Cựu tổng thống Afghanistan: Tôi rời đi vì an ninh thúc giục
Cựu tổng thống Afghanistan Ghani xin lỗi sau khi đột ngột rời Kabul để Taliban tiếp quản chính quyền, song phủ nhận đem theo hàng triệu USD.
“Tôi nợ người dân Afghanistan một lời giải thích khi đột ngột rời Kabul vào ngày 15/8, thời điểm Taliban bất ngờ tiến vào thành phố. Tôi rời đi vì sự thúc giục của lực lượng an ninh, những người đã khuyên rằng ở lại chỉ tăng nguy cơ châm ngòi cuộc giao tranh kinh hoàng giống nội chiến những năm 1990″, cựu tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đăng trên Twitter hôm 8/9.
Ghani cho biết “rời khỏi Kabul là quyết định khó khăn nhất trong đời”, song ông tin đó là cách duy nhất để không có tiếng súng, để cứu thủ đô cùng 6 triệu dân. Ông cũng bác cáo buộc đem theo hàng triệu USD rời khỏi đất nước, gọi đây là thông tin “hoàn toàn sai sự thật” và “vô căn cứ”.
“Tham nhũng là một dịch bệnh vốn đã làm tê liệt đất nước chúng ta hàng thập kỷ và chống tham nhũng là nỗ lực trọng tâm của tôi trên cương vị tổng thống”, Ghani nói, thêm rằng ông và vợ “luôn cẩn trọng vấn đề tài chính” và đã công khai tài sản.
Video đang HOT
Cựu tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani phát biểu từ UAE hôm 18/8. Ảnh: Reuters.
Cựu tổng thống Afghanistan cũng bày tỏ nỗi “tiếc nuối sâu sắc” khi chính quyền của ông đã “kết thúc trong bi kịch” mà không thể đảm bảo sự ổn định và thịnh vượng cho đất nước.
“Tôi xin lỗi nhân dân Afghanistan vì không thể đem tới kết cục khác. Cam kết của tôi với nhân dân Afghanistan chưa bao giờ lay chuyển và sẽ soi đường cho tôi trong suốt quãng đời còn lại”, Ghani viết.
Việc Ghani vội vã di tản khi Taliban tiến công vào thủ đô Kabul đã khiến ông cùng chính quyền cũ bị chỉ trích phản bội và không chiến đấu cho đất nước.
Taliban hôm 7/9 công bố chính phủ mới do Mullah Mohammad Hasan Akhund làm thủ tướng lâm thời. Các vị trí phó thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng, ngoại trưởng và bộ trưởng nội vụ lâm thời được bổ nhiệm cũng là những thủ lĩnh gắn bó lâu năm với lực lượng.
Trung Quốc viện trợ Afghanistan 31 triệu USD hàng hóa Những cựu thần cứng rắn trong chính phủ mới Taliban Taliban hứa cho người Afghanistan tự do ra đi
Quốc tế chờ đợi Taliban thực hiện các cam kết về chính phủ mới
Trong bối cảnh lực lượng Taliban gần như đã hoàn tất quá trình thành lập chính phủ tại Afghanistan, cộng đồng quốc tế hiện dành sự quan tâm tới việc lực lượng này sẽ thực hiện ra sao những cam kết về cơ chế lãnh đạo mới "bao dung hơn", đặc biệt là các quyền đối với phụ nữ.
Lực lượng Taliban gác trên một tuyến phố ở thủ đô Kabul, Afghanistan ngày 28/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Hãng AFP dẫn lời một người phát ngôn Taliban cho biết lực lượng này sẽ công bố chính quyền mới sớm nhất là trong ngày 4/9. Trong tình hình này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi nỗ lực chung để đưa ra quyết định về việc "hợp thức hóa" một lực lượng chính trị tại Afghanistan, đồng thời cảnh báo sẽ không có lực lượng chính trị nào để đàm phán trực tiếp nếu quốc gia này tiếp tục bị phân mảnh. Theo hãng thông tấn RIA, phía Nga đang xúc tiến tiếp xúc với các ứng viên tiềm năng của Taliban trong chính phủ của Afghanistan.
Trong khi đó, theo thông báo trên tài khoản Twitter, người phát ngôn của Taliban xác nhận rằng rằng Bộ Ngoại giao Trung Quốc cam kết sẽ duy trì hoạt động của Đại sứ quán nước này và củng cố lại các mối quan hệ cũng như hỗ trợ nhân đạo cho Afghanistan.
Về phần mình, các nước phương Tây đều tỏ ra không vội vàng trong việc công nhận chính phủ mới do Taliban đứng đầu tại Afghanistan. Phát biểu trong chuyến thăm tới Pakistan ngày 4/9, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho biết quốc gia này sẽ không công nhận chính phủ mới do Taliban đứng đầu nhưng phải thích ứng với tình hình thực tiễn tại Afghanistan. Ông Raab cho biết thêm rằng thông thường Anh sẽ công nhận các quốc gia thay vì công nhận các chính phủ, tuy nhiên London rất hiểu tầm quan trọng của việc có thể tiếp tục phối hợp và có kênh liên lạc trực tiếp với Kabul. Ông Raab cũng cho rằng thời gian qua lực lượng Taliban đã đưa ra những cam kết tích cực và chắc chắn nhưng London sẽ cần thời gian để kiểm chứng những cam kết này có được chuyển thành hành động hay không.
Về phần mình, Liên minh châu Âu (EU) cũng khẳng định sẽ liên hệ với Taliban kèm theo "những điều kiện chặt chẽ", nhưng điều này không đồng nghĩa rằng EU công nhận chính phủ mới do Taliban đứng đầu. Theo đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell, EU cần phải liên hệ với chính phủ mới ở Afghanistan để hỗ trợ người dân nước này. Mức độ liên hệ sẽ tăng tùy thuộc vào những hành động thực tiễn của chính phủ mới liên quan các vấn đề chống khủng bố, tôn trọng quyền con người, luật pháp...Ông này cũng cho rằng Afghanistan cần thành lập một chính phủ chuyển tiếp thống nhất và mang tính đại diện, cho phép tự do tiếp cận hỗ trợ nhân đạo và cho phép người dân sơ tán nếu muốn.
Trong khi đó, ngày 4/9, Liên hợp quốc thông báo đã nối lại các chuyến bay cứu trợ nhân đạo tới nhiều vùng tại Afghanistan, kết nối thủ đô Islamabad của Pakistan với vùng Mazar-i-Sharif ở Bắc Afghanistan và Kandahar ở miền Nam quốc gia này. Hãng hàng không Ariana Afghan cũng thông báo sẽ nối lại các chuyến bay nội địa tại Afghanistan trong ngày 3/9, bắt đầu với một chuyến bay từ Mazar-i-Sharif đến Kabul sau khi được Taliban và giới chức quản lý hàng không "bật đèn xanh". Các tổ chức dịch vụ tài chính như Western Union và Moneygram cũng thông báo chuẩn bị nối lại các dịch vụ chuyển tiền, để người dân Afghanistan có thể nhận được tiền gửi từ người thân ở nước ngoài.
Trong khi đó, Qatar cho biết các chuyên gia của nước này đang tham gia nỗ lực thúc đẩy việc mở cửa trở lại sân bay quốc tế ở Kabul, một điểm trung chuyển trọng yếu trong mạng lưới vận chuyển cứu trợ cho Afghanistan. Ngoại trưởng Qatar ngày 3/9 đã tới Kabul để thảo luận với giới chức Afghanistan để thảo luận về kế hoạch mở lại sân bay.
Taliban từng giành quyền điều hành Afghanistan từ năm 1996-2001 nhưng hứng chịu nhiều chỉ trích vì áp dụng các đạo luật khắt khe, đặc biệt là với phụ nữ. Sau khi giành quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ Afghanistan và thủ đô Kabul vào giữa tháng 8 vừa qua, Taliban cam kết sẽ điều hành đất nước theo một cơ chế thoáng hơn, cho phép phụ nữ đi làm và kêu gọi xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ cũng như các quốc gia khác trên thế giới.
Các nhân vật chủ chốt trong chính phủ mới của Afghanistan đã có mặt tại Kabul Một số nhân vật được cho là sẽ giữ vai trò chủ chốt trong chính quyền mới của Afghanistan đã tới Kabul trong bối cảnh việc công bố thành viên chính phủ đang ở khâu chuẩn bị cuối cùng. Theo các nguồn tin, đứng đầu chính phủ mới sẽ là lãnh đạo Mullah Abdul Ghani Baradar của lực lượng Taliban. Lãnh đạo cấp...