Cựu trụ trì chùa Phước Quang, Vĩnh Long dùng nhiều thủ đoạn để lừa gần 68 tỉ đồng
Ông Phạm Văn Cung (40 tuổi, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, pháp danh Thích Phước Ngọc), cựu trụ trì chùa Phước Quang, tỉnh Vĩnh Long, bị cáo buộc cùng đồng phạm dùng nhiều thủ đoạn để lừa đảo gần 68 tỉ đồng.
Phạm Văn Cung (40 tuổi, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, pháp danh Thích Phước Ngọc), cựu trụ trì chùa Phước Quang, thời điểm bị bắt tháng 11-2020 – Ảnh: CTV
Ngày 2-3, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết Viện KSND tỉnh Vĩnh Long đã ban hành cáo trạng truy tố Phạm Văn Cung, Nguyễn Tuấn Sĩ (54 tuổi, ngụ phường 2, TP Vĩnh Long) cùng tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Bị can còn lại của vụ án là Lê Nguyên Khoa (36 tuổi, ngụ quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) hiện đã bỏ trốn và bị Công an tỉnh Vĩnh Long truy nã.
Dựng chuyện bị bắt cóc
Theo cáo trạng, Phạm Văn Cung là tu sĩ tại chùa Phước Quang (thị trấn Tam Bình, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) từ năm 2005 và lấy pháp danh là Thích Phước Ngọc.
Tháng 9-2008, Cung được bổ nhiệm làm trụ trì chùa Phước Quang. Cũng trong năm này, UBND tỉnh Vĩnh Long cho phép thành lập trung tâm cô nhi viện Phật giáo Suối nguồn tình thương nuôi dạy trẻ mồ côi. Tháng 11-2012, Cung được giao nhiệm vụ làm giám đốc trung tâm.
Video đang HOT
Thời gian tu tại chùa, Cung quen biết, thường xuyên liên lạc với Khoa khi người này đến dự các lễ chùa. Sau đó Cung bổ nhiệm Khoa làm thư ký giúp việc. Cung cũng bổ nhiệm Huỳnh Khắc Duy (37 tuổi, ngụ phường 2, TP Vĩnh Long) làm kế toán trưởng của trung tâm, đăng ký mở tài khoản ngân hàng để nhận tiền chuyển đến.
Trong quá trình làm việc tại chùa Phước Quang, Cung đã tổ chức nhiều chương trình, sự kiện có thật hoặc không có thật để tạo uy tín cho bản thân. Cung còn giới thiệu có quen với nhiều lãnh đạo cấp cao ở trung ương, làm các video về hoạt động từ thiện của chùa và trung tâm để đưa lên mạng xã hội nhằm quảng bá, tạo lòng tin cho nhiều người.
Cụ thể vào năm 2015, Cung dùng thủ đoạn như xây chùa, xây trung tâm cô nhi viện và tượng Phật, thậm chí là thuê công nhân bốc vác ở Lạng Sơn dùng số điện thoại nước ngoài thông báo cho phật tử rằng Cung bị thiếu nợ, bị bắt cóc đưa sang Trung Quốc không cho về Việt Nam…
Bằng thủ đoạn trên, Cung đã lừa đảo của một nữ doanh nhân ngụ TP.HCM số tiền hơn 18,5 tỉ đồng. Khi bị phát giác, Cung hoàn trả một phần và chiếm đoạt của nạn nhân hơn 11,6 tỉ đồng.
Năm 2017, Cung tiếp tục dựng chuyện rằng mình và các trẻ mồ côi tại trung tâm cô nhi viện bị bắt cóc nhốt trên xe tải đòi tiền chuộc.
Cung đã giao cho Khoa soạn tin nhắn, dựng hiện trường giả vụ bắt cóc gửi cho một nữ phật tử ở TP Hà Nội để lừa người này chuyển tiền vào tài khoản cho Cung, đồng thời mang tiền mặt đưa cho Khoa và tài xế của Cung tổng số tiền hơn 26 tỉ đồng.
Nổ là “đặc phái viên, đặc vụ…”
Năm 2018, khi đi tham quan tại Liên bang Nga, Cung làm quen với một phụ nữ ngụ tỉnh Hưng Yên. Cung nói với người này mình là “đặc phái viên quốc tế của Ủy ban tuyên dương khen thưởng Phật giáo của Chính phủ Sri Lanka” và mời tham quan chùa Phước Quang.
Sau đó Cung còn tặng giấy cảm tạ, giấy xác lập kỷ lục thiện nguyện cho nạn nhân, mời một số vị sư từ Vĩnh Long ra Hưng Yên làm lễ cúng bái nhằm tạo may mắn cho việc kinh doanh.
Khi nạn nhân mất cảnh gác, Cung đã tung tin mình bị bệnh, hoặc đang gánh nợ thay phật tử, cho dì ruột, cho em, trốn sang Tây Tạng (Trung Quốc) vì sợ công an bắt… Nạn nhân đã 11 lần bị Cung lừa và chiếm đoạt tổng số tiền hơn 17 tỉ đồng.
Ngoài ra, Cung còn nổ mình là “mật vụ, tình báo của Chính phủ thường đi nước ngoài để hoạt động trong các lĩnh vực tôn giáo rất nhạy cảm; có mối quan hệ quen biết nhiều quan chức cấp cao ở trung ương, Chính phủ, Bộ Ngoại giao” và hứa sẽ giúp một Việt kiều Anh về nước sống hợp pháp. Với thủ đoạn này, Cung đã lừa của một phụ nữ hơn 13 tỉ đồng.
Với vai trò chủ mưu và được sự giúp sức của Lê Nguyên Khoa và Nguyễn Tuấn Sĩ, Phạm Văn Cung đã lừa đảo trót lọt của 4 bị hại nói trên tổng số tiền gần 68 tỉ đồng. Số tiền lừa đảo Cung chia cho các đồng phạm, dùng trả nợ và tiêu xài cá nhân.
Dự kiến phiên tòa xét xử Phạm Văn Cung và đồng phạm sẽ diễn ra vào ngày 4-3.
Xe tải vượt 5 chốt kiểm soát dịch bằng mã QR của ôtô chở lúa gạo
Chủ xe tải ở Tiền Giang thừa nhận việc sử dụng mã QR của phương tiện khác để vượt 5 chốt kiểm soát dịch các tỉnh Đồng Tháp, Long An và Bình Dương.
Ngày 2/8, Công an huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, điều tra việc chủ xe ở tỉnh Tiền Giang sử dụng mã QR của phương tiện khác để chở hàng hóa qua nhiều chốt kiểm dịch.
Cảnh sát đã tạm giữ xe tải do Huỳnh Văn Hoàng (56 tuổi, ở tỉnh Tiền Giang) làm chủ. Sáng 1/8, lực lượng chức năng kiểm tra mã QR trên ôtô tải do Ngô Văn Vũ (42 tuổi) cầm lái, đang dừng để lên hàng hóa ở xã Mỹ An.
Sau khi quét mã QR, cảnh sát phát hiện mã này cấp cho ôtô tải biển số Tây Ninh để chở lúa gạo theo lộ trình Tây Ninh, Long An và Tiền Giang.
Chủ xe thừa nhận nhiều ngày qua, xe tải chở hàng từ huyện Tháp Mười đến tỉnh Bình Dương. Xe tải qua 5 chốt kiểm dịch ở Đồng Tháp, Long An và Bình Dương nhưng lực lượng kiểm soát không quét mã nên không phát hiện QR code là của một phương tiện khác.
Nam tài xế chở người từ vùng dịch bị cảnh sát lập biên bản vi phạm. Ảnh: Công an cung cấp.
Cùng ngày, Công an huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, đã lập biên bản, xử phạt hành chính Nguyễn Văn Tính (35 tuổi, ở huyện Tam Bình) về hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Tính điều khiển xe tải đến chốt kiểm dịch ở xã Mỹ An, cảnh sát kiểm tra và phát hiện trên xe có hai người khác, gồm: Trương Hồ Anh Vy (23 tuổi, ở huyện Mang Thít) và Châu Yến Linh (22 tuổi, ở tỉnh Đồng Tháp).
Tính khai nhận chở hai người nêu trên từ huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, để về Vĩnh Long. Tính thừa nhận biết rõ hai địa phương này đều đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 nhưng vẫn cố tình vi phạm.
Cảnh sát đã lập biên bản vi phạm đối với Tính, Vy và Linh, đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng đưa hai người trở về từ vùng dịch đến khu cách ly tập trung.
Vĩnh Long: Bắt GĐ Công ty Thịnh Phát liên quan vụ 'rút ruột' công trình đường dây 110kV Giám đốc ký hợp đồng giám sát công trình nhưng không đến hiện trường mà giám sát qua số liệu, hình ảnh của đơn vị thi công gửi về khiến công trình bị 'rút ruột' gây thiệt hại lớn. Chiều 14.2, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh...