Cựu Tổng thống Nga cảnh báo xung đột ở Ukraine có thể kéo dài
“Cuộc xung đột này sẽ còn kéo dài. Có lẽ trong nhiều thập kỷ. Đó là một thực tế mới”, cựu Tổng thống Nga Medvedev, hiện là Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia, nói với các nhà báo.
Ông Dmitry Medvedev, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia. Ảnh: Sputnik
Theo đài RT, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev ngày 25/5 cho biết cuộc xung đột Ukraine sẽ còn tiếp diễn trong một thời gian rất dài, có thể trong nhiều thập kỷ, và sau một lệnh ngừng bắn tiềm tàng, có thể sẽ lại tiếp tục.
Ông Medvedev cũng cho rằng không có nghi ngờ gì về việc Ukraine không có tương lai trong tình trạng hiện tại, đồng thời cảnh báo những rủi ro về một cuộc xung đột mới ở châu Âu và một cuộc chiến tranh toàn cầu.
“Cuộc xung đột này sẽ còn kéo dài. Có lẽ trong nhiều thập kỷ. Đây là một thực tế mới”, cựu lãnh đạo Nga, hiện là Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia, phát biểu với các nhà báo. Ông nhận định rằng, cuộc xung đột có thể kéo dài vĩnh viễn, với “ba năm đình chiến, hai năm xung đột, rồi lặp lại”.
Các quan chức ở Moskva đã nhiều lần nói rằng nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraine bắt nguồn từ việc phương Tây coi thường an ninh quốc gia của Nga trong nhiều thập kỷ. Trở lại năm 2021, Điện Kremlin đã cố gắng thúc đẩy NATO đàm phán về những bất bình chính trị và quốc phòng lâu nay, nhưng đã bị phớt lờ. Vào cuối tháng 2/2022, Nga đã phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” để kiềm chế mối đe dọa này, và kêu gọi quy chế trung lập, không liên kết cho một Ukraine phi quân sự hóa, yêu cầu Kiev từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO và EU, và xác nhận trạng thái phi hạt nhân của mình.
Video đang HOT
Ông Medvedev là tổng thống Nga từ năm 2008 đến 2012, sau đó là thủ tướng cho đến năm 2020. Hiện tại, ông giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia, do Tổng thống Vladimir Putin làm chủ tịch chính thức.
Phía Ukraine hiện chưa đưa ra phản ứng chính thức đối với những bình luận mới nhất của ông Medvedev.
Cựu Tổng thống Nga cảnh báo hậu quả thảm khốc chờ đón 'lực lượng gìn giữ hoà bình' EU
Sau khi xuất hiện thông tin Liên minh châu Âu (EU) thảo luận về một số hình thức gìn giữ hoà bình ở Ukraine, cựu Tổng thống Liên bang Nga Dmitry Medvedev cảnh báo rằng điều duy nhất cần được làm rõ là liệu châu Âu đã sẵn sàng cho "một hàng dài quan tài" trở về từ Ukraine hay chưa.
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: Sputnik
Trong một phát biểu được đài RT dẫn lời, ông Medvedev, người hiện nay đang giữ chức phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, gọi ý tưởng đưa lực lượng gìn giữ hoà bình đến Ukraine là sự hoài nghi tột độ.
Ông Medvedev nhấn mạnh bất kỳ "lực lượng gìn giữ hòa bình" nào của EU được cử đến Ukraine sẽ bị nhìn nhận như các chiến binh của kẻ thù trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột, bị đối xử tương xứng và sẽ trở về trong các túi đựng xác chết.
Ngày 31/3, cựu Tổng thống Nga đã viết trên Telegram rằng khối (quân sự) do Mỹ lãnh đạo "tiếp tục cung cấp vũ khí, xe tăng và các thiết bị quân sự khác cho chế độ Kiev", vì vậy, thật khó để tưởng tượng họ mong muốn hòa bình.
Theo ông Medvedev, mục đích thực sự của khối này rất rõ ràng, nhằm thiết lập một nền hòa bình có lợi cho họ dựa trên thế mạnh. Do vậy, họ muốn đưa lực lượng "gìn giữ hòa bình" đội mũ sắt màu xanh, có ngôi sao vàng vào Ukraine với súng máy và xe tăng.
Nói cách khác, cái gọi là "lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO" sẽ tham gia vào cuộc xung đột và đứng cùng phía với kẻ thù của Nga.
Và như vậy, ông Medvedev nhấn mạnh: "Rõ ràng là những 'người kiến tạo hòa bình' như vậy là kẻ thù trực tiếp của chúng ta. Sói đội lốt cừu".
Trong trường hợp như thế nào, ông Medvedev cho rằng họ sẽ trở thành "mục tiêu hợp pháp" của các lực lượng vũ trang Nga nếu họ được triển khai ở tuyến đầu mà không có sự đồng ý của Moskva, với vũ khí trong tay và đe dọa trực tiếp tới các lực lượng của Nga.
Do những "người kiến tạo hòa bình" như vậy là "binh sỹ của kẻ thù", là "các chiến binh", cho nên, theo ông Medvedev, họ phải bị tiêu diệt không thương tiếc.
Ông Medvedev kết luận, điều duy nhất cần được làm rõ là liệu châu Âu đã sẵn sàng cho "một hàng dài quan tài" trở về từ Ukraine hay chưa.
Trước đó, vào sớm cùng ngày, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh rằng các nhà lãnh đạo EU sắp có một cuộc thảo luận về "một số hình thức của lực lượng gìn giữ hoà bình" cho Ukraine, có thể đặt dưới sự bảo trợ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Đáp lại bình luận của ông Orban, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo việc thảo luận về khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình phương Tây ở Ukraine có thể là một ý tưởng rất nguy hiểm.
"Nếu chúng ta đang nói về một số loại đàm phán nghiêm túc, thì đây là một cuộc thảo luận cực kỳ nguy hiểm. Trong thực tiễn thế giới, các lực lượng như vậy thường chỉ được sử dụng khi có sự đồng ý của cả hai bên. Trong trường hợp này, nó có khả năng là một chủ đề rất nguy hiểm", ông Peskov nói với các nhà báo.
Nga đã nhiều lần cảnh báo Mỹ và các đồng minh ngừng gửi vũ khí tới Ukraine, bởi điều này chỉ kéo dài xung đột và mang tới nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa các cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân.
Tới nay, theo thống kê chưa đầy đủ, NATO đã gửi viện trợ quân sự trị giá hơn 100 tỷ USD, bao gồm cả xe tăng và máy bay chiến đấu cho Kiev.
NATO khẳng định khối này không tham gia vào cuộc xung đột. Tuy nhiên, theo RT, nhiều quan chức cấp cao của phương Tây lại nói rằng mục tiêu của họ là một "thất bại chiến lược" của Nga.
Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cảnh báo 'ngày tận thế hạt nhân' đã đến gần hơn Hãng TASS ngày 23/3 dẫn cảnh báo của Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, cựu Tổng thống Dmitry Medvedev nhấn mạnh: "Mỗi ngày các chuyến hàng vũ khí nước ngoài đến Ukraine cuối cùng sẽ mang ngày tận thế hạt nhân đến gần hơn". Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: Sputnik Theo hãng thông...