Đã chát lại chua, mắc sim rừng Tây Bắc vẫn được mua tơi tới
Có vị chát, lại có cả vị chua nhưng vẫn được bán với giá gần 100.000 đồng/kg, vậy mà cả ngàn người vẫn đổ xô tìm mua tới tới thứ quả rừng Tây Bắc này cho thỏa cơn thèm thuồng. Đó là quả mắc sim rừng.
Tầm tháng 8 đến tháng 10 hàng năm, khi nắng thu trải vàng trên những thửa ruộng bậc thang bát ngát cũng là thời điểm những cô gái Thái lên rừng tìm quả mắc sim.
Mắc sim là tên tiếng Thái để chỉ một loại quả rừng màu xanh giống quả mướp đắng, dài khoảng 5 – 7cm, vỏ xù xì và hơi ráp. Mắc sim chứa rất nhiều nhựa. Khi cắt, những dòng nhựa trắng trong như sữa mẹ tuôn ra, đề lộ phần thịt quả có vị chua và chát khé cổ.
Quả mắc sim chủ yếu được dùng để ăn sống. Khi ăn thường gói kèm với củ đậu thái lát, me chua, chẳm chéo.. tạo nên món ăn hội tụ đủ các vị chua, chát, cay , mặn và cuối cùng là ngọt dịu nơi cuống họng rất hấp dẫn.
Chua chát là vậy nhưng quả mắc sim lại được người dân Sơn La rất ưa chuộng. Họ thường kết hợp nó với 1 số loại hoa quả khác như: Củ đậu, táo mèo, me chua, tạo nên món ăn vặt cực ngon trong những cuộc tụ tập, hàn huyên.
Chị Lò Thị Quyên ( xã Hua La, Tp Sơn La) cho biết: “Mắc sim rất chát nhưng khi ăn cùng củ đậu và chẳm chéo thì lại ngon tuyệt. Mùa này, mỗi ngày tôi bán được khoảng 30-50kg mắc sim và củ đậu. Đắt hàng nhất vào tầm buổi trưa khi các chị em công sở tan làm, họ mua rất nhiều.”
Việc tìm và hái mắc sim khá là vất vả mà số lượng quả cũng không có nhiều nên giá bán loại quả này khá đắt. Mỗi chùm 5 quả mắc sim được bán với giá 10-15.000 đồng, tương đương gần 100.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Mắc sim, củ đậu, me non được chị em người Thái bày bán rất nhiều ở đường phố Sơn La luôn thu hút người mua.
Chị Quyên cho biết thêm, ngoài bán quả, chị còn giúp khách gọt vỏ và cắt sẵn nếu có nhu cầu. Khách cũng đc tặng kèm chẳm chéo (1 loại thức chấm phổ biến của người Thái dùng để chấm các loại quả chua, rau và thịt) để ăn kèm nên họ rất thích.
Ngoài việc được bày bán ở các khu chợ truyền thống, quả mắc sim còn được rao bán rôm rả trên mạng xã hội, thu hút rất nhiều lượt mua và quan tâm. Đa phần đều được bán dưới dạng combo để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng muốn thưởng thức món ăn vặt, chua ứa miếng đến từ rừng núi này.
Theo Danviet
Sơn La: Xót xa nhìn vườn hồng tiền tỷ đỏ rực ngập trong lũ bùn
Mưa lũ xảy ra vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 đã khiến mực nước suối Nậm La dâng cao, gây ngập lụt nhiều vườn hoa hồng tiền tỷ của các hộ dân ở bản Hụm (xã Chiềng Xôm, TP Sơn La, tỉnh Sơn La). Những vườn hồng tiền tỷ này đang có nguy cơ mất trắng, khiến người nông dân nợ chồng lên nợ.
Trao đổi với Dân Việt, ông Lèo Văn Hưởng, Phó chủ tịch UBND xã Chiềng Xôm (thành phố Sơn La), cho biết: Hiện nay, trên địa bàn xã có 60ha hoa hồng đã cho thu hoạch. Nhưng cơn lũ cuối tháng 8 vừa rồi đã làm mất trắng khoảng 70% diện tích hoa hồng. Phải cần ít nhất 3 tháng mới hồi phục lại như ban đầu, số tiền bà con phải bỏ ra để khắc phục là rất lớn.
Theo ông Hưởng, một năm, nếu hoa tốt, được giá, 1ha hoa hồng có thể cho thu 1 tỷ đồng/năm, trung bình thu từ 700 đến 800 triệu/ha/năm. Sau khi trừ chi phí chăm sóc, bà con cũng thu lãi từ 300 - 400 triệu/ha/năm.
Chia sẻ với Dân Việt, bà Nguyễn Thị Hòa, bản Hụm, tâm sự: Gia đình tôi trồng 1,1ha hoa hồng. Bình quân, cứ 2 ngày thì lại cắt một lần, cắt hết vườn thu được từ 9.000 bông đến 10.000 bông. Với giá 3.000đ/bông to và 1.500đ/bông bé, nếu bán đổ xô 1 buổi cắt cũng thu từ 17 - 18 triệu đồng. Giờ bị lũ ngập như này phải cần thời gian 3 tháng để hồi phục.
"Bà con chăm hoa hồng chủ yếu để bán vào dịp 20.10 và 20.11. Thời điểm đó, một bông của nó bán được từ 5 - 6.000 đồng. Cả năm, người trồng hoa chúng tôi chỉ trông chờ vào những tháng này, giờ thì trắng tay rồi. Nhà tôi còn nợ ngân hàng 700 triệu đồng, nếu vụ này không xảy ra lũ lụt thì gia đình đã có thể trả được nửa số tiền nợ rồi. Bị lũ thế này, giờ phải cần đầu tư thêm ít nhất hơn trăm triệu nữa may ra mới phục hồi được" - bà Hoài bùi ngùi.
Những bông hồng xơ xác nằm ngổn ngang giữa dòng nước lũ đục ngầu
Anh Lý Văn Hùng là một trong những hộ bị thiệt hại nặng nhất, gần như mất trắng hoàn toàn. Cách đây 2 năm, anh Hùng rời quê hương Mê Linh (Vĩnh Phúc) lên bản Hụm lập nghiệp với hy vọng đổi đời. Tại đây anh Hùng thuê lại ruộng của người dân sở tại để trồng cây hoa hồng. "Để có vườn hồng này, gia đình phải đi vay ngân hàng 500 triệu đồng cộng với 900 triệu vay mượn của bạn bè, người thân. Tổng chi phí bỏ ra là 1,4 tỷ đồng. Vườn nhà em rất tốt, lứa hoa đang dày đặc, nào ngờ lũ to đến làm thiệt hại 70% diện tích" - anh Hùng buồn rầu.
"Năm nào cũng vậy, vào ngày 30.6 và 30.12 người dân sở tại cho em thuê đất lại đòi tiền. Mất vụ này, phải cần đến 300 triệu đồng khắc phục được. Phải hơn 2 tháng trời may ra mới cho cắt những bông hoa đầu tiên. Em không biết phải lấy tiền ở đâu để vừa trả nợ vừa phục hồi lại vườn hồng" - anh Hùng than thở.
Theo anh Hùng, cách khắc phục bây giờ là dùng nước phun, rửa bùn đất bám trên cây, cây nào sống được thì tốt, còn không thì bấm tỉa hết đi những cây đã hỏng và giữ lại gốc. Đợi khi nào nước rút, bắt đầu khô đất rồi bón phân, phun thuốc đầy đủ thì cây mới hồi phục được.
Do nằm ở vùng trũng thấp nên hầu hết diện tích hoa hồng nhà anh Hùng bị ngập úng
Cách khắc phục ban đầu là dùng vòi phun các lớp bùn bám trên cây
Theo Danviet
Vào mùa, hàng trăm người dân Hà Tĩnh thích thú đổ lên đồi hái sim Trung bình một ngày, người dân Hà Tĩnh hái được khoảng 30 kg sim, cho thu nhập 500.000 đồng. Từ đầu tháng 8 đến nay, mỗi ngày có hàng trăm người dân đổ xô lên các ngọn đồi ở xã Thạch Tiến, Thạch Ngọc (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) hái sim đem về bán ở chợ, hoặc nhập cho thương lái. Quả sim...