đồng: Trồng khoai tây cho "ăn" phân bón hữu cơ, nhổ lên xem thử nhà nông bất ngờ vì nhiều củ Nằm trong Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ đến năm 2025 của tỉnh Lâm Đồng, mô hình sử dụng phân bón Mekofer trên cây khoai tây tại huyện Đơn Dương đã giúp nông dân tiết giảm được gần 17% chi phí, đồng thời cũng nâng cao năng suất so với lối canh tác truyền thống... Ông Phạm Văn Trị, Chủ nhiệm...