Cyprus tái áp đặt quy định bắt buộc đeo khẩu trang
Ngày 6/7, Bộ Y tế Cyprus thông báo nước này sẽ áp đặt quy định bắt buộc đeo khẩu trang tại khu vực có không gian kín đối với những người trên 12 tuổi, trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tại nước này tăng nhanh.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nicosia, Cyprus. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp nội các, Bộ trưởng Y tế Cyprus Michalis Hadjipantela cho biết quy định trên sẽ có hiệu lực vào ngày 8/7 tới. Lý giải về quyết định này, ông Hadjipantela cho rằng việc người dân đi lại không đeo khẩu trang là nguyên nhân góp phần khiến số ca nhập viện do COVID-19 tăng lên.
Số ca mắc COVID-19 tại Cyprus đã tăng mạnh trong những tuần qua. Cụ thể, trong giai đoạn từ ngày 25/6 – 5/7, Cyprus đã ghi nhận thêm 19.503 ca mới. Báo cáo dịch tễ vào tuần trước của Bộ Y tế cho thấy đã có 3 người tử vong do COVID-19 và 75 người phải nhập viện, trong đó có 4 người đang trong tình trạng nghiêm trọng.
Trước đó, Cyprus đã dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang vào ngày 1/6. Tuy nhiên, đến ngày 28/6, nhà chức trách đã yêu cầu người đeo khẩu trang khi tới hiệu thuốc, phòng khám và các khu xét nghiệm COVID-19 của chính phủ. Quy định này cũng áp dụng khi người dân tới bệnh viện, nhà dưỡng lão và di chuyển bằng phương tiện công cộng.
Video đang HOT
Nhiều nhà khoa học đã hối thúc nhà chức trách tái áp đặt quy định đeo khẩu trang khi số ca mắc COVID-19 và nhập viện do căn bệnh này tăng nhanh trong thời gian gần đây. Nguyên nhân là do sự xuất hiện của BA4 và BA5, hai biến thể phụ có khả năng lây nhiễm cao của Omicron. Chính quyền Cyprus ban đầu cũng do dự khi đưa ra quyết định do nước này đang vào mùa cao điểm du lịch, trong khi các điểm đến tại những nước láng giềng đều không có quy định bắt buộc đeo khẩu trang.
Theo thống kê, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 3/2020, Cyprus đã ghi nhận 515.596 ca nhiễm và 1.075 ca tử vong do COVID-19.
* Cùng ngày, chính quyền đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) thông báo sẽ phân phối 315.000 kit xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19 cho người dân sau khi gần đây phát hiện virus SARS-CoV-2 trong các mẫu nước thải.
Theo thông báo, Cục Bảo vệ môi trường và Cục Dịch vụ thoát nước đã thu thập các mẫu nước thải tại tất cả các quận để đem đi xét nghiệm virus. Xét nghiệm cho thấy mẫu nước thải tại một số khu vực có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Do đó, cư dân, công nhân vệ sinh và nhân viên quản lý làm việc tại khu vực có mẫu nước thải dương tính với virus SARS-CoV-2 sẽ được cấp kit xét nghiệm để tìm ra người nhiễm virus.
Chính quyền Hong Kong kêu gọi những người sử dụng kit xét nghiệm nếu dương tính nhanh chóng thông báo kết quả thông qua một nền tảng trực tuyến của chính quyền.
Trong ngày 6/7, Hong Kong đã ghi nhận thêm 2.672 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 143 ca nhập cảnh.
Cyprus ghi nhận các trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron
Ngày 10/12, Bộ Y tế Cyprus thông báo các trường hợp đầu tiên nhiễm Omicron, biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nicosia, Cyprus. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Theo bộ trên, cả 3 trường hợp đang được cách ly tại thành phố Limassol, miền Nam Cyprus. Không trường hợp nào phải nhập viện và cả 3 đều có lịch sử trở về từ nước ngoài.
* Cùng ngày, theo phóng viên TTXVN tại Rome, nhà dịch tễ học Donato Greto thuộc Ủy ban Khoa học kỹ thuật (CTS) về tình trạng khẩn cấp COVID-19 của Bộ Y tế Italy cho biết nước này không đưa ra "cảnh báo" về biến thể Omicron do dựa trên số liệu ở châu Âu, sự hiện diện của biến thể này rất ít và tại Italy cũng chỉ có một số trường hợp.
Nhà dịch tễ học Greto cho rằng: "Dường như biến thể Omicron không còn lây nhiễm như chúng ta nghĩ vào thời điểm ban đầu và chắc chắn sẽ gây bệnh ít hơn như Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thông báo. Trong khi theo dữ liệu của Pfizer, liều thứ 3 vaccine ngừa COVID-19 cũng hiệu quả trong việc chống lại biến thể này".
Ông Greto cho rằng hiện nay vẫn chưa có kết luận cụ thể và Italy có thể thay đổi quan điểm trong trường hợp có những dữ liệu mới. Tuy nhiên, ông khẳng định: "Không phải lo lắng về biến thể Omicron và sẽ không có cảnh báo nào ngay cả khi Omicron lây lan tại Italy. Trong mọi trường hợp nếu có thì chúng ta sẽ được bảo vệ bằng liều vaccine thứ 3".
Trước nguy cơ biến thể Omicron có thể thay thế biến thể Delta và bùng phát trong dịp nghỉ Lễ Giáng sinh và Năm mới, ông Marco Cavaleri, phụ trách chiến lược vaccine của Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA), cũng cho biết các dữ liệu từ Nam Phi cho thấy tín hiệu tích cực khi các trường hợp nhiễm Omicron chỉ xuất hiện triệu chứng nhẹ, ít nghiêm trọng.
Tuy nhiên, theo ông, vẫn phải thu thập thêm các dữ liệu để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh do biến thể Omicron gây ra có khác so với các biến thể đang lưu hành hay không. Ông Marco Cavaleri nhắc lại tầm quan trọng của việc kết hợp các biện pháp phòng, chống sự lây lan của dịch bệnh với tiêm chủng trong cuộc chiến chống đại dịch.
Theo số liệu từ CTS, cho đến nay, Italy ghi nhận 12 trường hợp mắc COVID-19 do biến thể Omicron, phần lớn các trường hợp đều đã tới Nam Phi hoặc từng tiếp xúc với những người đã từng ở Nam Phi.
* Cũng trong ngày 10/12, người phát ngôn của Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết các ca nhiễm biến thể Omicron tại nước này gia tăng đáng kể, nhưng chính phủ không có kế hoạch ban hành thêm các hạn chế đã áp đặt. Theo ông, giới khoa học cần có thêm thời gian nghiên cứu biến thể Omicron, Anh sẽ đánh giá các đặc điểm của biến thể này và sẽ hành động nếu cần.
New Zealand đối mặt nguy cơ bùng phát làn sóng dịch COVID-19 mới Theo phóng viên TTXVN tại châu Đại Dương, giới chuyên gia y tế của New Zealand ngày 6/7 đã cảnh báo nguy cơ xuất hiện làn sóng dịch bệnh COVID-19 mới tại nước này, với các trường hợp nhiễm virus đang gia tăng và nhiều loại biến thể đồng thời xuất hiện. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Wellington,...