Cựu Tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải làm Chủ tịch Bao Loc Silk
Sau thời gian dài vắng bóng thương trường, ông Lý Xuân Hải đã tái xuất và đang đảm trách ghế Chủ tịch Bao Loc Silk.
Chiều 1/11, Công ty cổ phần Tơ Lụa Bảo Lộc ( Bao Loc Silk Group -BSG) tổ chức Đại hội cổ đông bất thường năm 2017. Đây là cuộc họp thứ 2 được công ty này tổ chức trong năm nay sau buổi họp liên quan đến việc tăng vốn điều lệ diễn ra hồi tháng 7/2017 trước đó.
Ông Lý Xuân Hải là người chủ trì cuộc họp Đại hội đồng cổ đông để thông qua những thay đổi mới bao gồm thay đổi điều lệ công ty phù hợp với tình hình mới; thay đổi giấy phép kinh doanh và đại diện pháp luật; thay đổi mô hình quản lý. Liên quan đến việc thay đổi tổ chức, Bao Loc Silk lên kế hoạch mở chi nhánh tại TP HCM.
Ông Lý Xuân Hải chính thức tham gia vào lĩnh vực mới. Ảnh: PV.
Trước đó, trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường hồi tháng 7 năm nay, công ty này đã thông qua Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới, trong đó chính thức bầu ông Lý Xuân Hải đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Bao Loc Silk được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1994, chuyên dệt may các mặt hàng thời trang vải lụa tơ tằm cao cấp, tiền thân là Công ty Dệt may lụa tơ tằm 2/9 (Sesigatex).
Với thương hiệu “Lụa Bảo Lộc” hay “Bao Loc Silk”, sản phẩm của công ty không chỉ cung cấp trong nước mà còn xuất đi một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Pakistan, Bỉ, Anh, Australia, Đan Mạch, Canada, Tây Ban Nha…
Ông Lý Xuân Hải sinh năm 1965 tại Hà Nội, hiện cư trú tại TP HCM. Với trình độ Thạc sĩ Kinh tế Đại học Paris Dauphine (Pháp) và Tiến sĩ Toán-Lý thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia Belarus (Belarus). Ông Hải gia nhập ACB năm 1996 trên cương vị Phó giám đốc chi nhánh Hải Phòng. Ông được bổ nhiệm Tổng giám đốc từ năm 2005 và trúng cử thành viên Hội đồng quản trị ACB từ 2008 đến 2012.
Video đang HOT
Bước chân vào lĩnh vực tài chính ngân hàng, ông Hải từng được biết đến là một trong những CEO thành công trong giới ngân hàng Việt Nam. Năm 2007 và 2010, ông nhận được danh hiệu “Lãnh đạo Ngân hàng xuất sắc nhất Việt Nam” khi còn làm việc tại ACB.
Tuy nhiên, trong vụ án liên quan đến bầu Kiên tại ACB, ông Hải đã vướng vòng lao lý vào năm 2012 và đã ra tù đầu năm nay.
Theo VNE
Ông Quyết chiếm ngôi giàu nhất sàn chứng khoán được vài phút
Vị trí người giàu nhất sàn chứng khoán Việt chiều 11/11 đã ghi nhận một cái tên mới là ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC.
Tuy nhiên, chỉ vài phút sau đó, vị trí này đã quay trở về với "chủ nhân" Phạm Nhật Vượng.
Kết thúc phiên giao dịch 11/11, ROS tiếp tục tăng trần phiên thứ hai liên tục, lên mức 108.700 đồng mỗi cổ phiếu. Như vậy, trong phiên hôm nay, chỉ riêng cổ phiếu ROS đã mang lại cho ông Trịnh Văn Quyết hơn 1.984 tỷ đồng.
Ngoài ra, FLC cũng mang lại cho ông chủ này thêm 28 tỷ đồng, sau khi tăng 260 đồng. Tổng tài sản của ông Quyết đã tăng thêm 2.012 tỷ đồng trong một ngày nhờ ROS và FLC.
Tuy nhiên, ông Quyết vẫn chưa thể chiếm được vị trí số một của ông Vương, khi cổ phiếu VIC cũng bất ngờ tăng mạnh trong phiên chiều. Chốt phiên, cổ phiếu này tăng 1.200 đồng, lên mức 44.000 đồng mỗi cổ phiếu. Tài sản của ông Vượng cũng tăng gần 869 tỷ đồng trong ngày hôm nay.
Việc cổ phiếu VIC bất ngờ tăng mạnh trong phiên chiều giúp ông Vượng tiếp tục giữ được vị trí người giàu nhất thị trường chứng khoán, với 31.858 tỷ đồng so với 31.149 tỷ đồng của ông Quyết.
Doanh nhân Phạm Nhật Vượng, tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam vẫn vững vàng với vị trí giàu nhất sàn chứng khoán Việt. Ảnh: Báo Đầu Tư.
Đầu phiên giao dịch chiều, cổ phiếu ROS bất ngờ được mua vào mạnh và tăng kịch trần, lên mức 108.700 đổng mỗi cổ phiếu. Cùng với đó, mã FLC cũng tăng, vượt mốc 7.000 đổng mỗi cổ phiếu, đưa tổng tài sản của ông Trịnh Văn Quyết đã có thêm hơn 1.845 tỷ đồng.
Sở hữu gần 109 triệu cổ phiếu FLC và 280 triệu cổ phiếu ROS, đến lúc này, tài sản của ông Quyết đã tăng lên mức 31.121 tỷ đồng.
Trong khi đó, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup chỉ còn hơn 30.664 tỷ đồng.
Như vậy, cùng với việc vươn lên trở thành người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam, ông Quyết cũng soán ngôi người giàu nhất thị trường chứng khoán, vốn do ông Vượng nắm giữ từ 6 năm nay.
Cổ phiếu VIC thời điểm này giao dịch ở mức 42.550 đồng/cổ phiếu. Dù đứng vị trí thứ 2, nhưng tài sản 30.664 tỷ đồng của ông Vượng cách rất xa người xếp thứ ba, là ông Trần Đình Long, với hơn 7.603 tỷ đồng.
Tuy nhiên, chỉ chưa đầy một giờ sau, cổ phiếu VIC của Vingroup bất ngờ tăng thêm 500 đồng nên tài sản của ông Vượng cũng tăng thêm 362 tỷ đồng, lên 31.315 tỷ đồng.
Như vậy, so với tài sản ông Quyết vừa có được, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang cao hơn 194 tỷ đồng. Ông chủ Vingroup đã giành lại ngôi vị người giàu nhất sàn chứng khoán Việt.
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC, soán ngôi tỷ phú Phạm Nhật Vượng trở thành người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Trước đó, sau khi sụt giảm mạnh trong trong phiên ngày 9/11, mã ROS của Công ty cổ phần Xây dựng Faros bất ngờ tăng trần trong phiên giao dịch ngày 10/11, với mức xấp xỉ 7% và tiếp tục tăng trong phiên sáng 11/11.
Chốt phiên giao dịch sáng 11/11, ROS tăng 3.600 đồng, lên mức 105.200 đồng mỗi cổ phiếu. Mã FLC cũng tăng 160 đồng lên 6.900 đồng mỗi cổ phiếu. Với mức tăng này, tài sản của ông Quyết đã tăng thêm 1.023 tỷ đồng lên 30.160 tỷ đồng.
Trong khi đó, mã VIC trong phiên này lại giảm 300 đồng, khiến cho tài sản của người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, tỷ phú đôla Phạm Nhật Vượng giảm xuống còn 30.772 tỷ đồng.
Nếu diễn biến của ROS trong phiên giao dịch chiều nay tiếp tục trong xu hướng tăng thì nhiều khả năng ông Phạm Nhật Vượng sẽ nhường ngôi vị người giàu nhất thị trường chứng khoán cho ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC.
Tính ra, ROS đã tăng gấp gần 10 lần so với thời điểm lên sàn đầu tháng 9, là 10.500 đồng mỗi cổ phiếu.
Tài sản của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup (VIC) gần như không thay đổi trong vài tháng trở lại đây, do cổ phiếu VIC không biến động. Với mức giá hiện tại của VIC là 42.500 đồng mỗi cổ phiếu, tổng tài sản của ông Vượng hiện đứng ở mức 30.772 tỷ đồng. Ông Vượng đang nắm giữ 724 triệu cổ phiếu VIC.
Như vậy, chênh lệch tài sản giữa hai tỷ phú đôla trên thị trường chứng khoán hiện chỉ còn hơn 600 tỷ đồng.
Ước tính, nếu ROS tăng thêm khoảng 3.500 đồng mỗi cổ phiếu khi kết thúc phiên giao dịch chiều 11/11, thì tài sản của tỷ phú Trịnh Văn Quyết sẽ vượt tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Theo_Zing News
Hoàng Anh Gia Lai bán, Thành Thành Công mua Vì sao Hoàng Anh Gia Lai (HAG-Hose) phải nhập khẩu đường về Việt Nam, sau đó mới xuất sang Trung Quốc? Tại sao không xuất thẳng từ Lào sang Trung Quốc hay Thái Lan? - người viết bài này hỏi ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị HAG, ba năm trước Công nhân tại nhà máy đường của Hoàng Anh...