Đã có bản đồ rạn san hô biển sâu lớn nhất thế giới
Các nhà khoa học đã lập bản đồ rạn san hô biển sâu lớn nhất, trải dài trên hàng trăm km ngoài khơi Đại Tây Dương, trong vùng biển của Mỹ.
Rạn san hô kéo dài khoảng 500 km từ bang Florida đến bang South Carolina, và tại một số điểm có chiều rộng lên tới 110 km. Tổng diện tích gần gấp 3 lần diện tích của vườn quốc gia Yellowstone.
Ông Derek Sowers, trưởng nhóm phụ trách hoạt động lập bản đồ của Quỹ Thám hiểm Đại dương Mỹ và là tác giả chính của nghiên cứu, nói với báo USA Today: “Về cơ bản, đây là khu gò san hô dưới biển sâu lớn nhất thế giới đã được ghi nhận cho đến nay”. Ông gọi đây là một “ hệ sinh thái khổng lồ” và “tuyệt vời”.
Một con cá alfonsino bơi phía trên ụ san hô nước lạnh ở ngoài khơi bờ biển phía đông nam Mỹ. Ảnh NOAA
Thông tin về thành công này đã được đăng trên một bài báo do tạp chí khoa học Geomatics xuất bản. Bài viết trình bày chi tiết về chiến dịch kéo dài nhiều năm của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) và các đối tác.
Vùng gò này được tạo thành từ các ụ san hô nước lạnh. Chúng được hình thành trong thời gian dài từ vật liệu xương của “san hô đá” và cả trầm tích bị vụn san hô giữ lại.
Theo tờ The Guardian, mặc dù từ năm 1960, các nhà nghiên cứu đã biết rằng san hô có ở ngoài khơi Đại Tây Dương, diện tích san hô vẫn còn là một bí ẩn cho đến khi công nghệ lập bản đồ dưới nước mới giúp tạo ra hình ảnh 3D của đáy đại dương.
“Khoảng 75% đại dương trên thế giới vẫn chưa được lập bản đồ ở độ phân giải cao và khoảng 50% vùng biển của Mỹ hiện chưa được lập bản đồ”, ông Sowers cho biết.
Rạn san hô nói trên được tìm thấy ở độ sâu từ 200 – 1.000 mét, nơi ánh sáng mặt trời không xuyên qua được. Các nhà khoa học cho biết, các rạn san hô sâu cung cấp môi trường sống cho cá mập, cá kiếm, sao biển, bạch tuộc, tôm và nhiều loại cá khác.
“Tẩy trắng” san hô, có kỹ thuật mới giúp ngăn ngừa
Các rạn san hô nhiệt đới được các nhà khoa học và thợ lặn biết đến nhiều hơn vì dễ tiếp cận hơn. Great Barrier ở Úc, hệ thống rạn san hô nhiệt đới lớn nhất thế giới, trải dài khoảng 2.300 km.
Theo ông Sowers, hoạt động tìm kiếm dưới đáy đại dương sẽ tiếp tục diễn ra. Ông dự đoán sẽ còn nhiều rạn san hô lớn hơn nữa sẽ được tìm thấy trong tương lai.
Tổng thống Joe Biden vận động nhóm cử tri da màu
Ngày 8/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên án tư tưởng "người da trắng thượng đẳng" và bạo lực chính trị khi phát biểu trước các cử tri người da màu tại bang South Carolina trong khuôn khổ chiến dịch tranh cử.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Blue Bell, Pennsylvania, ngày 5/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Chuyến thăm của ông Biden tới bang South Carolina nhằm củng cố niềm tin của khu vực bầu cử quan trọng khi sự ủng hộ ông tại đây đã suy giảm kể từ khi nhậm chức.
Tại nhà thờ Mother Emanuel AME, một trong những nhà thờ lâu đời và nổi tiếng của cộng đồng người Mỹ gốc Phi và cũng là nơi xảy ra vụ xả súng mang tính chất phân biệt chủng tộc làm 9 người thiệt mạng năm 2015, Tổng thống Biden khẳng định tư tưởng "người da trắng thượng đẳng" là "chất độc" gây chia rẽ đất nước trong suốt lịch sử và tư tưởng này không được phép tồn tại ở Mỹ. Ông đồng thời nêu bật nỗ lực của chính quyền trong việc giảm lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở người da màu và chống phân biệt đối xử về nhà ở.
Trong bài phát biểu, Tổng thống Biden cũng chỉ trích cuộc bạo loạn ngày 6/1/2021 tại Đồi Capitol. Vụ bạo loạn này do những người ủng hộ ông Donald Trump tiến hành nhằm lật ngược thất bại của ứng cử viên đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Bên cạnh đó, Tổng thống Biden cũng cảm ơn những cử tri da màu đã góp phần giúp ông đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
South Carolina là "bang chiến trường" lâu đời trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Nhóm vận động tranh cử của ông Biden cho biết ông sẽ trở lại bang South Carolina trước cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ vào ngày 3/2 tới.
Đây là bài phát biểu tranh cử thứ hai của ông Biden kể từ khi ông khởi động chiến dịch tái tranh cử. Trước đó, ngày 6/1 vừa qua, ông Biden đã khởi động chiến dịch tái tranh cử tại bang Pennsylvania, trong đó khẳng định sẽ coi việc bảo vệ và duy trì nền dân chủ của Mỹ là cam kết trọng tâm của ông trong cuộc tranh cử này.
Những tiểu bang có khả năng loại ông Trump khỏi bầu cử sơ bộ Maine đã trở thành tiểu bang thứ hai ở Mỹ cấm cựu Tổng thống Donald Trump tham gia bầu cử sơ bộ để lựa chọn ứng cử viên đại diện đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử Tổng thống 2024. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Getty Images Tòa án cấp cao Maine vừa ra phán quyết loại cựu Tổng thống Trump...