Cyprus tước quốc tịch của nhiều người thuộc diện ‘Hộ chiếu Vàng’
Ngày 12/10, Cyprus thông báo sẽ tước quốc tịch của 10 cá nhân trong số hàng nghìn người được hưởng lợi từ chương trình “ Hộ chiếu Vàng” của nước này.
Trong thông báo, người phát ngôn Chính phủ Cyprus Niovi Parisinou cho biết những người bị tước quốc tịch bao gồm 3 nhà đầu tư và 7 người trong diện phụ thuộc. Tuy nhiên, danh tính và quốc tịch của những người này không được tiết lộ.
Cyprus đã cấp hộ chiếu cho trên 7.000 người theo chương trình “Hộ chiếu Vàng”, theo đó những cá nhân đầu tư tối thiểu 2 triệu euro (1,94 triệu USD) sẽ được cấp quốc tịch nước này. Chương trình đã thu hút nhiều nhà đầu tư Nga và châu Á.
Kể từ tháng 10/2021, Cyprus đã tiến hành quá trình thu hồi quốc tịch của 60 nhà đầu tư và 159 người là thân nhân của họ. Cho đến nay, đã có 6 người bị tước quốc tịch.
Năm 2020, Chính phủ Cyprus đã hủy chương trình đổi đầu tư lấy hộ chiếu sau khi xuất hiện loạt thông tin những đối tượng lừa đảo, trốn tránh luật pháp và các nhà đầu tư gian dối được hưởng lợi từ chương trình này.
Liên minh châu Âu (EU) cũng thường xuyên bày tỏ quan ngại về chương trình. Các cuộc điều tra cho thấy chương trình đã được triển khai mà không có sự giám sát, với một số giao dịch đầu tư là giả.
EU nhất trí gói trừng phạt mới chống Nga
Phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn tin của báo Politico (Mỹ) ngày 4/10 cho biết đại diện thường trực của các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận về gói trừng phạt thứ 8 chống lại Nga, bao gồm việc áp trần giá dầu mỏ của Nga.
Văn kiện cuối cùng của gói trừng phạt mới sẽ được thông qua trong ngày 5/10.
Một nhà máy lọc dầu của Nga ở vùng Amur. Ảnh: TASS/TTXVN
Trước đó, hôm 3/10, tờ Politico dẫn lời một nhà ngoại giao giấu tên cho biết EU sẽ không chấp nhận một gói trừng phạt mới chống lại Nga nếu không bao gồm việc áp giá trần đối với dầu của Nga. Tuy nhiên, Politico dẫn lời 6 nhà ngoại giao nói rằng một số quốc gia, trong đó có Hungary, tiếp tục cản trở biện pháp này. Ngoài ra, Cyprus, Hy Lạp và Malta, những nước có nhiều tàu chở dầu, cũng bày tỏ lo ngại. Theo các nước này, EU sẽ tự "bắn vào chân" nếu cấm đội tàu chở dầu của mình vận chuyển dầu của Nga, nhưng không thuyết phục được các nước khác có đội tàu vận tải biển áp đặt hạn chế tương tự.
EU đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt đối với Nga sau khi nước này mở chiến dịch quân sự ở Ukraine vào hồi cuối tháng 2. Gói trừng phạt thứ 8 của châu Âu được đề xuất bao gồm các lệnh cấm nhập khẩu đối với các sản phẩm của Nga, dự kiến làm giảm nguồn thu nhập của Nga thêm khoảng 6,75 tỷ USD và nhiều lệnh cấm xuất khẩu khác đối với công nghệ chủ chốt được sử dụng cho quân đội như các mặt hàng hàng không, linh kiện điện tử và nhiều sản phẩm cụ thể khác.
Gói trừng phạt mới cũng sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc áp trần đối với giá dầu của Nga và cấm các công dân EU tham gia vào ban điều hành các công ty thuộc sở hữu của Chính phủ Nga.
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak hồi đầu tháng 9 cảnh báo Moskva sẽ ngừng cung cấp dầu mỏ và các sản phẩm dầu cho các nước quyết định hạn chế giá dầu của Nga. Ông Novak gọi các đề xuất áp đặt hạn chế đối với giá dầu mỏ của Nga là "hoàn toàn vô lý".
Phần Lan giải thích quyết định không đóng cửa biên giới với Nga Phần Lan cho biết nước này không đóng cửa biên giới trên bộ với người Nga theo các nước Baltic khác vì luật pháp cấm phân biệt đối xử dựa trên quốc tịch. Một trạm cửa khẩu biên giới của Phần Lan với Nga. Ảnh: Schengenvisainfo.com Tờ Yle mới đây dẫn lời Bộ Ngoại giao Phần Lan cho biết nước này không có...