Cựu Tổng thống Nga cảnh báo hậu quả thảm khốc chờ đón ‘lực lượng gìn giữ hoà bình’ EU
Sau khi xuất hiện thông tin Liên minh châu Âu (EU) thảo luận về một số hình thức gìn giữ hoà bình ở Ukraine, cựu Tổng thống Liên bang Nga Dmitry Medvedev cảnh báo rằng điều duy nhất cần được làm rõ là liệu châu Âu đã sẵn sàng cho “một hàng dài quan tài” trở về từ Ukraine hay chưa.
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: Sputnik
Trong một phát biểu được đài RT dẫn lời, ông Medvedev, người hiện nay đang giữ chức phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, gọi ý tưởng đưa lực lượng gìn giữ hoà bình đến Ukraine là sự hoài nghi tột độ.
Ông Medvedev nhấn mạnh bất kỳ “ lực lượng gìn giữ hòa bình” nào của EU được cử đến Ukraine sẽ bị nhìn nhận như các chiến binh của kẻ thù trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột, bị đối xử tương xứng và sẽ trở về trong các túi đựng xác chết.
Ngày 31/3, cựu Tổng thống Nga đã viết trên Telegram rằng khối (quân sự) do Mỹ lãnh đạo “tiếp tục cung cấp vũ khí, xe tăng và các thiết bị quân sự khác cho chế độ Kiev”, vì vậy, thật khó để tưởng tượng họ mong muốn hòa bình.
Theo ông Medvedev, mục đích thực sự của khối này rất rõ ràng, nhằm thiết lập một nền hòa bình có lợi cho họ dựa trên thế mạnh. Do vậy, họ muốn đưa lực lượng “gìn giữ hòa bình” đội mũ sắt màu xanh, có ngôi sao vàng vào Ukraine với súng máy và xe tăng.
Nói cách khác, cái gọi là “lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO” sẽ tham gia vào cuộc xung đột và đứng cùng phía với kẻ thù của Nga.
Và như vậy, ông Medvedev nhấn mạnh: “Rõ ràng là những ‘người kiến tạo hòa bình’ như vậy là kẻ thù trực tiếp của chúng ta. Sói đội lốt cừu”.
Trong trường hợp như thế nào, ông Medvedev cho rằng họ sẽ trở thành “mục tiêu hợp pháp” của các lực lượng vũ trang Nga nếu họ được triển khai ở tuyến đầu mà không có sự đồng ý của Moskva, với vũ khí trong tay và đe dọa trực tiếp tới các lực lượng của Nga.
Video đang HOT
Do những “người kiến tạo hòa bình” như vậy là “binh sỹ của kẻ thù”, là “các chiến binh”, cho nên, theo ông Medvedev, họ phải bị tiêu diệt không thương tiếc.
Ông Medvedev kết luận, điều duy nhất cần được làm rõ là liệu châu Âu đã sẵn sàng cho “một hàng dài quan tài” trở về từ Ukraine hay chưa.
Trước đó, vào sớm cùng ngày, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh rằng các nhà lãnh đạo EU sắp có một cuộc thảo luận về “một số hình thức của lực lượng gìn giữ hoà bình” cho Ukraine, có thể đặt dưới sự bảo trợ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Đáp lại bình luận của ông Orban, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo việc thảo luận về khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình phương Tây ở Ukraine có thể là một ý tưởng rất nguy hiểm.
“Nếu chúng ta đang nói về một số loại đàm phán nghiêm túc, thì đây là một cuộc thảo luận cực kỳ nguy hiểm. Trong thực tiễn thế giới, các lực lượng như vậy thường chỉ được sử dụng khi có sự đồng ý của cả hai bên. Trong trường hợp này, nó có khả năng là một chủ đề rất nguy hiểm”, ông Peskov nói với các nhà báo.
Nga đã nhiều lần cảnh báo Mỹ và các đồng minh ngừng gửi vũ khí tới Ukraine, bởi điều này chỉ kéo dài xung đột và mang tới nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa các cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân.
Tới nay, theo thống kê chưa đầy đủ, NATO đã gửi viện trợ quân sự trị giá hơn 100 tỷ USD, bao gồm cả xe tăng và máy bay chiến đấu cho Kiev.
NATO khẳng định khối này không tham gia vào cuộc xung đột. Tuy nhiên, theo RT, nhiều quan chức cấp cao của phương Tây lại nói rằng mục tiêu của họ là một “thất bại chiến lược” của Nga.
Xung đột Ukraine: Cựu Tổng thống Nga cảnh báo Thế chiến III, Tổng thống Serbia nói về nguy cơ lan rộng
Trong khi cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cho rằng thế giới tiến gần đến mối đe dọa của Thế chiến III, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic lo ngại xung đột Nga - Ukraine sẽ sớm lan sang các vùng lãnh thổ khác.
Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev. Ảnh tư liệu: Sputnik
Theo Đài RT, ngày 23/1, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã có bài phát biểu trước lãnh đạo đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền ở Moskva, cho rằng Mỹ và các đồng minh gần như châm ngòi cho một cuộc Chiến tranh Thế giới thứ ba bằng cách chuẩn bị tấn công Nga, khiến Moskva không còn lựa chọn nào khác ngoài hành động.
Ông Medvedev nói: "Đảng của chúng ta nên giúp mọi người trên khắp thế giới hiểu rằng chiến dịch đặc biệt đang diễn ra (ở Ukraine) là một phản ứng bắt buộc và là biện pháp cuối cùng trước sự chuẩn bị xâm lược của Mỹ và các (nước) vệ tinh của họ".
"Rõ ràng là thế giới đã tiến gần đến mối đe dọa của Thế chiến III vì những gì đang xảy ra", ông Medvedev nhấn mạnh.
Ông Medvedev là Tổng thống Nga từ năm 2008 đến 2012, sau đó trở thành Chủ tịch đảng cầm quyền và Thủ tướng. Ông từ chức Thủ tướng vào năm 2020 để điều hành Hội đồng An ninh quốc gia.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic phát biểu ở Belgrade ngày 23/1/2023. Ảnh: AP
Tối cùng ngày, cũng theo Đài RT, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đã phát biểu trước quốc dân, cho rằng Belgrade đang phải đối mặt với áp lực từ Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong vấn đề Kosovo vì cuộc xung đột ở Ukraine có khả năng sẽ sớm leo thang.
Theo ông Vucic, EU trên thực tế đang có chiến tranh ở Ukraine, cho nên, họ muốn "sân sau" của mình, bao gồm cả Serbia, phải chịu khuất phục. Tuy nhiên, cảm giác mách bảo ông rằng là xung đột "sẽ không lắng xuống mà sẽ chỉ lan rộng".
"Bây giờ bạn thấy đấy, không chỉ có Nga đấu với Ukraine. Nó sẽ sớm lan sang các vùng lãnh thổ khác. Việc đất nước của chúng ta không nằm trong số đó là tùy thuộc vào chúng ta," ông Vucic nói.
Trước đó vào ngày 15/1, Tổng thống Croatia Zoran Milanovic cũng nhận định rằng xung đột ở Ukraine đã trở thành một cuộc chiến ủy nhiệm chống Nga của NATO thông qua Ukraine.
Pháo tự hành Ukraine nã hỏa lực ở tiền tuyến tại Kharkiv ngày 24/12/2022. Ảnh: AP
Trên thực tế, kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bắt đầu, phương Tây đã tăng cường viện trợ quân sự cho Kiev.
Ngày 19/1, Lầu Năm Góc đã công bố gói viện trợ quân sự mới nhất trị giá 2,5 tỷ USD cho Ukraine, bao gồm 90 xe thiết giáp chở quân Stryker, 59 xe chiến đấu bộ binh Bradley, hệ thống phòng không Avenger và đạn dược các loại. Gói hỗ trợ mới nhất này đã nâng tổng viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine kể từ tháng 2/2022 lên hơn 26,7 tỷ USD.
Sau đó, theo hãng tin Reuters, trong cuộc họp kín ngày 23/1, các ngoại trưởng EU đã thông qua gói viện trợ quân sự cho Ukraine trị giá 500 triệu euro (544 triệu USD). Cũng tại hội nghị lần này, các ngoại trưởng EU tiếp tục đề nghị với Đức về việc triển khai xe tăng Leopard do nước này chế tạo tới Ukraine, sau khi Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock tuyên bố Berlin sẽ không cản trở nếu Ba Lan muốn chuyển những xe tăng này cho Kiev.
Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào ngày 24/2/2022, với lý do Kiev không thực hiện các thỏa thuận Minsk, được thiết kế để trao cho các khu vực Donetsk và Lugansk vị thế đặc biệt trong nhà nước Ukraine.
Đầu tháng 10/2022, Nga đã sáp nhập 4 khu vực của Ukraine, gồm Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhia vào lãnh thổ của mình sau các cuộc trưng cầu dân ý trước đó một tháng.
Về phần mình, giới lãnh đạo Ukraine cho biết họ sẵn sàng giành lại tất cả các vùng lãnh thổ thuộc biên giới của đất nước được thành lập sau năm 1991 bằng vũ lực nếu Moskva không từ bỏ chúng.
Trong "công thức hòa bình" đưa ra lần đầu tiên vào tháng 11/2022, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky cũng yêu cầu khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, nghĩa là Nga phải từ bỏ 4 vùng mới sáp nhập cùng với bán đảo Crimea.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã bác bỏ kế hoạch hoà bình 10 điểm của ông Zelensky, cho rằng đề xuất này "không thực tế và không thỏa đáng".
Cựu Tổng thống Nga dự đoán về sự hình thành của một liên minh quân sự mới chống Mỹ Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cảnh báo cuộc khủng hoảng ở Ukraine có thể dẫn đến việc thành lập một khối các quốc gia "chán ngấy" Washington. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: AFP/TTXVN Theo ông Medvedev, dòng viện trợ quân sự liên tục cho Kiev cho thấy rõ ràng rằng phương Tây đang tìm...