Czech tái sản xuất L-39, Việt Nam có nên mua?
Công ty sản xuất máy bay Aero Vodochody (Cộng hòa Czech) tiết lộ rằng, họ đang tính tới việc tái sản xuất máy bay huấn luyện chiến đấu L-39 Albatros.
Aero Vodochody cho biết, họ đã tiến hành nghiên cứu thị trường và xác định rằng nhu cầu đối với một mẫu máy bay huấn luyện L-39 thế hệ mới tồn tại ở các quốc gia châu Phi, Đông Nam Á, Mỹ Latinh và Trung Đông, nơi mà các lực lượng vũ trang nhiều nước đang sử dụng L-39 được sản xuất trước kia.
“Không những chúng tôi hoàn toàn có khả năng sản xuất máy bay huấn luyện/tấn công hạng nhẹ L-159 (thế hệ hiện tại), mà còn thế hệ tiếp theo của L-39 với thiết kế đơn giản mà chúng tôi tin là sẽ có nhu cầu đáng kể”, ông Marek Dospiva – đồng sở hữu công ty cổ phần tư nhân Penta Investment nói hôm 14/7.
Máy bay huấn luyện L-39 của Không quân Nhân dân Việt Nam.
Video đang HOT
L-39 là thiết kế thành công nhất của hãng Aero Vodochody với hơn 2.800 chiếc vẫn còn hoạt động trong hơn 30 lực lượng không quân trên thế giới cho tới tận ngày nay. Mặc dù, hiện nay Aero đã có mẫu thiết kế L-159 mới có tính năng hiện đại hơn những vẫn không thể vượt qua được cái bóng của L-39.
L-39 trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt Progress/Ivchenko AI-25TL cho tốc độ cận âm 750km/h, tầm bay 1.000km. Máy bay có khả năng mang 1,2 tấn vũ khí trên 4 điểm treo trên cánh (mang được tên lửa đối không K-13; rocket, bom, súng máy).
Không quân Nhân dân Việt Nam đang sử dụng số lượng tương đối L-39 cho nhiệm vụ huấn luyện, đào tạo phi công. Tuy nhiên, số máy bay này đã khá cũ, độ tin cậy giảm. Việc Aero Vodochody có thể tái sản xuất L-39 (được tích hợp công nghệ hiện đại) là tin vui với Việt Nam và nhiều nước.
Giá cả của L-39 có thể sẽ rẻ hơn nhiều so với các máy bay huấn luyện hiện đại trong khi vẫn đảm bảo được yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện. Bên cạnh đó, Việt Nam đã có thời gian sử dụng khá lâu dài L-39, đã có đầy đủ nhân lực hiểu biết về máy bay, có cơ sở hạ tầng bảo dưỡng. Do vậy sẽ giảm bớt chi phí thay vì mua một loại máy bay mới.
Theo Giáo Dục
Nga chào bán máy bay chiến đấu Yak-130 cho Việt Nam
Ngay 15-5, Cơ quan hợp tác quân sự-kỹ thuật Liên bang Nga cho biêt, nươc nay đang xuc tiến công việc để chuân bi đưa loại máy bay huấn luyện-chiến đấu Yak-130 thâm nhập thị trường Việt Nam.
Tra lơi phỏng vấn hãng Itar-tass, giam đôc Aleksandr Fomin cho biết: "Cơ quan hợp tác quân sự-kỹ thuật Liên bang Nga hiện tại đang triển khai công viêc để thúc đẩy viêc đưa loại máy bay này tới thị trường Việt Nam, Mông Cổ và những nước khác ơ châu My La-tinh".
Ông Fomin cho biêt thêm rằng phía Nga dự định se tham gia hàng loạt cac cuộc tranh thầu để cung cấp đến các nước thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương những lô may bay chiến đấu đa năng, các phương tiện phòng không và kỹ thuật trực thăng cũng như tàu ngầm.
Yak-130 là loai máy bay huấn luyện chiến đấu/cường kích hạng nhẹ 2 chỗ ngồi do Cục thiết kế Yakovlev cua Nga và công ty Aermacchi cua Italia hợp tác phát triển. Mẫu máy bay này được thiết kế để đảm nhận nhiệm vụ chính la huân luyên phi công điều khiển máy bay chiến đấu thế hệ 4 va 5.
May bay huân luyên chiên đâu Yak-130
Yak-130 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Progress AI-222-25 cho tốc độ tối đa 1.050km/giơ, tầm bay 2.546km, trần bay 12.500m.
Ngoai ra, ông con cho biêt Nga co thê se thanh lâp cac trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa vũ khí, thiết bị quân sự tai Viêt Nam va Indonesia trên cơ sở đồng đẳng.
Theo ông, cơ chế dịch vụ sau khi bán sản phẩm ra nước ngoài hình thành không chỉ thông qua việc tổ chức xí nghiệp liên doanh sửa chữa và bảo trì thiết bị quân sự, mà cả bằng cách thành lập các trung tâm dịch vụ kỹ thuật tương ứng trên lãnh thổ khách hàng nước ngoài.
Theo ANTD
Nga sẽ bàn giao đủ cho Syria 36 chiếc Yak-130 Nhật báo "Kommersant" của Nga đưa tin hôm 5-5 là đến cuối năm 2016, Nga sẽ cung cấp đủ cho Syria 36 máy bay huấn luyện - chiến đấu Yak-130. Điều này được đưa ra trong lịch trình do công ty "Rosoboronexport" của Nga và Tập đoàn xây dựng hàng không Thống nhất lập ra. Theo kế hoạch này, cho tới cuối năm...