Cyprus ghi nhận các trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron
Ngày 10/12, Bộ Y tế Cyprus thông báo các trường hợp đầu tiên nhiễm Omicron, biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nicosia, Cyprus. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Theo bộ trên, cả 3 trường hợp đang được cách ly tại thành phố Limassol, miền Nam Cyprus. Không trường hợp nào phải nhập viện và cả 3 đều có lịch sử trở về từ nước ngoài.
* Cùng ngày, theo phóng viên TTXVN tại Rome, nhà dịch tễ học Donato Greto thuộc Ủy ban Khoa học kỹ thuật (CTS) về tình trạng khẩn cấp COVID-19 của Bộ Y tế Italy cho biết nước này không đưa ra “cảnh báo” về biến thể Omicron do dựa trên số liệu ở châu Âu, sự hiện diện của biến thể này rất ít và tại Italy cũng chỉ có một số trường hợp.
Nhà dịch tễ học Greto cho rằng: “Dường như biến thể Omicron không còn lây nhiễm như chúng ta nghĩ vào thời điểm ban đầu và chắc chắn sẽ gây bệnh ít hơn như Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thông báo. Trong khi theo dữ liệu của Pfizer, liều thứ 3 vaccine ngừa COVID-19 cũng hiệu quả trong việc chống lại biến thể này”.
Video đang HOT
Ông Greto cho rằng hiện nay vẫn chưa có kết luận cụ thể và Italy có thể thay đổi quan điểm trong trường hợp có những dữ liệu mới. Tuy nhiên, ông khẳng định: “Không phải lo lắng về biến thể Omicron và sẽ không có cảnh báo nào ngay cả khi Omicron lây lan tại Italy. Trong mọi trường hợp nếu có thì chúng ta sẽ được bảo vệ bằng liều vaccine thứ 3″.
Trước nguy cơ biến thể Omicron có thể thay thế biến thể Delta và bùng phát trong dịp nghỉ Lễ Giáng sinh và Năm mới, ông Marco Cavaleri, phụ trách chiến lược vaccine của Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA), cũng cho biết các dữ liệu từ Nam Phi cho thấy tín hiệu tích cực khi các trường hợp nhiễm Omicron chỉ xuất hiện triệu chứng nhẹ, ít nghiêm trọng.
Tuy nhiên, theo ông, vẫn phải thu thập thêm các dữ liệu để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh do biến thể Omicron gây ra có khác so với các biến thể đang lưu hành hay không. Ông Marco Cavaleri nhắc lại tầm quan trọng của việc kết hợp các biện pháp phòng, chống sự lây lan của dịch bệnh với tiêm chủng trong cuộc chiến chống đại dịch.
Theo số liệu từ CTS, cho đến nay, Italy ghi nhận 12 trường hợp mắc COVID-19 do biến thể Omicron, phần lớn các trường hợp đều đã tới Nam Phi hoặc từng tiếp xúc với những người đã từng ở Nam Phi.
* Cũng trong ngày 10/12, người phát ngôn của Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết các ca nhiễm biến thể Omicron tại nước này gia tăng đáng kể, nhưng chính phủ không có kế hoạch ban hành thêm các hạn chế đã áp đặt. Theo ông, giới khoa học cần có thêm thời gian nghiên cứu biến thể Omicron, Anh sẽ đánh giá các đặc điểm của biến thể này và sẽ hành động nếu cần.
Cựu Nữ hoàng Hà Lan mắc COVID-19
Cơ quan thông tin Hoàng gia Hà Lan (RVD) thông báo cựu Nữ hoàng nước này Beatrix, 83 tuổi, có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Ultrecht, Hà Lan ngày 8/10/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Cựu Nữ hoàng đã làm xét nghiệm sau khi xuất hiện các triệu chứng cúm nhẹ. Hiện bà đang cách ly tại nhà và tuân thủ các hướng dẫn y tế đối với người mắc COVID-19.
Hà Lan đang chứng kiến làn sóng lây nhiễm COVID-19, đe dọa làm sụp đổ hệ thống y tế của nước này.
* Trong 24 giờ qua, Pháp cũng ghi nhận hơn 50.000 người mắc mới COVID-19, cho dù hàng triệu người dân nước này đã tiêm mũi tăng cường vaccine. Theo giới chức y tế Pháp, nước này đã có thêm 51.624 ca mắc, trong đó có 694 ca phải nhập viện, 119 ca trong tình trạng nguy kịch và 113 ca tử vong.
Số ca mắc mới tại Pháp đang ngày một gia tăng khi nước này bước vào mùa Đông. Trung bình số ca mắc mới trong một tuần của tuần trước vào khoảng 41.000 ca, cao gần gấp rưỡi so với con số chưa đầy 28.000 ca của 1 tuần trước đó.
Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran đã bác khả năng phong tỏa đất nước vào thời điểm này, song hối thúc tất cả người trưởng thành đăng ký tiêm mũi thứ 3 vaccine ngừa COVID-19 trước giữa tháng 1. Sau ngày 15/1, người dân trong độ tuổi từ 18-64 sẽ phải trình chứng nhận tiêm mũi tăng cường không quá 7 tháng sau khi tiêm mũi thứ 2 nhằm duy trì hiệu lực của chứng nhận COVID-19 - vốn là điều kiện bắt buộc để vào nhà hàng, quán bar, các cơ sở thể dục thể thao và một số địa điểm công cộng khác.
Tính đến nay, Pháp đã có 119.457 người không qua khỏi do mắc COVID-19.
* Hàn Quốc cũng đang ghi nhận số ca mắc mới tăng cao. Trong 24 giờ qua, nước này tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới ở mức trên 5.000 ca trong ngày thứ 2 liên tiếp. Trước đó 1 ngày, nước này ghi nhận số ca mắc mới ở mức cao nhất từ trước đến nay.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 1/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), nước này ghi nhận thêm 5.128 ca mắc mới, trong đó có 5.104 ca lây nhiễm trong cộng đồng, đưa tổng số ca mắc lên 473.034 ca. Tính đến nay, Hàn Quốc ghi nhận 12 ca nhiễm biến thể Omicron. Số ca đang trong tình trạng nặng hiện là 744 ca, giảm 752 ca so với 1 ngày trước đó.
Nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kể từ tuần tới các cuộc tập trung riêng tư từ 7 người trở lên sẽ bị cấm tại thủ đô Seoul và các vùng đô thị lân cận - vốn đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến thể Delta và các khoa hồi sức tích cực đang rơi vào tình trạng quá tải. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng yêu cầu toàn bộ những người nhập cảnh nước này trong 2 tuần tới phải cách ly ít nhất 10 ngày, không phân biệt quốc tịch hoặc tình trạng tiêm chủng. Hàn Quốc cũng tạm thời cấm nhập cảnh đối với du khách nước ngoài đến từ 9 nước châu Phi.
Chuyên gia Nhật Bản: Biến thể Omicron dường như gây các triệu chứng nhẹ Theo Japan Times ngày 5/12, những người mắc biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 dường như có xu hướng bị nhẹ hoặc không có triệu chứng. Tuy nhiên, có thể tốc độ lây nhiễm của biến thể này cao hơn so với biến thể Delta. Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở Yokohama, Nhật Bản. Ảnh minh...