Cựu Viện trưởng ký khống 65 hợp đồng để kế toán tham ô tiền tỷ
Cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu con người Mai Quỳnh Nam vừa phải nhận án tù vì để cán bộ tham ô tiền tỷ.
TAND TP Hà Nội vừa đưa bị cáo Trần Anh Văn (SN 1974, cựu kế toán Viện Nghiên cứu con người, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và Mai Quỳnh Nam (SN 1952, cựu Viện trưởng viện này) ra xét xử tội Tham ô tài sản và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Tháng 12/2008, Viện Khoa học xã hội VN (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) bổ nhiệm ông Mai Quỳnh Nam giữ chức Viện trưởng Viện Nghiên cứu con người (nhiệm kỳ 2008 – 2012).
Ngoài việc quản lý điều hành mọi công việc của Viện, ông Nam còn là chủ tài khoản, có trách nhiệm duyệt chi ngân sách nhà nước cấp.
Thời điểm ông Nam ngồi ghế Viện trưởng, Trần Anh Văn là kế toán của Viện, giữ chức vụ Phó trưởng phòng Hành chính – Tổng hợp, kiêm kế toán. Bị cáo còn là người tham mưu, giúp việc cho Viện trưởng về tài chính kế toán.
Để có tiền chi tiêu cá nhân, từ 2/2012 – 2/2013, Văn lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao trong việc thanh toán tiền ngân sách nhà nước cấp cho Viện nghiên cứu con người, đã tham mưu cho Viện trưởng ký 71 hợp đồng, chứng từ thanh toán đề tài, chuyên đề.
Trong đó có 65 hợp đồng, thanh lý hợp đồng là khống, chỉ 6 hợp đồng có thật, để đề nghị Kho bạc nhà nước Hai Bà Trưng giải ngân hơn 2,8 tỷ đồng.
Trần Văn Anh chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng trong số hơn 2,8 tỷ đồng này chi tiêu cá nhân hết.
Video: Bắt tạm giam cán bộ Phòng Lao động Thương binh và Xã hội tham ô tiền chính sách
Cáo buộc cho rằng, ông Nam là Viện trưởng Viện Nghiên cứu con người, là chủ tài khoản, có trách nhiệm quản lý, duyệt chi tiền ngân sách nhà nước cấp cho Viện.
Do không có chuyên môn, nghiệp vụ kế toán và do tin tưởng cấp dưới nên khi Văn tham mưu việc hợp thức hồ sơ để rút số tiền lớn, ông Nam đã đồng ý.
Thậm chí, đến tháng 2/2013, khi ông Nam không còn là Viện trưởng (nhưng vẫn đứng tên chủ tài khoản, do Viện chưa có văn bản đề nghị thay đổi chủ tài khoản), Văn đưa cho các hợp đồng, bảng kê chứng từ thanh toán… mà Văn lập khống, ông Nam vẫn đồng ý ký duyệt.
Chính từ việc thiếu trách nhiệm trong công tác kiểm tra giám sát việc chi tiêu, sử dụng nguồn ngân sách cấp và ký duyệt chứng từ của ông Nam, đã để Văn chiếm đoạt được hơn 1 tỷ đồng, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
Sau khi nhận chức vụ Viện trưởng Viện Nghiên cứu con người thay ông Nam vào đầu năm 2013, ông Lương Đình Hải đã kiểm tra, đối chiếu thu, chi tiền ngân sách Nhà nước cấp cho viện.
Thấy có dấu hiệu sai phạm, ông Hải báo cáo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam kiểm tra, phát hiện sai phạm.
Sau khi xem xét, HĐXX tuyên phạt ông Nam mức án 12 tháng tù treo vì tội Thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng. Bị cáo Văn nhận án 10 năm tù vì tội Tham ô tài sản.
Nguồn: Vietnamnet
Bi hài 'nguyên tắc' của người đàn bà lần thứ 9 hầu tòa vì tật 'hai ngón'
Đi ăn trộm, nhưng Hạnh cũng có "nguyên tắc" của riêng mình là không lấy của người thân, quen. Có khi, thấy ở quê "làm ăn" khó khăn, Hạnh dạt vào Hà Tĩnh, Quảng Trị để hành nghề.
43 tuổi, khi đã là mẹ của hai đứa con, Nguyễn Thị Hạnh (trú phường Bến Thủy, TP. Vinh) trở thành tấm gương mờ với hành vi phạm tội "Trộm cắp tài sản", chịu án 6 tháng tù treo. Khi đang trong thời gian thử thách 12 tháng, Hạnh lại tiếp tục tái phạm nên bị xử phạt tổng 2 mức án là 18 tháng tù.
Hai cú ngã đầu đời khiến Hạnh buông xuôi, liên tiếp từ năm 2007 đến 2015 Hạnh vào tù ra tội như cơm bữa với 6 bản án khác nhau, mức án từ 4 tháng đến 24 tháng tù. Nhân thân của người đàn bà này còn tô đậm thêm khi bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc. Hạnh tiếp tục hầu tòa để nhận bản án phạt tù lần thứ 9. Đi tù nhiều đến nỗi bị cáo không nhớ đây là lần thứ mấy hầu tòa khi được vị đại diện VKS hỏi.
Bị cáo Nguyễn Thị Hạnh tại phiên tòa. Ảnh: Trần Vũ
Nguyễn Thị Hạnh sinh ra ở huyện Thanh Chương. Lớn lên, Hạnh xuống thành phố Vinh để kiếm công ăn việc làm. Phường Bến Thủy là nơi người phụ nữ này sinh sống cùng chồng con. Hạnh mưu sinh bằng nghề tự do, còn nghề buôn bán hoa quả ở chợ chỉ là bức mành thưa "che chấn" cho thị hành nghề "hai ngón". Bao nhiêu tài sản trộm được Hạnh đều dùng để tiêu xài cá nhân. Bi hài là theo "trải lòng của Hạnh, đi ăn trộm, nhưng Hạnh đặt ra "nguyên tắc" của riêng mình là không lấy của người thân, quen(!). Có khi, ở quê "làm ăn" khó khăn, Hạnh dạt vào Hà Tĩnh, Quảng Trị để hành nghề.
Từng nhiều lần vào tù, ra tội nhưng Hạnh vẫn chứng nào tật nấy. Lần này, Hạnh đã trộm tiền, tài sản của một người phụ nữ bán cá ở chợ Sơn, xã Nghi Thạch (Nghi Lộc).
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, sáng 25/7/2019, Hạnh thuê xe ôm đi từ nhà xuống chợ Sơn để mua cá nhưng mục đích là trộm cắp. Đến chợ, Hạnh đến sạp cá của chị Nguyễn Thị Hòa hỏi mua 3 con cá. Khi chị Hòa đang làm cá, Hạnh đã cho tay vào làn đựng đồ của chị này lấy 1 chiếc ví da bên trong có hơn 5,6 triệu đồng và 1 chiếc điện thoại với tổng số triền gần 7 triệu đồng. Hạnh đem giấu số tài sản trên vào chiếc áo của mình rồi nhanh chân bỏ đi.
Ngay sau đó, chị Hòa kiểm tra làn đựng đồ thì phát hiện mất tài sản nên đã đuổi theo Hạnh và hô hoán nhân dân cùng đuổi bắt. Đúng lúc đó, tổ công an xã Nghi Thạch đã có mặt kịp thời và bắt giữ Hạnh, thu giữ toàn bộ số tài sản trên. Tại phiên tòa sơ thẩm do TAND huyện Nghi Lộc đưa ra xét xử vào tháng 10/2019 đã tuyên phạt Nguyễn Thị Hạnh 3 năm tù về tội Trộm cắp tài sản. Không đồng tình với mức án trên, Hạnh đã làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Tham dự phiên tòa phúc thẩm do TAND tỉnh Nghệ An đưa ra xét xử mới đây bị cáo liên tục khóc lóc, kể khổ. Hạnh vẫn tiếp tục khai vì hoàn cảnh khó khăn, chồng bị ung thư nên mới làm liều như vậy.
Người đàn bà với mái tóc đã bạc khai rằng biết rõ việc trộm cắp là sai phạm, xấu hổ, rằng biết phạm tội lần này khi đã nhiều tuổi sẽ bị mọi người cười chê nhưng vì: "Bị cáo khổ quá. Đáng ra, đến tuổi này bị cáo được hưởng lộc của chồng con, nhưng bị cáo lại không có được điều đó. Giờ bị cáo mà ngồi tù lâu thì không ai chăm sóc chồng bị bệnh cả", Hạnh khóc lóc, kể khổ trước tòa.
Tuy nhiên, VKS tham gia tố tụng tại tòa nêu: Bị cáo chưa thật sự hối lỗi về việc làm của mình. Rất nhiều lần bị cáo bị tòa án nhân dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị đưa ra xét xử nhưng bị cáo vẫn đi vào vết xe đổ của chính mình, điều đó thể hiện sự coi thường pháp luật. Rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn hơn bị cáo nhưng họ vẫn chọn làm công việc chân chính để mưu sinh. Do vậy, tòa sơ thẩm tuyên mức hình phạt đó là hợp lý.
Tham dự phiên tòa hôm ấy có đứa con trai của bị cáo. Ngồi nghe những lời khai của mẹ trước tòa chàng trai trẻ chỉ biết cúi mặt xuống. Có đôi lúc, đứa con này buồn bã đi ra ngoài hàng lang tòa. Việc người mẹ "nổi tiếng" trộm cắp khiến hai đứa con luôn cảm thấy xấu hổ với bạn bè.
HĐXX nhận định, hành vi trộm cắp của bị cáo cần được xử lý nghiêm. Tại phiên tòa này, bị cáo đưa ra một số lý do nêu trên nhưng không có đủ căn cứ để xem xét giảm nhẹ hình phạt. Do vậy, tòa quyết định y án đối với bị cáo, tuyên phạt Nguyễn Thị Hạnh 3 năm tù về tội Trộm cắp tài sản.
Kháng cáo không thành, Hạnh chấp nhận bản án nên thôi không khóc nữa. Trước khi được dẫn giải ra về, Hạnh quay xuống nhắn nhủ đôi điều với đứa con trai của mình. "Dành cả tuổi thanh xuân" để vào tù, ra tội, liệu lần này người phụ nữ đã lên chức bà có chấm dứt hậu quả từ những sai lầm triền miên của mình để hoàn lương?.
Trần Vũ
Theo baonghean.vn
Trả thù nhầm, cả nhóm vướng vòng lao lý Thấy dáng người giống đối tượng đang tìm kiếm nên Khang hô hào đồng bọn xông ra đâm chém khiến hai người bị thương nặng. Ngày 14-1, TAND TP.HCM xử phúc thẩm sáu bị cáo tội cố ý gây thương tích. Trước đó, xử sơ thẩm TAND quận 9 tuyên phạt Nguyễn Hữu Khang sáu năm tù; Lê Thiên Bảo, Nguyễn Hoàng Anh...