Cựu Tổng Giám đốc PVN “đau xót khi các lãnh đạo tập đoàn vướng lao lý”
Trong phần tự bào chữa, cựu Tổng Giám đốc PVN Phùng Đình Thực cho biết, bản thân vô cùng đau xót khi chứng kiến nhiều lãnh đạo tập đoàn đứng trước toà. Bị cáo Thực gửi lời cảm ơn đến cán bộ công nhân viên ngành dầu khí đã đồng hành cùng ông, đóng góp cho ngành.
Cảm ơn cán bộ, công nhân viên ngành dầu khí
Phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và 21 đồng phạm sáng 14/1 tiếp tục với phần tự bào chữa của các bị cáo. Đứng lên tự bào chữa đầu tiên là bị cáo Phùng Đình Thực, cựu Tổng Giám đốc PVN.
Theo cáo buộc, trong quá trình thực hiện Dự án NMNĐ Thái Bình 2, bị cáo Thực đã cùng ông Đinh La Thăng có hành vi sai phạm trong việc chỉ đạo PVPower ký Hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban QLDA căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng tiền cho PVC để bị can Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng không đúng mục đích, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 120 tỷ đồng.
Bị cáo Phùng Đình Thực tự bào chữa sáng 14/1.
Nhận định hành vi của bị cáo Thực phạm vào tội “ Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, đại diện VKS, trong phần luận tội của mình, đã đề nghị HĐXX tuyên phạt ông Phùng Đình Thực từ 12-13 năm tù.
Tự bào chữa trước toà, ông Thực nói rằng, bản thân luôn làm việc công tâm, không tư lợi, không lợi ích nhóm không ưu ái ai, kể cả PVC. Bị cáo cũng không bàn bạc riêng tư với cấp trên hay chỉ đạo riêng tư với cấp dưới.
Video đang HOT
“Khi biết hợp đồng sai phạm, bị cáo đã cương quyết chỉ đạo kiểm tra và ngay trong ngày ký quyết định thanh lý, chấm dứt hợp đồng 33. Với số tiền tạm ứng được sử dụng sai mục đích, bị cáo cũng ký văn bản yêu cầu PVC báo cáo rõ ràng và có phương án khắc phục” – bị cáo Thực trình bày.
Về cáo buộc trong bản luận tội cho rằng bị cáo Thực thiếu thành khẩn và đổ lỗi cho cấp dưới, bị cáo Thực bác bỏ. Ông Thực cho biết, tại cơ quan điều tra, ông luôn khai báo thành khẩn, được cơ quan điều tra ghi nhận.
“Tại tòa, bị cáo đưa ra chứng cứ mới chứng minh rằng mình vô tội, nhưng VKS từ chứng cứ ấy lại kết luận rằng bị cáo không thành khẩn. Chứng cứ chứng minh sự phân công, phân quyền rõ ràng, mỗi người chịu trách nhiệm với hành vi của mình chứ không phải đổ lỗi cho cấp dưới. Chứng cứ đó góp phần làm rõ vụ việc và cá thể hoá trách nhiệm của các cá nhân cụ thể” – ông Thực đề nghị VKS xem xét.
Bị cáo Phùng Đình Thực cho biết, bản thân bị cáo đã gắn bó với ngành dầu khí 40 năm, mục tiêu duy nhất của cuộc đời là cống hiến cho ngành. Bản thân tâm niệm luôn làm đúng, bị cáo và lãnh đạo tập đoàn đạt được nhiều thành tích quan trọng, bảo toàn và phát triển vốn tốt, lợi nhuận tăng cao, đóng góp lớn cho ngân sách… Ông Thực cho biết cá nhân ông cũng được cấp có thẩm quyền đánh giá có đóng góp đặc biệt xuất sắc…
“Mấy hôm nay, chứng kiến nhiều lãnh đạo tập đoàn đứng trước toà, bị cáo vô cùng đau xót, vì một số người làm sai mà nhiều lãnh đạo vướng lao lý. Mức án đề với bị cáo cũng nặng nề khiến bị cáo đau xót” – bị cáo Phùng Đình Thực nói.
Tiếp đó, cựu Tổng Giám đốc PVN gửi lời cảm ơn đến cán bộ công nhân viên ngành dầu khí đã đồng hành cùng ông đóng góp cho ngành; cảm ơn các luật sư thu thập nhiều tài liệu chứng cứ góp phần làm rõ vụ án trong thời gian ngắn.
“Với 40 năm lao động miệt mài, bị cáo luôn tâm niệm làm đúng, trong hành động không bao giờ biết sai mà vẫn làm. Kính đề nghị VKS xem xét lại việc quy kết tội của bị cáo, mong HĐXX cá thể hoá hành vi, trách nhiệm và xử lý công minh thấu tình đạt lý” – ông Thực kết lại.
Mong sự khoan hồng để làm lại cuộc đời
Tiếp sau bị cáo Thực, bị cáo Nguyễn Quốc Khánh – nguyên Phó TGĐ PVN – tiến hành phần tự bào chữa của mình. Bị cáo Khánh cho rằng, ngay trong quá trình điều tra, bị cáo đã thành khẩn khai báo, trực tiếp giao nộp nhiều tài liệu giúp kết thúc nhanh vụ án, kính mong đại diện VKS xem xét tình tiết này.
Nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Xuân Sơn trước tòa sáng 14/1.
Bị cáo Khánh nhận trách nhiệm trước toà, dù sai phạm cấp dưới làm nhưng bị cáo là lãnh đạo cũng nhận trách nhiệm về sai sót của cấp dưới của mình.
“Ngay trong thời gian ở trại tạm giam, bị cáo đã rất ân hận, nhờ luật sư liên hệ với gia đình vay mượn, nộp 2 tỷ đồng để khắc phục dù chưa biết mức thiệt hại đến đâu. Điều này giúp lương tâm bị cáo thanh thản… Bị cáo thành khẩn, ăn năn hối hận, mong HĐXX, VKS xem xét, dành cho bị cáo sự khoan hồng, giúp bị áo có cơ hội làm lại cuộc đời” – bị cáo Khánh trình bày.
Trong phần tự bào chữa của mình, nguyên Phó TGĐ PVN Nguyễn Xuân Sơn cũng trình bày những điểm cho rằng vi phạm của mình xuất phát từ việc không biết hợp đồng EPC 33 sai sót.
Bị cáo Sơn cũng xin được nhận trách nhiệm cho bị cáo Lê Đình Mậu, Ninh Văn Quỳnh vì những người này chỉ làm theo chỉ đạo. Còn bản thân bị cáo thì luôn làm đúng trách nhiệm, quyết liệt, không vì động cơ cá nhân nào mà làm sai quy định của Nhà nước.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Bị cáo Đinh La Thăng mong được qua đời trong vòng tay người thân
Bị cáo Đinh La Thăng.
Chiều tối hôm nay (13.1) tai cuối phân tư bào chữa, bị cáo Đinh La Thăng đã nhấn mạnh, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng sẽ luôn luôn trung thành với Tổ quốc, nhân dân, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương và đặc biệt, tuyệt đối tin tưởng vào đường lối xử lý công tâm, khách quan, bình đẳng, toàn diện, dựa trên các căn cứ pháp luật, thực tiễn vụ án, đảm bảo sự công bằng cho bị cáo cũng như các bị cáo khác.
"Sau vụ án này, bị cáo còn tiếp tục ra tòa với vụ án tiếp theo là góp vốn 800 tỷ đồng vào OceanBank, mong HĐXX xem xét cho mức án phù hợp, nhân văn, bởi vì lẽ ra trong cùng một thời điểm bị cáo là người đứng đầu, chủ trì và sai phạm cùng bị truy tố về khoản 3 điều 165 Bộ Luật HS và giờ tách ra xử lý thì rất bất lợi với bị cáo", bị cáo Đinh La Thăng nói.
Vẫn theo bị cáo Đinh La Thăng, việc xử lý nghiêm sai phạm tạo cơ hội cho các cán bộ có cơ hội để sửa chữa, tiến bộ, khắc phục nhưng bản thân bị cáo chắc không còn cơ hội để sửa chữa, khắc phục.
"Bản thân bị cáo bị rất nhiều bệnh, không phải đến bây giờ ra tòa mới nói mà ngay từ năm 2006, Ban chăm sóc sức khỏe Trung ương đã cấp thuốc hàng ngày với rất nhiều bệnh. Bị cáo chỉ có mong muốn cuối cùng là làm sao chấp hành án, trước khi chết thì được ra ngoài, được chết tại nhà mình, trong vòng tay người thân, gia đình, bạn bè. Bị cáo cũng mong muốn nếu có chết được làm "ma" tự do chứ không phải ma tù. Bị cáo chỉ mong muốn như vậy. Một lần nữa bị cáo xin cảm ơn", bị cáo Đinh La Thăng nghẹn ngào."Bản thân gia đình bị cáo, nay bố bị cáo đã cao tuổi, mắc bệnh hiểm nghèo, bị cáo có 2 con gái thì cháu thứ 2 năm nay 22 tuổi nhưng hoàn cảnh không bình thường, rất cần sự chăm sóc của bố. Bị cáo bị chịu 2 vụ án khác nhau thì khả năng khi bố bị cáo qua đời sẽ khó có khả năng gặp mặt bố bị cáo trước khi bố ra đi, cũng như để chăm sóc gia đình, con gái thứ 2 và nếu bị xử 2 vụ thì bị cáo không biết còn sống không để thực hiện thời gian thụ án nếu HĐXX tuyên phạt", bị cáo Đinh La Thăng nói.
Theo Danviet
Vụ ông Thăng: Không lấy cớ họp Quốc hội để tránh cơ quan điều tra "Thời điểm đó, bị cáo Nguyễn Quốc Khánh đang là đại biểu Quốc hội, đang trong kỳ họp lần thứ 4 Quốc hội khóa XIV, nhưng khi cơ quan điều tra triệu tập vẫn hợp tác, tham gia làm việc đầy đủ, không lấy lý do đang tham gia kỳ họp Quốc hội để thoái thác", luật sư (LS) Nguyễn Chiến nói khi...