Cựu tổng thống Morsi có thể nhận án tử hình, Ai Cập sẽ đi về đâu?
Tại thủ đô Ai Cập, một phiên tòa sẽ được mở để xét xử cựu Tổng thống Ai Cập Mohammed Morsi và 35 nhà lãnh đạo Hồi giáo, trong đó có cả thủ lĩnh tinh thần của Tổ chức “Anh em Hồi giáo” Mohammed Badia, về tội làm gián điệp.
Ông Morsi và 35 nhà lãnh đạo của Tổ chức “Anh em Hồi giáo” bị cáo buộc âm mưu thông đồng với “các tổ chức nước ngoài” thực hiện khủng bố và “tiết lộ bí mật quân sự quốc phòng cho quốc gia khác”.
Ngoài ra, ban lãnh đạo Tổ chức “Anh em Hồi giáo” bị khép tội tài trợ khủng bố, đào tạo quân sự cho các đối tượng thực hiện nhiệm vụ từ mạng lưới tổ chức quốc tế “Anh em Hồi giáo”, gây ảnh hưởng đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ai Cập.
Nếu tội của ông Morsi và những người thân cận được chứng minh, họ có thể đối mặt với án tử hình vì các cáo buộc sát hại người biểu tình và làm gián điệp.
Vừa qua, Ai Cập đã kỷ niệm lần thứ ba cuộc biểu tình dẫn đến sự từ chức của Tổng thống Hosni Mubarak. Trong ba năm qua, không chỉ Mubarak đã ra đi, mà ngay cả người lên thay ông là Mohamed Morsi cũng đã bị lật đổ.
Quân đội Ai Cập điều xe thiết giáp trấn áp những người biểu tình ủng hộ cựu Tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi – tháng 8/2013
Video đang HOT
Tư lệnh quân đội kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Abdel Fattah al-Sisi lãnh đạo, đã lật đổ cựu Tổng thống Hồi giáo Mohamed Morsi vào đầu tháng 7-2013 sau nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn chống lại chính quyền mới được bầu 1 năm và tổ chức Anh em Hồi giáo của ông.
Sau khi lật đổ ông Morsi, tướng Sisi nhiều lần tuyên bố rằng quân đội sẽ không can thiệp vào tình hình chính trị tại nước này. Tuy nhiên, một số cuộc vận động của nhân dân gần đây đã thành lập một liên minh ủng hộ ông Sisi ra tranh cử tổng thống như một yêu cầu của nhân dân.
Ngày 11-1, ông Sisi tuyên bố, ông sẽ ra tranh cử tổng thống nếu “người dân muốn như vậy và quân đội ủy quyền”. Tuy ông chưa đưa ra quyết định dứt khoát, song cảm thấy sẽ “không thể đứng ngoài cuộc nếu có một sự ủng hộ mạnh mẽ việc ông ra tranh cử”.
Tư lệnh quân đội Ai Cập kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Abdel Fattah al-Sisi
Chính phủ Ai Cập chuyển tiếp hiện đang có trong tay một đất nước còn tồi tệ hơn nhiều so với thời Mubarak, cả về chính trị lẫn kinh tế. Về mặt xã hội, những gì đạt được cũng không đáng kể. Tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói – những vấn đề chính mà những người biểu tình ở Tunisia và Cairo ba năm trước đây nêu ra, đến nay vẫn đang tiếp tục gia tăng.
Đối với việc thúc đẩy tự do dân chủ, kết quả hiện tại cũng chẳng khả quan, ông Mubarak bị lật đổ, ông Morsi lên thay nhưng cũng chẳng tồn tại được bao lâu. Ba năm trước, ông Morsi và những người “Anh em Hồi giáo” còn được tung hô như những người hùng, nhưng 3 năm sau họ đã trở thành tội đồ, “cuộc diễu hành khải hoàn của nền dân chủ theo kiểu phương Tây đã không diễn ra”.
Cựu Tổng thống Morsi bị đe dọa án tử hình
“Mùa xuân Ả Rập” không giúp được gì cho nhân dân Ai Cập, mà chỉ Qatar, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ là đạt được mục tiêu. Đối thủ quyền lực và ảnh hưởng trong thế giới Ả Rập và Hồi giáo của họ đã bị triệt tiêu. Nền kinh tế, bao gồm lĩnh vực dầu khí, tại các nước “mùa xuân Ả Rập”, đặc biệt là ở Libya đã trở nên rất yếu kém.
Xã hội Ai Cập đang bước vào một chu trình hỗn loạn mới không lối thoát. Rồi đất nước Ai Cập sẽ đi về đâu?
Theo ANTD
Trái đắng "cách mạng hoa nhài"
3 năm sau khi bất ngờ nổi lên, cơn lốc "cách mạng hoa nhài" giờ lại tràn sang chính những nước từng được coi là thành quả của cuộc cách mạng này, gây biến động chính trị khó lường.
Căng thẳng ở Ai Cập có thể lan sang các nước khác trong khu vực
Hôm 4-7, thủ lĩnh Phong trào Hồi giáo Ennahda cầm quyền ở Tunisia R. Ghannouchi tuyên bố rằng kịch bản Ai Cập sẽ không lặp lại ở Tunisia, song không phủ nhận tình hình ở Tunisia đang bị tác động bởi những gì đang xảy ra ở Ai Cập. Tuyên bố này được đưa ra sau khi một số nhà hoạt động Tunisia thông báo mở một chiến dịch nổi dậy (Tamarod) nhằm lật đổ Hội đồng lập hiến, cơ quan đang trong quá trình soạn thảo bản hiến pháp mới cho nước này.
Tunisia là quê hương của "cách mạng hoa nhài", nơi các cuộc biểu tình đường phố đã biến thành bạo lực, lật đổ Tổng thống Ben Ali và buộc ông này phải chạy ra nước ngoài. Từ Tunisia, "cách mạng hoa nhài" tràn sang các nước Trung Đông và Bắc Phi như Ai Cập, Libya... Ấy thế nhưng giờ đây, những cuộc biểu tình đường phố lại tái hiện ở Ai Cập, dẫn đến việc quân đội nước này lật đổ Tổng thống M. Morsi, khiến Tunisia lo ngại điều tương tự ở nước mình.
Không thể phủ nhận thực tế là ông M. Morsi đã không hiện thực hóa được hy vọng của người dân Ai Cập. Lên nắm quyền trong bối cảnh đất nước rệu rã sau "cơn bão" của phong trào "Mùa xuân Arập", kinh tế sa sút, an ninh bất ổn nhưng ông M.Morsi đã không đưa ra được các chính sách và kế hoạch phát triển hiệu quả nào để cải thiện tình hình đất nước. Các cam kết tranh cử cũng lần lượt bị lãng quên, đời sống của người dân ngày càng tồi tệ hơn khi thiếu việc làm, lương thực và nhiên liệu...
Thế nhưng, cũng phải thừa nhận một sự thật rằng, "trái chín" của "mùa xuân Arập" chẳng phải là thành quả của dân chủ như nhiều người từng ca ngợi. Những gì đã và đang diễn ra ở Ai Cập và Tunisia cho thấy, đó không phải là cuộc cách mạng vì dân chủ, mà là cuộc đối đầu giữa các phe phái chính trị, tôn giáo, sắc tộc dưới cái mác "dân chủ"... để tranh giành quyền lực.
Điều đó lý giải vì sao lên nắm quyền qua cuộc bầu cử dân chủ, ông M. Morsi lại bị ép buộc phải ra đi dưới sức nóng của các cuộc biểu tình với những khẩu hiệu chẳng khác nào như của phong trào "Mùa xuân Arập" hơn hai năm về trước là "Bánh mì, tự do và công bằng xã hội"; lý giải vì sao cách đây một năm, người dân Ai Cập đã bắn pháo hoa chào mừng ông M.Morsi, nhưng giờ đây, cũng chính họ, những người đã ủng hộ Tổng thống M.Morsi, lại đốt pháo hoa hân hoan vì đã hạ bệ được ông. Cũng tương tự như ở Tunisia, chính quyền ra đời sau "cách mạng hoa nhài" giờ lại đang lo ngại rằng "sức nóng" từ Ai Cập có thể thiêu cháy chính trường nước mình.
Đó chính là những "quả đắng" hậu "Mùa xuân Arập", phong trào vốn được phương Tây ca tụng như một "cuộc cách mạng" mang lại "dân chủ và tự do" cho một số nước ở Trung Đông và Bắc Phi. Tình cảnh của Ai Cập và Tunisia cảnh báo những ai hy vọng sẽ có "món quà" dân chủ một cách dễ dàng như quảng bá của phương Tây sẽ rất dễ dàng rơi vào thất vọng.
Theo ANTD
Thế giới yêu đương ở Trung Đông - Kỳ 3: Cuộc chiến không cân sức Tục lệ giết vì danh dự không phải là sản phẩm của Hồi giáo, thậm chí đi ngược lại những ý muốn tốt đẹp của thiên sứ Muhammad nhằm bảo vệ phụ nữ. Tuy nhiên, tôn giáo đã không mạnh bằng hủ tục văn hóa. Phụ nữ Ai Cập mưu sinh trên đường phố - Ảnh: N.P.M Những hủ tục kỳ lạ Khủng...