“Cứu tinh” cho những ca bệnh mất máu nặng
ối với những người có nguy cơ tử vong do mất máu nghiêm trọng, phương pháp chẩn đoán fibrinogen (ảnh) do các chuyên gia Úc phát triển có thể trở thành “cứu tinh” của họ.
Fibrinogen là một prôtêin cần có trong máu để giúp đông máu, qua đó ngăn ngừa tử vong do mất nhiều máu. Khi mất máu nhiều do bị chấn thương nặng chẳng hạn như tai nạn xe, phẫu thuật hoặc những biến chứng trong sinh nở, bệnh nhân được truyền máu nhiều lần nhưng nồng độ fibrinogen của họ cũng sẽ giảm.
Thậm chí sau hàng chục lần truyền máu, người bệnh vẫn còn ra máu. iều cần thiết lúc này là tiêm fibrinogen cho nạn nhân, nhưng tiêm quá nhiều có thể khiến họ mất mạng. Từ hiểm họa đó, nhóm nghiên cứu tại ại học Monash đã phát minh công cụ chẩn đoán fibrinogen cầm tay và chi phí thấp.
Công cụ này gồm có một phiến kính, màng phim Teflon và một mảnh giấy có thể đo nồng độ fibrinogen trong máu trong vòng chưa đầy 4 phút, thay vì mất tới 30 phút như các xét nghiệm cùng chức năng hiện nay.
Giáo sư Gil Garnier, Giám đốc Viện nghiên cứu BioPRIA thuộc ại học Monash, tin rằng công cụ mới sẽ giúp các bác sĩ cấp cứu xác định nồng độ fibrinogen trong máu bệnh nhân nhanh và chính xác, qua đó sớm đưa ra phương pháp ngăn chặn tình trạng mất máu nguy hiểm.
Ngoài ra, không như những thiết bị xét nghiệm fibrinogen khá cồng kềnh hiện có trong các bệnh viện, phương pháp mới nhỏ gọn, nên có thể trang bị cho các xe cứu thương và phương tiện sơ cứu, ở những địa điểm xa xôi.
Hướng dẫn cách cầm máu khi bị thương
Trong cuộc sống sinh hoạt, có đôi lần chúng ta sẽ gặp phải những chấn thương từ nhẹ đến nặng. Thông thường khi chấn thương, cơ thể rất dễ bị chảy máu. Nếu là chấn thương nặng, việc mất máu sẽ khiến nạn nhân tử vong rất nhanh.
Dù là vết thương nhỏ hay nặng, việc cầm máu cũng rất quan trọng. Đối với người bị tai nạn mất máu nghiêm trọng, việc cầm máu có thể giúp họ tăng cơ hội sống.
Video đang HOT
1. Đối với chấn thương nhẹ, chảy máu ít
Những trường hợp bị chảy máu nhẹ, bạn hoàn toàn có thể sơ cứu tại nhà. Quan trọng là cần biết cầm máu nhanh và tránh bị nhiễm trùng sau đó.
Trước tiên, hãy đánh giá mức độ chảy máu của người bị thương, nếu nghiêm trọng, cần cầm máu bằng cách giữ chặt vùng đang bị chảy máu và đưa ngay đến bệnh viện. Nếu chảy máu nhẹ, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.
- Giữ chặt vết thương:
Đây là cách cầm máu cơ bản nhất, áp dụng cho cả vết thương nhẹ, lẫn vết thương mất máu nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu là chảy máu nhẹ, bạn chỉ cần dùng miếng băng gạc, bông gòn, ergo y tế. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy.
Bạn cần giữ chặt vết thương cho đến khi đảm bảo nó đã không còn chảy máu nữa. Việc gỡ miếng gạc ra kiểm tra quá sớm có thể làm ảnh hưởng đến kết quả của cách làm này.
- Nâng cao vùng cơ thể đang bị chảy máu:
Việc làm này sẽ giúp giảm lưu lượng máu, giúp cầm máu tạm thời. Nếu chấn thương xảy ra ở tay hoặc cánh tay, bạn chỉ cần nâng nó lên trên đầu. Trường hợp chấn thương xảy ra ở chi dưới, bạn hãy nằm xuống và nâng vùng ảnh hưởng lên trên mức của tim.
- Chườm đá lạnh:
Việc chườm đá vào vết thương sẽ làm các mạch máu co lại, cho phép cục máu đông hình thành nhanh hơn bình thường. Tuy nhiên, tuyệt đối không được đặt viên đá trực tiếp lên vết thương hở, hãy chườm xung quanh vùng da sát với vùng bị thương. Ngoài ra, hãy bọc viên đá trong một chiếc khăn vải sạch rồi chườm nó lên vết thương.
- Cầm máu tại nhà bằng trà xanh:
Trong trà xanh có chứa tanin. Chất này có tác dụng cầm máu vì chúng đẩy nhanh quá trình hình thành cục máu đông. Hơn nữa, tanin cũng đóng vai trò như một chất làm se khiến mạch máu co lại.
Một tác dụng khác của chất tanin trong trà xanh là sát khuẩn. Tanin hoạt động như một loại thuốc sát trùng tự nhiên tiêu diệt vi khuẩn để giữ cho vết thương không bị nhiễm trùng.
Để cách cầm máu tại nhà bằng trà xanh phát huy công dụng cao nhất, bạn hãy làm lạnh túi trà trước khi đặt nó lên vết thương.
- Dùng chất nhờn để cầm máu:
Các loại dầu hoặc sáp như son, kem dưỡng da, vaseline thường có thể tạo nên chất nhờn và bảo vệ da. Phương pháp này chỉ thích hợp với vết chảy máu nhẹ, nông. Sau khi cầm máu xong, bạn hãy lau khô da và làm sạch vết thương bằng nước muối hoặc oxy già.
- Cách cầm máu bằng nước súc miệng:
Chất cồn có trong nước súc miệng hoạt động như một chất làm se. Khi dùng nước súc miệng bôi vào vết thương, bạn sẽ giúp quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn.
Ngoài ra, axit aminocaproic trong nước súc miệng có khả năng ngăn chặn tình trạng chảy máu trong miệng do những tổn thương nha khoa. Vì thế, cầm máu bằng nước súc miệng cũng là cách làm hiệu quả, nhanh chóng.
2. Đối với vết thương nặng, chảy máu nhiều
Trường hợp này bắt buộc phải đưa tới cơ sở y tế gần nhất. Trong thời gian gọi cấp cứu, cần thực hiện sơ cứu tại chỗ như sau:
- Đối với vết thương chảy máu không có dị vật: Dùng gạc hoặc vải sạch ép trực tiếp lên vết thương và giữ chặt để cầm máu rồi băng lại. Nếu sau băng vẫn thấy máu thấm ra ngoài thì dùng thêm băng gạc khác băng chồng lên chứ không tháo ra băng lại.
- Trường hợp vết thương có dị vật: Không được rút dị vật ra vì có thể làm cho máu chảy nhiều hơn. Tiến hành xử trí theo các bước sau: dùng tay ép chặt mép vết thương, chèn gạc quanh dị vật rồi băng chặt cố định. Lưu ý không băng trùm lên dị vật.
- Vết thương do dập nát hoặc đứt lìa chi: Làm garo cầm máu bằng cách quấn thật chặt (có thể dùng áo, quần, hoặc bất kỳ mảnh vải nào ngay tại hiện trường), quấn ngay trên chỗ chi dập nát hoặc đứt lìa, không ga rô lên cao vì nguy cơ hoại tử phần chi lành. Có thể dùng vải sạch làm garo nếu không có sẵn dụng cụ y tế. Xoắn garo từ từ cho đến khi máu hết chảy. Để nạn nhân nằm ở tư thế đầu thấp, chân cao để làm giảm lượng máu chảy đến vết thương. Ghi nhớ giờ garo để báo cho bác sỹ khi chuyển giao nạn nhân cho cơ sở y tế và cứ 30 phút lại nới lỏng ga rô vài giây để tránh hoại tử chi người bị nạn, sau đó xoắn chặt trở lại.
Thông thường, khi bị tai nạn, đặc biệt là tai nạn do vết cứa, chém, ngã... người bệnh thường tử vong do mất máu nhiều. Do đó, nếu biết cầm máu nhanh, bạn có thể cứu sống chính mình hoặc người thân, người đi đường..
* Lưu ý: Khi cầm máu cho người khác, hãy đeo găng tay cao su. Nếu không có găng tay cao su tại hiện trường, hãy tìm túi nilong hoặc các dụng cụ không thấm nước để phòng tránh bị lây nhiễm bệnh trong trường hợp máu của nạn nhân nhiễm khuẩn.
Đối với những vết thương nhỏ, chảy máu ít cũng cần được theo dõi trong những ngày sau đó. Nếu vị trí bị thương đang bắt đầu liền sẹo thì có thể yên tâm nhưng nếu chúng ngày càng loét ra hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, cần đến bệnh viện để được kiểm tra.
Vừa sinh con xong, mẹ ho 3 tiếng rồi ngất lịm ngay trên bàn đẻ Sau khi lấy em bé ra ngoài thành công, bác sĩ đang tiến hành vệ sinh và khâu tầng sinh môn thì thấy chị Vương ho rồi ngất lịm đi. Người xưa vẫn thường có câu "cửa sinh là cửa tử" vì trong quá trình mang thai, sinh nở, người mẹ luôn phải đối mặt với những rủi ro có thể cướp đi...