Đã có 22 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD
6 tháng đầu năm 2020, cả nước ghi nhận 22 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong số này có 4 mặt hàng đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD.
6 tháng đầu năm 2020, cả nước ghi nhận 22 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD
Theo Tổng cục Thống kê, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, đặc biệt tại các nước đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam đã ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất, nhập khẩu của nhiều mặt hàng.
Mặc dù vậy, sau nửa chặng đường của năm 2020, cả nước ghi nhận có 22 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 86,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, có 4 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 52,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trong đó điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 21,5 tỷ USD, chiếm 17,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Video đang HOT
Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 19,3 tỷ USD, tăng 24,2%; hàng dệt may đạt 12,8 tỷ USD, giảm 15,5%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 10,3 tỷ USD, tăng 25,2%…
Nhìn chung, tỷ trọng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó, điện thoại và linh kiện chiếm 91,7%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 70,4%; giày dép chiếm 77,8%; hàng dệt may 58%.
Ở chiều xuất khẩu, trong 6 tháng, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 117,17 tỷ USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 51,55 tỷ USD, tăng 0,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 65,62 tỷ USD, giảm 5,4%.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, Việt Nam cũng có 22 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 81,2% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 6 tháng, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 34,8 tỷ USD, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước.
Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu 6 tháng đầu năm, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 109,5 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 93,5% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu.
Đáng chú ý, số mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD của 6 tháng đầu năm nay bằng với cùng kỳ năm 2019, cùng là 22 mặt hàng. Tuy nhiên, điểm khác biệt nằm ở danh mục mặt hàng nhập khẩu đã giảm từ 26 mặt hàng có giá trị nhập khẩu trên 1 tỷ USD nửa đầu năm 2019 xuống còn 22 mặt hàng.
PMI của Việt Nam vượt ngưỡng 50 điểm
Lĩnh vực sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 6 nhờ thành công trong việc đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 và niềm tin kinh doanh cải thiện, thể hiện qua sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng trở lại.
Cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng trở lại trong tháng 6. Ảnh: N.H
Chỉ số Nhà quản trị mua hàng PMI của Viêt Nam tăng từ mức 42,7 điểm trong tháng 5 lên mức 51,1 điểm trong tháng 6 và nằm trên ngưỡng trung tính 50 điểm lần đầu tiên trong năm tháng. Kết quả chỉ số thể hiện tình trạng tiếp tục phục hồi kể từ khi PMI đạt mức thấp kỷ lục vào tháng 4.
Số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng lần đầu tiên trong 5 tháng với mức tăng mạnh và nhanh nhất trong gần một năm qua. Những người trả lời khảo sát cho biết đại dịch Covid-19 được kiểm soát ở Viêt Nam đã góp phần làm tăng số lượng đơn đặt hàng mới. Cả lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa trung gian đều có số lượng đơn đặt hàng mới tăng, nhưng lĩnh vực hàng hóa đầu tư cơ bản lại có số lượng đơn đặt hàng giảm.
Trong khi tổng số lượng đơn đặt hàng mới tăng, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới lại giảm do những hạn chế trong di chuyển quốc tế và tình trạng đóng cửa công ty ở một số thị trường xuât khâu.
Sản lượng cũng có dấu hiệu tăng trở lại trong tháng 6 do tác động của lĩnh vực hàng tiêu dùng. Mặc dù số lượng đơn đặt hàng mới tăng vào cuối quý 2, vẫn có dữ liệu cho thấy năng lực sản xuất chưa được sử dụng hết.
Các công ty cho biết chi phí đầu vào trong tháng 6 đã tăng lần đầu tiên trong ba tháng. Ở nhưng nơi tăng giá đầu vao, những người trả lời khảo sát nêu nguyên nhân là do khan hiếm một số loại nguyên vật liệu. Tuy nhiên, tốc độ tăng chi phí là chậm hơn so với mức trung bình của lịch sử chỉ số khi nhu cầu hàng hóa đầu vào tương đối yếu. Trong khi một số công ty đối phó với mức chi phí tăng bằng cách tăng giá bán hàng, những công ty khác lại tiếp tục giảm giá bán trong bối cảnh nhu cầu yếu.
Các thành viên nhóm khảo sát cho biết những vấn đề trong chuỗi cung ứng tiếp tục diễn ra do đại dịch Covid-19, đặc biệt liên quan đến các mặt hàng nhập khẩu.
Niềm tin rằng COVID-19 đã được kiểm soát ở Viêt Nam và số lượng đơn đặt hàng mới sẽ tăng củng cố tâm lý lạc quan rằng sản xuất sẽ tăng trong năm tới. Tâm lý kinh doanh đã được cải thiện mạnh mẽ tháng thứ hai liên tiếp và là mức cao nhất kể từ tháng 1.
Bình luận về kết quả khảo sát mới đây, Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại IHS Markit, nói, lĩnh vực sản xuất Việt Nam trong tháng 6 đã tăng trưởng trở lại nhờ việc Covid-19 được kiểm soát và kéo theo đó là nhu cầu khách hàng ở Việt Nam đã cải thiện. Rào cản lớn nhất cho việc phục hồi mạnh mẽ dường như là kết quả hoạt động của nền kinh tế thế giới khi ảnh hưởng của virus vẫn đang lan rộng.
Tâm lý kinh doanh cải thiện, chỉ số PMI ngành sản xuất của Việt Nam phục hồi mạnh Tháng 6, tâm lý kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ, song hành cùng với sự phục hồi đáng kể ở chỉ số PMI ngành sản xuất giúp củng cố quan điểm lạc quan rằng nền kinh tế Việt Nam đang đi lên. "Rào cản lớn nhất cho việc phục hồi mạnh mẽ dường như là kết quả hoạt động của nền kinh...