Đã có 56 người tử vong do chó dại cắn
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cảnh báo sự nguy hiểm của bệnh dại tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh chiều 14/9.
Bệnh dại chỉ phòng được chứ không cứu được, nếu đã bị dại thì gầ như 100% là tử vong (ảnh minh họa)
Theo đó, từ đầu năm đến nay cả nước đã có 56 người tử vong do bệnh dại, số ca tử vong này bằng số ca dại tử vong trong cả năm 2016.
Theo các chuyên gia y tế, dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh. Người bị mắc bệnh dại do bị lây truyền vi rút dại qua vết cắn, vết cào, liếm của động vật bị dại trên da bị tổn thương (thường là chó, mèo). Người đã bị bệnh dại gần như tử vong 100%, trên thế giới hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Video đang HOT
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cảnh báo sự nguy hiểm của bệnh dại bởi thống kê trong nhiều năm cho thấy, trong tổng số các ca bệnh tử vong do bệnh không truyền nhiễm, riêng số ca tử vong do dại đã chiếm 1/3. Do vậy người dân cần nâng cao cảnh giác với bệnh nguy hiểm này.
“Dại chỉ phòng được chứ không cứu được do vậy việc dự phòng, tiêm phòng bệnh dại và quản lý đàn chó nuôi không tốt thì bệnh dại còn đe dọa tính mạng người dân”, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Để chủ động phòng chống bệnh dại, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân phải tiêm phòng cho 100% chó, mèo nuôi đầy đủ và nhắc lại hằng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm; diệt chó chạy rông, chó vô chủ; không nên đùa nghịch, chọc phá các con vật nuôi.
Bên cạnh đó, theo khuyến cáo của Cục Y tế Dự phòng, khi bị chó, mèo cắn người dân cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại. Vết thương cần được rửa sạch với cồn 70%, cồn iod hoặc povidone-iodine (nếu có). Hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.
Theo Danviet
Đại án OceanBank:LS đưa bằng chứng về chỉ đạo của ông Đinh La Thăng
Bào chữa cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, luật sư Nguyễn Minh Tâm đã trưng ra văn bản ngày 7.9.2010 do Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) Đinh La Thăng ký. Văn bản này yêu cầu các đơn vị thành viên thuộc PVN và các nhà thầu dầu khí phải thực hiện mở tài khoản tại OceanBank, thực hiện các giao dịch qua tài khoản tại OceanBank.
LS Nguyễn Minh Tâm (Anh: Zing)
Chiều 14.9, phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm và đồng phạm diễn ra với phần bào chữa của các luật sư (LS). Tham gia bào chữa cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Tổng Giám đốc Oceanbank, LS Nguyễn Minh Tâm cho rằng, Viện KS đã cáo buộc Nguyễn Xuân Sơn lợi dụng uy tín, vị thế và sự phụ thuộc của OceanBank vào nguồn tiền của PVN để gây áp lực và chi phối lãnh đạo OceanBank phải chi tiền lãi ngoài, nhằm thực hiện mục đích cá nhân là chưa phù hợp.
Để dẫn chứng, LS Tâm đã trưng ra văn bản ngày 7.9.2010 do ông Đình La Thăng lúc đó là Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký. Văn bản yêu cầu các đơn vị thành viên thuộc PVN và các nhà thầu dầu khí phải thực hiện mở tài khoản tại OceanBank, thực hiện các giao dịch qua tài khoản tại OceanBank bao gồm: Cấp phát vốn, thanh toán, gửi tiền, và các dịch vụ tài chính khác, trong đó có các quan hệ tài chính giữa các đơn vị với nhau. Các đơn vị khẩn trương phối hợp với OeanBank thực hiện và phải báo cáo kết quả về Tập đoàn trước ngày 15.10.2010.
Theo LS Tâm, văn bản này thể hiện rất rõ tinh thần chỉ đạo của ông Đinh La Thăng. Ông cho rằng không cần xét hình thức chỉ đạo, cần phải xét nội dung chỉ đạo và đây là chỉ đạo của Chủ tịch HĐTV chứ không phải của Tổng GĐ PVN.
Vẫn theo LS Tâm, nội dung đó có thể rút ra kết luận quan hệ giữa PVN và OceanBank đã được hai Chủ tịch của hai đơn vị thống nhất, thỏa thuận và triển khai cam kết hỗ trợ tối đa trước khi Nguyễn Xuân Sơn được PVN giới thiệu sang OceanBank công tác.
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn.
Sau khi phân tích, LS Tâm cho rằng, ở PVN không ai có thể làm trái thỏa thuận cam kết đó để thực hiện mục đích cá nhân, kể cả Nguyễn Xuân Sơn. Dù thế nào Nguyễn Xuân Sơn cũng không thể làm trái quy định băng văn bản này. "Nguyễn Xuân Sơn có dám dùng tư cách cá nhân yêu cầu các đơn vị gửi tiền vào PVN hay không? Đương nhiên là không! Vì thế không thể quy buộc Nguyễn Xuân Sơn đã lợi dụng uy tín, vị thế và sự phụ thuộc của OceanBank vào nguồn tiền của PVN để gây áp lực và chi phối lãnh đạo OceanBank phải chi tiền lãi ngoài, nhằm thực hiện mục đích cá nhân", LS Tâm đặt vấn đề.
Trước đó, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn bị Viện KS đề nghị mức án tử hình về tội Tham ô tài sản, tù chung thân về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, 16 - 18 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp hình phạt chung là tử hình. Bị cáo Sơn là trường hợp bị đề nghị mức án nặng nhất trong tổng số 51 bị cáo.
Theo Danviet
Luật sư bắt đầu gỡ tội tử hình cho Nguyễn Xuân Sơn Luật sư Nguyễn Minh Tâm - người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn - nói trong phần tranh luận rằng nghe thân chủ bị đề nghị mức án tử hình ông thấy "lạnh người". VKS công bố đề nghị tử hình Nguyễn Xuân Sơn, chung thân Hà Văn ThắmTrong số 51 bị cáo, cựu chủ tịch Oceankbank bị đề nghị mức...