Cựu tư lệnh NATO khuyến khích Ukraine tấn công cầu Crimea
Tướng Philip Breedlove, cựu tư lệnh tối cao NATO tại châu Âu, tin rằng việc phá hủy cây cầu nối Crimea với đại lục Nga sẽ là một “cú đòn lớn” với Moskva.
Cầu Kerch nối Crimea với đại lục Nga. Ảnh: DW
Cựu tư lệnh tối cao NATO tại châu Âu, Tướng Philip Breedlove, tin rằng cây cầu nối Crimea với phần còn lại của Nga là một “mục tiêu hợp pháp” đối với Ukraine. Kiev hiện có khả năng thử và tấn công cây cầu bắc qua eo biển Kerch này bằng tên lửa chống hạm Harpoon do phương Tây cung cấp – theo nhận xét của ông Breedlove với tờ The Times trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm 7/7.
“Cầu Kerch là một mục tiêu hợp pháp”, tướng Breedlove tuyên bố. “Tôi không ngạc nhiên chút nào khi người Nga quan tâm đến cầu Kerch. Nó cực kỳ quan trọng đối với họ”.
“Hiện tại phương Tây đã cung cấp cho Ukraine tên lửa Harpoon, tôi nghĩ người Nga có mọi lý do để lo lắng về việc Ukraine tiến hành một cuộc tấn công vào cây cầu”, cựu tư lệnh NATO nói.
Ông Breedlove tuyên bố cuộc tấn công có thể thành hiện thực để trả đũa việc Moskva thắt chặt “phong tỏa hải quân” đối với Ukraine, đồng thời cho thấy Nga có thể đi xa tới mức đánh chìm các tàu vận tải dân sự chở ngũ cốc từ các cảng của Ukraine.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng họ sẵn sàng cung cấp hành lang an toàn cho những con tàu chở ngũ cốc, và chỉ ra rằng hoạt động rải mìn ở bờ biển Ukraine do Kiev thực hiện là trở ngại thực sự duy nhất cho việc nối lại xuất khẩu ngũ cốc bằng đường biển.
Tướng Breedlove nói: “Có rất nhiều nhà lãnh đạo phương Tây và các cựu lãnh đạo như tôi hiện đang trao đổi về điều gì sẽ xảy ra nếu Nga bắt đầu đánh chìm các tàu chở ngũ cốc của Ukraine hoặc nếu cuộc phong tỏa của hải quân Nga siết chặt hơn”.
Theo cựu chỉ huy NATO, mặc dù việc phá hủy hoàn toàn cây cầu Kerch nối Crimea sẽ đòi hỏi một “chiến dịch ném bom chuyên dụng”, nhưng việc đưa nó ra khỏi trật tự tạm thời sẽ là một nhiệm vụ khá đơn giản. Tất cả các cây cầu đều có “điểm yếu” và việc tấn công chúng “có thể khiến cầu Kerch không hoạt động được trong một thời gian”, vị tướng nói thêm, lưu ý rằng ông có chuyên môn về đào tạo kỹ sư xây dựng.
Crimea đã tiến hành cuộc trưng cầu dân ý tách khỏi Ukraine và sáp nhập Nga vào tháng 3/2014, sau cuộc đảo chính Maidan do phương Tây hậu thuẫn ở Kiev. Cây cầu Kerch được xây dựng để phục vụ kết nối dễ dàng bán đảo Crimea với đại lục Nga.
Ý tưởng phá hủy cây cầu nối Crimea đã được các quan chức hàng đầu Ukraine liên tục đưa ra trong vài tháng qua. Mặcdù Nga đã chiếm giữ phía đông nam của Ukraine trong cuộc xung đột đang diễn ra, thiết lập một kết nối đường bộ với Crimea, Kiev dường như vẫn quyết tâm tấn công cây cầu.
Nga đã đưa quân vào Ukraine vào ngày 24/2, với lý do là Kiev không thực hiện các thỏa thuận Minsk, được thiết kế để trao cho các khu vực Donetsk và Lugansk quy chế tình trạng đặc biệt. Ngay trước ngày tấn công nước láng giềng, Điện Kremlin công nhận các nước cộng hòa tự xưng ở Donbass là các quốc gia độc lập và yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố mình là một quốc gia trung lập và không bao giờ gia nhập bất kỳ khối quân sự phương Tây nào. Kiev khẳng định cuộc tấn công của Nga hoàn toàn vô cớ.
'Bất kỳ sự xâm phạm nào của NATO vào Crimea đều có thể châm ngòi Thế chiến 3'
Cựu Tổng thống Nga, Thủ tướng Dmitry Medvedev, tuyên bố bất kỳ sự xâm phạm nào nhằm vào bán đảo Crimea của một quốc gia thành viên NATO sẽ là lời tuyên chiến với Nga và có thể dẫn đến Thế chiến thứ ba.
Thủ tướng Nga Medvedev. Ảnh: NYT
"Đối với chúng tôi, Crimea là một phần của Nga. Và điều đó là mãi mãi. Bất kỳ nỗ lực nào nhằm xâm phạm Crimea đều là lời tuyên chiến chống lại đất nước chúng tôi", ông Medvedev nói với trang tin Argumenty i Fakty.
Thủ tướng Nga nhấn mạnh: "Và nếu điều này được thực hiện bởi một quốc gia thành viên NATO, sẽ có nghĩa là xung đột với toàn bộ liên minh Bắc Đại Tây Dương; Chiến tranh thế giới thứ ba. Một thảm họa hoàn toàn".
Ông Medvedev, hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, cũng nói rằng nếu Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO, Nga sẽ tăng cường biên giới của mình và "sẵn sàng cho các bước trả đũa". Các phản ứng như vậy có thể bao gồm lắp đặt tên lửa siêu thanh Iskander có khả năng mang vũ khí hạt nhân ở ngay "ngưỡng cửa của họ".
"Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO không phải mối đe dọa mới với chúng tôi. Các nước này từng có quan hệ tương đối tốt đẹp với Nga, nhưng tranh chấp lãnh thổ và bất đồng với họ đã được dự báo trước. Chúng tôi đã sẵn sàng cho những bước đi đáp trả", hãng tin Interfax dẫn lời Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Medvedev nói trong cuộc phỏng vấn ngày 27/6.
Ông Medvedev cho biết chiều dài biên giới giữa Nga và NATO sẽ tăng hơn gấp đôi khi Thụy Điển và NATO gia nhập liên minh này, từ đó quy chế phi hạt nhân ở khu vực Baltic sẽ "trở thành quá khứ" và Moskva sẽ phải tăng cường lực lượng ở miền Bắc.
Quan chức cấp cao Nga cảnh báo: "Sự xuất hiện của tên lửa Iskander, tên lửa siêu vượt âm và tàu chiến mang vũ khí hạt nhân sát cửa ngõ hai nước không phải điều tốt đẹp. Rất ít người hài lòng với việc tiền thuế được dành cho chi tiêu quân sự để đổi lấy sự bảo trợ từ NATO, thay vì đầu tư cho những chương trình xã hội và nhân đạo. Kinh nghiệm hàng chục năm qua cho thấy leo thang căng thẳng với Nga là vô nghĩa và rất tốn kém".
Nga đã triển khai tên lửa chiến thuật Iskander-M, có khả năng mang vũ khí hạt nhân, đến bán đảo Crimea.
Căng thẳng giữa Nga và NATO cũng như khu vực Baltic gần đây leo thang sau khi Thụy Điển và Phần Lan xin gia nhập liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu. Nếu NATO kết nạp Phần Lan và Thụy Điển, Nga sẽ trở thành nước duy nhất ven biển Baltic không phải thành viên của liên minh này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 16/5 tuy không chỉ trích Phần Lan và Thụy Điển xin vào NATO, nhưng cảnh báo hoạt động mở rộng những cơ sở hạ tầng quân sự trên lãnh thổ hai quốc gia này sẽ kích hoạt phản ứng từ Moskva. "Hành động cụ thể sẽ dựa trên mối đe dọa mà họ gây ra với Nga", ông Putin nói.
Tiếp đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu ngày 20/5 thông báo Nga sẽ thành lập 12 đơn vị quân đội trong bối cảnh "căng thẳng tiếp tục gia tăng trong khu vực Quân khu phía Tây phụ trách", sau khi Thụy Điển và Phần Lan nộp đơn gia nhập NATO.
Bán đảo Crimea được Moskva sáp nhập vào lãnh thổ Nga trong một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2014, kéo theo là loạt các lệnh trừng phạt của phương Tây. Nga đã triển khai tại đây các tổ hợp tên lửa chiến thuật Iskander, nhằm kiểm soát hoàn toàn dọc theo chiều dài bờ biển ở Biển Đen. Cùng với việc sáp nhập Crimea, Nga cũng nâng cấp mạnh mẽ Hạm đội Biển Đen của nước này.
Ukraine dọa phá hủy cây cầu dài nhất châu Âu Ukraine sẽ nhắm mục tiêu vào cây cầu bắc qua eo biển Kerch nối Crimea với đất liền Nga ngay khi nhận được vũ khí cần thiết từ phương Tây. Cây cầu bắc qua eo biển Kerch nối Crimea với đất liền Nga Đây là cảnh báo được Thiếu tướng Ukraine Dmitry Marchenko đưa ra hôm 15-6-2022, trong cuộc phỏng vấn với một...