‘Đã có danh sách đối tượng sai phạm điểm thi ở Hòa Bình, Sơn La’
Ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT – cho hay các đối tượng đã khai nhận và hiện xác định được danh sách những người làm sai lệch điểm thi.
Trao đổi với báo chí trưa 9/8, ông Mai Văn Trinh thông tin cơ quan điều tra đã xác định được các đối tượng liên quan sai phạm điểm thi ở Hòa Bình và Sơn La. Vụ việc đang được điều tra, làm rõ.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT sẵn sàng hỗ trợ các trường đại học trong việc rà soát thí sinh trúng tuyển có nghi vấn liên quan sai phạm.
Đang điều tra chứng cứ pháp luật
- Sau khi các trường công bố điểm chuẩn, dư luận lại đặt câu hỏi với những thủ khoa đến từ Sơn La, Hòa Bình. Bộ GD&ĐT đang làm gì để trả lại điểm thật cho thí sinh ở 2 địa phương này, thưa ông?
- Các đối tượng đã sửa bài thi trắc nghiệm trước khi mang vào máy quét, vì vậy quá trình xử lý sẽ khác.
Trước mắt, chúng tôi chấp nhận kết quả hiện nay để thực hiện việc tuyển sinh của các trường. Đây chỉ là kết quả tạm thời. Vụ việc đang được điều tra, về nguyên tắc, Bộ GD&ĐT không được phép chia sẻ nhiều thông tin.
Hiện tại, các đối tượng đã có lời khai, cũng như đã có danh sách những người có sai phạm. Cơ quan chức năng đang điều tra, dùng các biện pháp kỹ thuật, kể cả công nghệ cao để sớm có giải pháp.
Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm và Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ rất quyết tâm, xác định bằng nỗ lực cao nhất về công nghệ và con người để xác minh làm rõ. Có kết quả sẽ đối chiếu trong quy chế để xử lý.
Ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT – khẳng định cơ quan điều tra đã xác định được các đối tượng liên quan sai phạm điểm thi ở Hòa Bình và Sơn La. Ảnh: Quyên Quyên.
- Ngoài Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, liệu còn những tỉnh khác có sai phạm về điểm thi THPT quốc gia?
- Bộ GD&ĐT và Bộ Công an luôn xác định rà soát các tỉnh sai phạm là nhiệm vụ trọng tâm. Bộ Công an đang nỗ lực cao nhất về nguồn lực con người và kỹ thuật, tài chính để sớm xác minh những bất thường và có câu trả lời.
Những sai phạm ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình chắc chắn là cá biệt, không thể nói cả 63 tỉnh thành đều như vậy. Các sở GD&ĐT, những người trong cuộc cũng rất bất bình, phản đối, không thể tin có sai phạm như thế và quan điểm nếu có thì phải xử lý.
- Khi đang xét tuyển mà sai phạm chưa được làm rõ, học sinh khác có mất cơ hội vào đại học không, thưa ông?
- Mỗi năm có khoảng gần 460.000 thí sinh trúng tuyển vào các trường đại học. Số thí sinh tăng điểm nhờ gian lận đương nhiên không nhiều. Về lý thuyết, có tỷ lệ nào đó gọi là “mất chỗ” nhưng thực tiễn là ít.
Vấn đề thứ hai thuộc về các trường đại học trên yêu cầu về tuyển sinh. Nếu câu chuyện này xảy ra, các trường đại học sẽ có ý kiến, trực tiếp trao đổi với Bộ GD&ĐT và đơn vị liên quan như Bộ Công an.
Bộ GD&ĐT sẽ hỗ trợ nếu trường rà soát thí sinh trúng tuyển
- Thông tin các trường an ninh, quân đội có nhiều thí sinh ở Hòa Bình, Sơn La, Lạng Sơn trúng tuyển với điểm rất cao. Quan điểm của Bộ GD&ĐT như thế nào?
- Đó là thực tế và báo chí đã đưa ra những con số tôi cho là rất xác đáng. Như tôi nói khi còn ở Sơn La, chúng ta đừng đặt vấn đề tất cả học sinh đều liên quan gian lận thi cử, như thế rất tổn thương các em.
Chúng ta đang trong quá trình xử lý. Do đó, trước mắt tạm thời chấp nhận kết quả để tuyển sinh và thực tế các em đã được xét tuyển. Có kết quả điều tra sẽ soi chiếu quy chế để xử lý, lúc đó sẽ trả về thực tế, thậm chí xử lý ở mức độ cao nhất.
- Nếu các trường có đề xuất rà soát thí sinh nghi vấn, Bộ GD&ĐT sẽ xử lý như thế nào?
- Tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng hiện nay trên tinh thần tự chủ. Chẳng hạn, phương thức thế nào, sử dụng hình thức tuyển sinh ra sao, kết quả của kỳ thi THPT quốc gia ở mức độ nào… là quyền của các trường.
Đương nhiên, chăm lo cho chất lượng, các trường có giải pháp riêng như sơ tuyển, đánh giá năng lực hoặc hệ số điểm cho môn chính. Nói chung, hình thức rất đa dạng. Nếu cần, Bộ GD&ĐT hỗ trợ tùy vào yêu cầu của từng trường. Khi có kết quả cụ thể của các trường, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét.
Tuy nhiên, một giải pháp căn cơ, bài bản mà chúng tôi rất muốn làm là các trường phải siết chặt đào tạo, sàng lọc chuẩn xác, để đến lúc nào đó tuyển sinh trở nên nhẹ nhàng, học sinh không cần phải gian lận.
Nhiều thay đổi trong kỳ thi THPT quốc gia 2019
- Với những bất cập, gian lận của kỳ thi THPT quốc gia 2018, Bộ GD&ĐT có kế hoạch gì để kỳ thi năm sau trong sạch hơn?
- Thứ nhất, chúng ta đang trong lộ trình hoàn thiện hình thức thi tốt nghiệp và tuyển sinh cao đẳng, đại học theo tinh thần của Nghị quyết 29.
Chúng ta cũng đang trong bước chuẩn bị thực hiện chương trình SGK mới với mục tiêu rõ ràng, đó là hình thành phân cấp và năng lực. Kéo theo đó là hoạt động kiểm tra, đánh giá. Kỳ thi THPT quốc gia cũng thuộc bước chuyển đó.
Thứ hai, cũng cần khẳng định nếu so với trước đây, kỳ thi THPT quốc gia hiện nay phù hợp hơn. Không có phương án thi nào hoàn hảo 100%, nhất là trong điều kiện cụ thể. Kỳ thi THPT quốc gia sẽ được tiếp tục trong những năm tới.
Thứ ba, những hạn chế đều đã thấy và phải nghiêm túc, quyết tâm sửa đổi. Có quốc gia mất 70-80 năm để hoàn thiện hình thức thi. Về đề thi, chúng ta phải tiếp tục làm giàu ngân hàng câu hỏi, tăng số lượng, chất lượng để phù hợp tính chất của kỳ thi.
Bên cạnh đó, giải pháp kỹ thuật cần được hoàn thiện, tăng cường bảo mật, hạn chế nguy cơ bị lợi dụng dẫn đến sai phạm.
Công tác phân cấp, kiểm tra, giám sát, thanh tra cần thực hiện kỹ hơn nữa. Tất cả khâu như đề thi, coi thi, lưu trữ bài thi, chấm thi phải được đẩy lên một bước. Đây cũng là dịp rà soát toàn bộ quy trình, quy chế, kỹ thuật để hoàn thiện kỳ thi với tinh thần nghiêm túc.
Tôi mong người dân sẽ biết được tinh thần này tạo nên hứng khởi khi bước vào năm học mới. Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ hoàn thiện hơn năm 2018.
- Hiện Bộ GD&ĐT có những kế hoạch dài hơi như thế nào về đề thi THPT quốc gia?
- Tất nhiên phải có kế hoạch dài hơi về đề thi, tuy nhiên nói kỳ thi “hai trong một” không phản ánh đầy đủ. THPT quốc gia là kỳ thi để đo lường, đánh giá chất lượng của học sinh sau 12 năm học. Đây không phải kỳ thi tốt nghiệp, không phải kỳ thi đại học mà lấy kết quả để xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học.
Xa hơn, qua kết quả này, chúng ta sẽ có những phân tích để hoạch định, điều chỉnh quá trình dạy và học, chuyển từ hướng chú trọng kiến thức sang đánh giá năng lực, sao cho sớm đi vào thực tiễn giáo dục.
Để thực hiện điều đó, quá trình thực hiện đề thi rất khó khăn. Chúng tôi sẽ có những cách làm linh hoạt hơn để huy động được trí tuệ quốc gia.
Hơn nưa thang điêu tra sai pham điêm thi ơ Sơn La Cơ quan công an đã khơi tô vu an liên quan sai phạm điêm thi ơ Sơn La, băt tam giam 3 ngươi nhưng chưa có kêt luân cụ thể về sô bai bi sưa điêm.
Sau khi Bộ GD&ĐT công bố điểm thi, các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bị được xác định có gian lận. Cơ quan công an đã vào cuộc điều tra và khởi tố 9 bị can (Hà Giang 2, Sơn La 5, Hòa Bình 2), bắt tạm giam 7 người.
Đến nay, cơ quan điều tra chưa có kết luận cụ thể về hành vị gian lận, cũng như bao nhiêu bài thi ở Sơn La, Hòa Bình được nâng điểm. Bộ GD&ĐT cũng chưa thể trả lại điểm thi gốc cho thí sinh ở 2 địa phương này.
Theo Zing
Vụ gian lận thi ở Hòa Bình: Hé lộ thêm 3 người bị công an triệu tập
Ngoài 2 đối tượng đã bị khởi tố, 3 người còn lại đa bị Công an Hoa Bình triệu tập lên đê làm rõ những sai phạm trong chấm thi THPT quốc gia 2018 tai tinh nay.
Công an khám nhà đối tượng Nguyễn Khắc Tuấn trong vụ gian lận thi THPT quôc gia tại Hoà Bình. Anh: Bao Lao Đông
Trao đôi vơi Bao Ngươi Đưa Tin, Ông Bùi Trọng Đắc, Giám đốc sở GD-ĐT Hòa Bình cho biết, ngoài 2 người bị bắt thì còn 3 người nữa đã bị công an mời lên làm việc.
Ông Đắc cho biết, những người được mời lên làm việc đều là thành viên của tổ Chấm thi trắc nghiệm, ngoài ra có một người được tăng cường.
Cụ thể, 2 người đã bị khởi tố bắt tạm giam bao gồm:
1. Ông Nguyễn Khắc Tuấn - cán bộ sở GD&ĐT, Ủy viên tổ Chấm thi trắc nghiệm.
2. Ông Đỗ Mạnh Tuấn, Phó Hiệu trưởng trường THCS & THPT Lạc Thủy, Ủy viên tổ Chấm thi trắc nghiệm.
3 người bị công an mời lên làm việc bao gồm:
1. Ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng, sở GD-ĐT, Tổ trưởng tổ Chấm thi trắc nghiệm
2. Ông Đào Ngọc Thuật, giáo viên trường THPT Mường Bi, Ủy viên tổ Chấm thi trắc nghiệm.
3. Ông Nguyễn Tân Hưng, giáo viên THPT Đại Đồng, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Trao đôi vơi Bao Thanh Niên, Ông Nguyễn Đức Lương, Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình cho biêt, ông Nguyễn Tân Hưng được tăng cường biệt phái từ Trường THPT Đại Đồng về Phòng Khảo thí - Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình, để làm việc. Ông Hưng không có tên trong danh sách những người chấm thi trắc nghiệm.
Ông Nguyễn Đức Lương, Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình. Anh: Bao Thanh Niên
Trong danh sách 5 người nói trên, Ông Lương khẳng định 5 người này có liên quan tới công tác chấm thi có dấu hiệu bất thường, nên cơ quan Công an mời tới để làm việc, còn việc có liên quan tới vụ án hay không thì hiện giờ chưa biết.
Bao Lao Đông cho biêt thêm, trước đó, ngày 2.8, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã ra Quyết định số 02 khởi tố vụ án hình sự "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" để điều tra về hành vi có dấu hiệu làm sai lệch kết quả thi của các thí sinh khi chấm thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh này.
Đên ngày 3.8, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tiếp nhận vụ án và ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng liên quan đến sai phạm kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại tỉnh Hòa Bình là ông Đỗ Mạnh Tuấn - Hiệu phó Trường THCS & THPT Lạc Thủy và ông Nguyễn Khắc Tuấn - cán bộ Sở GD-ĐT Hòa Bình.
Hiện tai, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang khẩn trương điều tra làm rõ toàn bộ vụ án để xử lý theo quy định của pháp luật.
Đăng Manh tông hơp
Theo phununews
Phó hiệu trưởng và chuyên viên khảo thí sửa điểm thi ở Hòa Bình là ai? Liên quan sai phạm điểm thi ở Hòa Bình, ông Nguyễn Khắc Tuấn và Đỗ Mạnh Tuấn đã bị bắt về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Ngày 3/8, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tiếp nhận vụ án và ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối...