Đã có 238 người lớn mắc bệnh sởi
Hiện tại, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương có 313 trường hợp mắc sởi, trong đó 75 bệnh nhi, còn lại là người lớn.
Theo ông Nguyễn Văn Kính, Viện trưởng Viện Nhiệt đới Trung ương, hiện tại, Bệnh viện có 313 casởi, trong đó có 75 bệnh nhi, còn lại là người lớn. Bất cứ ai không có miễn dịch (người chưa được tiêm phòng hoặc đã được tiêm phòng nhưng không tạo được miễn dịch) đều có thể mắc sởi.
“Sởi không chỉ hoành hành ở bệnh viện nhi với nhiều ca diễn biến nặng mà sởi đã bắt đầu tấn công người lớn”, ông Kính nói.
Đối với sởi ở người lớn, diễn biến bệnh bình thường, chỉ biến chứng khác trẻ em. Nếu ở trẻ, biến chứng nguy hiểm nhất là bội nhiễm đường hô hấp, suy hô hấp nặng, thì sởi ở người lớn, nguy hiểm nhất là biến chứng do não viêm, bệnh nhân có thể tử vong. Nhưng may mắn, đến nay dù nhiều ca biến chứng sởi nặng ở người lớn phải nhập viện nhưng chưa có ca tử vong nào.
Video đang HOT
Sởi không chỉ hoành hành ở bệnh viện nhi với nhiều ca diễn biến nặng mà sởi đã bắt đầu tấn công người lớn.
Theo ông Kính, mọi đối tượng chưa tiêm sởi, chưa mắc sởi đều có thể bị sởi (ngay cả với trẻ dưới 9 tháng tuổi). Vì vậy, trẻ em từ 2 tháng tuổi, 6 tháng tuổi tới 9 tháng tuổi đều có thể mắc bệnh sởi. Ngoài ra, người lớn chưa được tiêm chủng, không có miễn dịch nên khi có dịch sởi họ cũng dễ mắc.
Theo ông Kính, trẻ em không được tiêm vắc-xin phòng bệnh có nguy cơ mắc sởi và các biến chứng cao nhất, có thể tử vong. Phụ nữ mang thai không được tiêm phòng cũng có nguy cơ mắc sởi. Virus sởi rất dễ lây qua ho và hắt hơi, tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết nhiễm bệnh của mũi hoặc họng. Virus vẫn hoạt động và dễ lây trong không khí hoặc trên các bề mặt bị nhiễm trong gần 2 giờ. Nó có thể lây truyền từ người mắc bệnh trong vòng 4 ngày trước khi bắt đầu phát ban cho tới 4 ngày sau khi phát ban. Dịch sởi có thể bùng phát làm nhiều người tử vong, đặc biệt là giới trẻ, trẻ em suy dinh dưỡng.
Để phòng, chống bệnh sởi, cách tốt nhất là nên đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin sởi đầy đủ, đúng lịch. Ngoài ra, người dân không nên nghe theo lời đồn thổi như tắm hạt mùi để phòng sởi, vì không hiệu quả.
Sởi gây hại cho phụ nữ mang thai Phụ nữ dự định có thai mà chưa được tiêm phòng sởi thì nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm phòng vì khi đang mang thai sẽ không được tiêm phòng sởi. Phụ nữ bị sởi trong khi mang thai cũng có nguy cơ biến chứng nặng và thai kỳ có thể kết thúc do sẩy thai hoặc sinh non. Những người khỏi bệnh sởi sẽ có miễn dịch với sởi suốt đời.
Theo Khampha
Bộ Y tế yêu cầu thiết lập khu riêng để điều trị bệnh sởi
Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành chỉ đạo BV thiết lập khu vực riêng để khám, điều trị bệnh nhân mắc sởi và phân luồng khám chữa bệnh để hạn chế lây lan.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện tuyến dưới cần có khu điều trị riêng cho sởi. Ảnh: Lê Hiếu.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, năm 2014 bệnh sởi có những diễn biến phức tạp. Tính hết ngày 16/4 đã có gần 3.200 trường hợp mắc sởi trong tổng số hơn 8.400 người bị phát ban nghi mắc bệnh sởi trong toàn quốc.
Số mắc chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi chưa được tiêm vắcxin phòng sởi và có nhiều bệnh nhân nhập viện vượt tuyến gây hiện tượng quá tải cục bộ tại một số bệnh viện tuyến Trung ương. Điều này làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Để kiểm soát dịch sởi trong thời gian tới, giảm quá tải, lây nhiễm chéo tại các bệnh viện và giảm tử vong, Bộ Y tế đề nghị giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương thực hiện việc giám sát chặt tình hình bệnh sởi tại cộng đồng và các cơ sở y tế.
Bộ yêu cầu các Sở Y tế tổ chức đánh giá tình hình dịch bệnh một cách chính xác để có các biện pháp phòng chống phù hợp, hiệu quả. Ngoài ra phải thực hiện báo cáo hàng ngày tình hình dịch bệnh sởi về Cục Y tế Dự phòng để tổng hợp, dự báo tình hình dịch.
Các đơn vị trên cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt việc tiêm phòng vắc xin sởi và tiêm vét nhằm đảm bảo đạt trên 95% số trẻ em trong đối tượng được tiêm vắcxin sởi và đảm bảo an toàn tiêm chủng theo quy định, hoàn thành trong tháng 4 này. Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố cần khẩn trương tổ chức phân tuyến điều trị tại các bệnh viện, không để tình trạng chuyển tuyến các bệnh nhân trong khả năng điều trị để tránh lây nhiễm bệnh sởi và các bệnh đường hô hấp. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu các bệnh viện cần thực hiện khám sàng lọc, phân loại bệnh nhân, khử khuẩn buồng bệnh và thường xuyên hướng dẫn người chăm sóc trẻ thực hiện các biện pháp phòng bệnh để hạn chế lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Theo Xahoi
Qua đường thiếu quan sát, người đàn ông bị xe tải cán chết Chạy xe đạp chở củi từ xóm bên đưa về, do thiếu quan sát khi sang đường nên một người đàn ông đã bị một chiếc xe ben chạy cùng chiều cán qua đầu, khiến người này tử vong tại chỗ. Khoảng 10h sáng 15/2, trên QL1A, đoạn qua thôn Tân Lợi 2, xã Thanh Phong, huyện Thanh Liêm (Hà Nam) đã xảy...