CW tuần 20-24/4: Chứng khoán cơ sở rung lắc, nhiều CW mất hơn 50%
CDPM2001 của KIS tăng mạnh nhất với 66,7%.
Nhiều CW như CVRE2002 của HSC hay CVNM1905 và CGMD1901 của MBS… đều mất ít nhất 50%.
Trong tuần có thêm 4 mã CW mới niêm yết là do chứng khoán SSI phát hành.
Tuần giao dịch 20-24/4, thị trường chứng quyền có bảo đảm giao dịch không mấy tích cực khi mà có đến 35/49 mã giảm, 9/49 mã tăng và 1 mã đứng giá. Thị trường bị ảnh hưởng bởi nhiều cổ phiếu cơ sở giảm mạnh ngay phiên đầu tuần và hồi phục trong những ngày còn lại nhưng không quá lớn. Theo đó, VN-Index dừng ở mức 776,66 điêm, giam 12,94 điêm so với phiên cuối tuần trước, tương đương với mức giam 1,64%. HNX-Index cũng có diễn biến tương tự khi giảm 3,16%, đóng cửa tuần ở mức 106,97 điêm.
Thanh khoản thị trường cũng không cải thiện nhiều khi dòng tiền chỉ tập trung vào những mã dựa theo cổ phiếu có tính dẫn dắt như MBB, VHM, VIC, HPG… Qua đó, khiến nhiều CW mất hơn 50%, có thể kể đến CVRE2002 của HSC giảm gần 53%, CVNM1905 và CGMD1901 của MBS giảm 50%… Các CW khác như CVRE2001 của KIS, CMBB2001 và CTCB2001 của HSC… đều chìm trong sắc đỏ.
Trên thị trường cơ sở, VRE đóng cửa tuần ở mức 24.000 đồng/cp, giảm 10,4% so với tuần trước, MBB giảm 5,6% xuống 16.050 đồng/cp, TCB giảm 3,7%…
Ở chiều ngược lại, CDPM2001 của KIS tăng mạnh nhất với 66,7%, theo sau là nhiều CW dựa theo cổ phiếu HPG như CHPG2001 của HSC với gần 45%, CHPG2004 của SSI cũng tăng 36%… Một số CW khác như CHPG1909 hay CHPG2002 của KIS đều tăng giá.
Cổ phiếu DPM đóng cửa tuần ở mức 15.000 đồng/cp, giảm 8% so với tuần trước, HPG tăng 6,8%, dừng ở mức 22.100 đồng/cp…
Bên cạnh đó, trong tuần này có thêm 4 mã CW mới niêm yết do chứng khoán SSI phát hành là CMBB2001, CMBB2003, CFPT2003 và CFPT2004. Trong đó, 2 CW dựa theo cổ phiếu FPT đều tăng mạnh với mức 404% cho CFPT2003 và 550% với CFPT2004.
Khối lượng giao dịch tuần này đạt gần 31,5 triệu cq, tương ứng giá trị khoảng 11,5 tỷ đồng, giảm 15,5% về khối lượng và tăng 5% về giá trị giao dịch so với tuần trước.
Video đang HOT
Khối ngoại bán ròng trở lại gần 1,4 tỷ đồng với khối lượng tương ứng 3,16 triệu cq.
Chi tiết 6 mã chứng quyền mới phát hành của VNDirect. (*): Giá đóng cửa ngày 24/4.
Ngoài ra, trong tuần tới sẽ có thêm 6 mã CW do chứng khoán VNDriect phát hành niêm yết trên sàn. Các mã chứng quyền phát hành đợt này là CFPT2005, CHPG2005, CMBB2004, CMWG2005, CREE2002 và CPNJ2002.
Trong đợt chào bán, các CW này được khá ít nhà đầu tư quan tâm, tỷ lệ chứng quyền phân phối ở mức khá thấp, cao nhất là CHPG2005 với 1,55%. Theo sau là CPNJ2002 với 0,4%, CFPT2005 và CMWG2005 có cùng tỷ lệ là 0,3%, CREE2002 là 0,23%, cuối cùng là CMBB2004 với 0,15%.
Chi tiết 49 mã CW đang giao dịch trên HoSE.
Hải Triệu
Giá khí giảm mạnh, cơ hội cải thiện lợi nhuận cho DPM trong năm 2020?
Sau năm 2019 đầy khó khăn, DPM được kỳ vọng sẽ hồi phục tích cực hơn trong năm 2020 nhờ vào một số yếu tố hỗ trợ như giá dầu/khí giảm; cũng như sản lượng tiêu thụ được cải thiện.
Những năm gần đây, ngành nông nghiệp trong nước gặp không ít khó khăn khi giá nông sản giảm mạnh, cùng việc biến đổi khí hậu kéo theo thời tiết bất thường, ảnh hưởng lớn tới chuỗi giá trị nông nghiệp.
Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp phân bón cũng gặp không ít khó khăn với kết quả kinh doanh sụt giảm. Theo báo cáo KQKD năm 2019 được công bố, Tổng CTCP Phân bón và Hóa chất d-ầu khí (Mã CK: DPM) chỉ đạt doanh thu 7.757 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 389 tỷ đồng, giảm lần lượt 17% và 45% so với cùng kỳ năm trước.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu DPM đã giảm sâu trong năm 2019 và hiện chỉ còn dưới 12.000 đồng/cp, giảm gần một nửa so với giai đoạn đầu năm 2019.
Biến động cổ phiếu DPM trong thời gian qua
Dù vậy, sau một năm 2019 đầy khó khăn, DPM được kỳ vọng sẽ hồi phục tích cực hơn trong năm 2020 nhờ vào một số yếu tố hỗ trợ như giá dầu/khí giảm; cũng như sản lượng tiêu thụ được cải thiện.
Biên lợi nhuận kỳ vọng được cải thiện do giá khí đầu vào giảm
Khí là một trong những nguyên liệu đầu vào quan trọng trong ngành sản xuất phân bón (chiếm khoảng 40% - 50% giá vốn). Do đó, biến động của giá dầu khí sẽ có ảnh hưởng không nhỏ vào KQKD doanh nghiệp. Điều này có thể thấy trong quý 4/2019 khi biên lãi gộp của DPM đạt 24,4%, tăng đáng kể so với mức 20,7% trong quý 4/2018 nhờ vào (1) Giá khí đầu vào giảm 25% và (2) Sự gia tăng đóng góp của ure vốn có biên lãi gộp cao hơn các sản phẩm khác.
Trong quý 1/2020, cuộc chiến giá dầu giữa Arab - Nga cùng việc nhu cầu thế giới giảm sâu bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến giá dầu khí lao dốc không phanh. Giá dầu WTI hiện chỉ còn quanh ngưỡng 20 USD/thùng, giảm gần 70% so với thời điểm đầu năm và tương đương với giai đoạn năm 2001.
Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh như hiện nay, giá dầu khí nhiều khả năng sẽ không sớm tăng mạnh trở lại và đây là yếu tố hỗ trợ tích cực, giúp cải thiện biên lợi nhuận DPM.
Giá dầu thế giới lao dốc, thấp nhất trong nhiều năm
Sản lượng được cải thiện, kỳ vọng hồi tố phí vận chuyển
Trong năm 2019, nhà máy sản xuất ure và NH3 của DPM đã tiến hành bảo dưỡng kéo dài tới 72 ngày, kéo theo sản lượng ure trong nửa đầu năm sụt giảm 40% so với cùng kỳ xuống còn 261.000 tấn. Sau khi hoàn thành quá trình bảo dưỡng, và chạy hết công suất từ tháng 5/2019 thì sản lượng tiêu thụ urê 6 tháng cuối năm đạt 430.000 tấn, tăng 14,2% sv cùng kỳ.
Theo dự báo của CTCK VNDIRECT, trong năm 2020, do không còn đợt bảo dưỡng và sửa chữa lớn kéo dài như năm trước nên sản lượng tiêu thụ có thể tăng 15% so với cùng kỳ lên 794.000 tấn và cao hơn 1% so với số kế hoạch 2020 của DPM.
Trong khi đó, nhà máy NPK thay đổi thời gian khấu hao từ 10 năm lên 15 năm giúp cho khấu hao mỗi năm giảm 66 tỷ đồng nhằm hỗ trợ kết quả kinh doanh của nhà máy trong bối cảnh tiêu thụ gặp khó khăn.
Ngoài ra, một thông tin có thể hỗ trợ DPM trong năm nay là việc công ty có khả năng được hồi tố khoản cước phí vận chuyển của năm 2019 do mới là tạm tính và tăng 42% so với 2018. Theo phân tích của CTCK Rồng Việt (VDSC) thì khoản hồi tố này có thể lên đến 186 tỷ đồng, ngoài ra DPM còn có thể nhận được khoản bồi thường bảo hiểm (30 tỷ đồng) liên quan đến việc trong năm 2019, nhà máy dừng hoạt động 72 ngày.
Sự gia nhập của nhiều "đại gia" trong lĩnh vực nông nghiệp
Với tình hình diễn biến dịch bệnh phức tạp và kéo dài thì việc an ninh lương thực được đề cao hơn lúc nào hết. Sự dịch chuyển trong đầu tư của một số doanh nghiệp lớn như tập đoàn Thaco quay sang đầu tư mảng nông nghiệp, hay như tập đoàn Thành Thành Công cũng sẽ hứa hẹn sự phát triển trở lại ngành nông nghiệp một cách bền vững và bài bản hơn, qua đó kéo theo sự tăng trưởng của ngành phân bón.
Mặc dù trong thời gian vừa qua thì tình hình hạn, mặn đã ảnh hưởng đến đồng bằng sông Cửu Long nhưng việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong gieo sạ sớm, kết hợp với các giống cây trồng có độ chịu hạn, mặn và bản thân các công ty trong ngành phân đạm cũng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm có độ thích ứng cao để cùng bà con nông dân phát triển, hạn chế tối đa sự tác động tiêu cực của yếu tố thời tiết, khí hậu thay đổi đảm bảo tăng năng suất cây trồng cũng như chất lượng sản phẩm.
Bộ Nông nghiệp hiện đang theo dõi chặt chẽ diễn biến của thị trường lúa gạo để có thể điều chỉnh tăng diện tích lúa vụ Thu - đông lên khoảng 800.000 ha, tăng 50.000 ha so với 2019. Đây là những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp nói chung cũng như thị trường phân đạm nói riêng trong thời gian tới.
Vốn ngoại rút khỏi chứng khoán cao kỷ lục trong 10 năm qua Dòng vốn nước ngoài rút khỏi thị trường cổ phiếu, Việt Nam không nằm ngoài xu hướng. Theo báo cáo thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam tháng 2-2020 do công ty Chứng khoán SSI vừa công bố chiều nay (10-3) cho thấy hiện tượng bán ròng quay trở lại và xuất hiện trong 18/20 phiên giao dịch của tháng 2, tổng...