Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết đạt thỏa thuận hòa bình Ukraine ‘trong 24 giờ’
Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết một khi tái đắc cử, ông sẽ thúc đẩy để đạt được một thỏa thuận giữa Nga và Ukraine “trong 24 giờ”.
Cựu Tổng thống Donald Trump phát biểu tại sự kiện vận động tranh cử ở Columbia, Nam Carolina, ngày 28/1/2023. Ảnh: AP
Theo kênh truyền hình RT, tại sự kiện đánh dấu sự khởi đầu chiến dịch vận động tranh cử năm 2024 ở New Hamsphire ngày 28/1, cựu Tổng thống Trump tuyên bố ông có thể trở thành một nhà trung gian cho một giải pháp hòa bình giữa Nga và Ukraine. Cũng trong sự kiện, ông chỉ trích chính sách đối ngoại của Tổng thống Joe Biden.
Ông Trump cam kết sẽ mang lại hòa bình bằng sức mạnh, nói rằng xung đột vũ trang giữa Moskva và Kiev sẽ không xảy ra nếu ông vẫn còn đương chức.
“Tính cách của tôi đã giúp chúng tôi tránh xa chiến tranh. Nếu tôi còn là tổng thống, sẽ không có cuộc chiến ở Ukraine”, ông Trump nói.
Các tuyên bố của cựu Tổng thống Trump được đưa ra trong bối cảnh một số thành viên đảng Cộng hòa đặt câu hỏi liệu khoản tiền viện trợ quân sự hiện tại của Mỹ cho Ukraine có phù hợp hay không. Ngày 27/1, bốn thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã gửi thư cho Tổng thống Joe Biden và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, bày tỏ lo ngại về quyết định của Washington cung cấp xe tăng M1 Abrams cho Kiev.
Video đang HOT
Các quan chức Ukraine trước đây từng nói rằng các cuộc đàm phán hòa bình với Moskva chỉ có thể diễn ra nếu Nga trả lại các vùng lãnh thổ mới được sáp nhập. Năm ngoái, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký một sắc lệnh nêu rõ không thể đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ngày 25/1, ông Zelensky một lần nữa nhấn mạnh không muốn một cuộc gặp với người đồng cấp Putin.
Trong khi đó, Moskva đã nhiều lần gọi các điều kiện của Ukraine là không thể chấp nhận được. Cuối tháng trước, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết giới lãnh đạo Ukraine bị chi phối và không có khả năng đàm phán.
Nga đã phát động một chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào cuối tháng 2, với lý do cần phải bảo vệ người dân Donbass và Kiev không thực hiện các thoả thuận Minsk.
Ngày 5/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký kết hiệp ước thống nhất về luật pháp với Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng, cũng như các vùng Kherson và Zaporizhzhia.
Các hiệp ước này do ông Putin và người đứng đầu 4 khu vực cũ của Ukraine ký kết vào ngày 30/9, sau khi đa số người dân của các vùng lãnh thổ này bỏ phiếu ủng hộ việc sáp nhập Nga trong các cuộc trưng cầu dân ý, theo thông báo của phía Nga.
Xuất hiện cáo buộc công ty Mỹ cải tiến UAV để Ukraine tấn công lãnh thổ Nga
Lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng do Nga bổ nhiệm, ông Denis Pushilin cho biết một nhóm chuyên gia Mỹ đã hỗ trợ Ukraine cải tiến máy bay không người lái (UAV) để sử dụng trong cuộc tấn công vào sâu bên trong lãnh thổ Nga.
"Một công ty của Mỹ đã trực tiếp giúp Quân đội Ukraine hiện đại hoá những chiếc UAV được sử dụng để tấn công các sân bay bên trong lãnh thổ Nga", ông Pushilin nói với đài RT của Nga trong một cuộc phỏng vấn hôm 18/12. Ông cho biết thêm rằng những chiếc UAV này đã được trang bị hệ thống định vị GPS của Mỹ. Theo ông Pushilin, những thiết bị này đã được hiện đại hóa tại một nhà máy hàng không ở thành phố Kharkov của Ukraine.
Vị quan chức này cũng cho biết giới chức đang "kiểm tra kỹ lưỡng" thông tin Mỹ có liên quan đến sự việc. Tuy nhiên, người đứng đầu DPR không nêu rõ tên công ty bị cáo buộc hiện đại hóa những chiếc UAV trên. Ông cũng không cung cấp bất kỳ chi tiết nào khác về cáo buộc liên quan đến Mỹ. Phía Mỹ vẫn chưa bình luận về tuyên bố của Pushilin.
Trong diễn biến liên quan, đài Sputnik đưa tin chính quyền Crimea và các khu vực khác của Nga ngày 16/12 đã phát đi thông báo cáo buộc rằng các UAV tấn công vào lãnh thổ Nga do Công ty dịch vụ kỹ thuật Spektreworks của Mỹ sản xuất.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi các cơ quan có thẩm quyền của Nga tiến hành phân tích linh kiện điện tử của các UAV bị đánh chặn, sau khi chúng được sử dụng để tấn công các cơ sở hạ tầng của Nga, đặc biệt là ở Sevastopol, Crimea, các vùng Kursk, Belgorod và Voronezh.
"Hệ thống điện tử hàng không và trạm điều khiển của UAV được xác định do công ty Spektreworks của Mỹ sản xuất. Công ty này đã điều chỉnh và thử nghiệm UAV tại sân bay ở Scottsdale, Arizona. Sau đó, trên lãnh thổ Ba Lan, trong khu vực của sân bay Rzeszow được Mỹ và NATO sử dụng làm trung tâm cung cấp chính cho các lực lượng vũ trang Ukraine, quá trình lắp ráp cuối cùng và bay thử nghiệm những chiếc UAV này đã được thực hiện", nhà chức trách cho hay.
Theo phía Nga, những phát hiện này cho thấy sự tham gia trực tiếp của Mỹ và Ba Lan vào chiến sự ở Ukraine khi thực hiện hỗ trợ quân sự và hậu cần quy mô lớn cho Kiev.
Trước đó, vào đầu tháng 12, hai căn cứ máy bay ném bom chiến lược ở vùng Ryazan và Saratov của Nga đã bị tấn công bằng máy bay không người lái. Theo Bộ Quốc phòng Nga, lực lượng phòng không đã bắn hạ các máy bay không người lái này nhưng các mảnh vỡ của máy bay đã khiến 3 người thiệt mạng và 4 binh sĩ bị thương. Nga cáo buộc quân đội Ukraine đứng sau vụ tấn công này.
Về phần mình, Kiev không công khai phủ nhận hay thừa nhận trách nhiệm trong các vụ tấn công trên. Song một quan chức cấp cao giấu tên của Ukraine nói rằng các lực lượng đặc biệt của Ukraine đã giúp điều hướng UAV tới ít nhất một trong các căn cứ quân sự của Nga. Nếu cáo buộc của Nga đưa ra là đúng, đây được coi là cuộc tập kích sâu nhất của Ukraine vào lãnh thổ Nga.
Sau vụ tấn công, Washington khẳng định nước này "không khuyến khích cũng như không hỗ trợ" Kiev thực hiện các cuộc tấn công vào sâu bên trong lãnh thổ Nga. Vụ tấn công xảy ra cùng ngày có thông tin cho rằng Mỹ đã cải tiến bệ phóng tên lửa HIMARS để Ukraine không thể sử dụng chúng cho tên lửa tầm xa, do Nhà Trắng muốn tránh leo thang căng thẳng với Điện Kremlin.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã cảnh báo Mỹ rằng việc cung cấp vũ khí tầm xa cho Kiev để tấn công Nga sẽ vượt "lằn ranh đỏ" và có khả năng biến Washington thành một bên trong cuộc xung đột. Mỹ và các đồng minh khẳng định họ không tham gia vào cuộc xung đột nhưng vẫn tiếp tục trang bị vũ khí cho Kiev.
Thủ đô Kiev lại bị tấn công, lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ nhiều máy bay không người lái Nhiều toà nhà ở Kiev đã bị hư hại sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào sáng ngày 14/12 (theo giờ địa phương). Sĩ quan cảnh sát đứng gần các bộ phận của máy bay không người lái tại địa điểm tòa nhà bị phá hủy bởi cuộc tấn công ở Kiev, Ukraine. Ảnh: Reuters Giới chức Ukraine cho...