Cựu tiếp viên hàng không bán đồ ăn vặt, kiếm chục triệu đồng mỗi tối
Gian hàng đặc biệt của cựu nữ tiếp viên hàng không thu hút rất nhiều khách hàng, không chỉ vì các món ăn ngon đặc biệt mà còn bởi cô chủ quán xinh đẹp, hiểu khách.
17h hàng ngày, các gian hàng ở chợ đêm Wulin (Hàng Châu, Trung Quốc) bắt đầu mở bán. Mỗi chủ gian hàng đều chăm chú thể hiện tài năng của mình, chu đáo mời khách.
Trong đó, có một gian hàng đặc biệt được chú ý. Đó là quán cà phê, trà sữa kiểu Thái và đồ ăn vặt của cô chủ xinh đẹp từng là tiếp viên hàng không tên Zhang Dengke (SN 1995), thông tin từ Sohu.
Nghỉ làm tiếp viên hàng không
Zhang Dengke sinh ra tại một thị trấn nhỏ ở Vân Nam. Cô từng là tiếp viên của một hãng hàng không. Tuy nhiên, cô phải nghỉ việc do dịch Covid-19 tác động trực tiếp tới công việc và thu nhập của cô.
Zhang Dengke từng có 4 năm làm tiếp viên hàng không. Ảnh: Sohu
“Tôi làm cho một hãng hàng không nhỏ. Vào thời điểm dịch Covid-19, tôi chỉ được bay vài lần trong 1 tháng. Có tháng, tôi chỉ kiếm được 3.000 Nhân dân tệ (hơn 10 triệu đồng)”, Zhang Dengke nói.
Cô cảm thấy rất hoang mang bởi trước đó cô vô cùng kỳ vọng vào công việc này. Cô mong kiếm được nhiều tiề.n, trở nên giàu có. Cuộc sống khó khăn khiến Zhang nghĩ đến chuyện nghỉ việc, về quê và kết hôn.
Nhưng ý chí mạnh mẽ không cho phép cô làm như vậy. Cô đã nỗ lực tìm hướng đi mới cho mình.
Khi ấy, bán hàng trực tuyến phát triển mạnh, cô đã thử làm. Nhờ lợi thế về ngoại hình, Zhang làm khá tốt, được nhiều người biết đến. Nhưng sau 5-6 tháng, công việc quá nhiều, cô gái kiệt sức và phải từ bỏ.
Video đang HOT
Chuyến du lịch thay đổi cuộc đời
Khi nghỉ việc, cô muốn bù đắp quãng thời gian cật lực kiếm sống của mình bằng một chuyến du lịch. Một lần đến Tây Song Bản Nạp ở Vân Nam đã làm thay đổi cuộc đời của cô.
Trong quầy có nhiều món ăn vặt hấp dẫn. Ảnh: Sohu
Lần đó, Zhang vô tình được thưởng thức một cốc cà phê nguyên bản do một bà lão pha chế. Cô nảy ra ý định kinh doanh vì thấy món đồ uống này hợp với giới trẻ. Cô bỏ ra một số tiề.n nhờ bà lão chỉ dạy công thức.
Sau đó, Zhang tới chợ đêm Wulin (Hàng Châu) mở gian hàng. Những ngày đầu, số tiề.n cô kiếm được chỉ 100-200 Nhân dân tệ mỗi tối (khoảng 350.000-700.000 đồng).
Một mình phải chở đồ, bày biện, chế biến…, xoay xở mọi việc khiến cô cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Vì vậy, cô đã thuyết phục chị gái từ Vũ Hán đến Hàng Châu cùng mình kinh doanh.
Tuần đầu, doanh thu của họ vẫn như cũ. Hai người nản chí, muốn bỏ cuộc. Nhưng vào đúng lúc đó, một đoạn video quay gian hàng và cách chế biến của Zhang Dengke tại chợ đêm bỗng lên xu hướng.
Zhang Dengke bắt đầu được mọi người chú ý. Lượng khách đến gian hàng của cô cũng tăng vọt chỉ sau đó 1 tháng. Họ cũng cảm nhận được món đồ uống của cô rất ngon, đồ ăn vặt hấp dẫn.
Quản lý chợ đêm đã mời cô bán hàng cố định ở khu chợ này để lượng khách đến đây nhiều hơn.
Chị gái từ Vũ Hán đến hỗ trợ em. Ảnh: Sohu
Từ khi nổi tiếng, Zhang Dengke và chị gái rất bận, doanh thu mỗi tối lên tới 4.000-5.000 Nhân dân tệ (khoảng 14-17 triệu đồng). Hôm nào bán kém nhất cũng khoảng 3.000 Nhân dân tệ (hơn 10 triệu đồng).
Mỗi ngày, hai chị em thức dậy lúc 8h. Sau 20 phút lái xe đến chợ mua các nguyên vật liệu, 11h cả hai có mặt ở nhà. Hai chị em chuẩn bị đồ ăn đến 16h rồi lái xe tới chợ đêm mất nửa tiếng. 17h, gian hàng được bày biện sẵn sàng, đợi khách và đóng cửa vào lúc 23h.
Nhờ sự nỗ lực của bản thân, Zhang Dengke và chị gái đã có mức thu nhập ổn định, gian hàng được nhiều người biết đến, tối nào khách cũng xếp hàng dài. Sau hơn 2 năm miệt mài, cô đã có được “chỗ đứng” cho mình.
Zhang cho biết, cuộc sống ngoài sự nỗ lực cũng rất cần có sự may mắn. Hiện tại, cô phải cố gắng làm vừa lòng khách hàng, làm các món ăn ngày càng chất lượng hơn, thu hút nhiều người hơn nữa.
Bất ngờ trước gia thế "không tầm thường" của người vô gia cư giỏi ngoại ngữ
Thấy người phụ nữ vô gia cư có cách nói chuyện ứng xử khéo léo, lại thông thạo nhiều ngoại ngữ, người chủ doanh nghiệp ở Thái Lan âm thầm thử điều tra và bất ngờ khi biết gia thế thực sự của cô gái.
Câu chuyện về một người phụ nữ vô gia cư có gia thế "không tầm thường" đang thu hút sự chú ý của dư luận Thái Lan trong những ngày qua.
Anh Apisit Khongsin, chủ một doanh nghiệp chuyên cung cấp thịt viên và trà sữa trân châu, là người đầu tiên tìm hiểu câu chuyện này.
Thường xuyên phân phối các sản phẩm của mình trong khắp Bangkok (Thái Lan), cách đây không lâu, khi tới một gian hàng ở tiểu khu Phra Non, quận Mueang, anh bắt gặp người phụ nữ vô gia cư có tên Manatsanun.
Hình ảnh hiện tại (ảnh trái) và trước kia của cô gái (Ảnh: The Thaiger).
Dù người phụ nữ ăn mặc tuềnh toàng và đầu tóc rối bù nhưng người chủ doanh nghiệp rất bất ngờ trước cách ứng xử lịch sự của cô gái. Bên cạnh đó, anh còn phát hiện ra cô Manatsanun có thể giao tiếp tiếng Anh rất thuần thục và nói chuyện được bằng nhiều ngoại ngữ.
Thấy bất ngờ nên anh Apisit đã quay video để chia sẻ lại câu chuyện của cô lên mạng xã hội. Video nhanh chóng lên xu hướng, nhận được sự chú ý từ dư luận. Nhiều người tò mò về xuất thân của cô gái.
Trái ngược với hình ảnh điển hình của một người vô gia cư, cô Manatsanun sở hữu nền tảng học vấn đáng ngưỡng mộ. Sau khi tự tìm hiểu, người chủ doanh nghiệp phát hiện ra rằng, cô gái này từng đi du học và có thời gian làm việc ở nước ngoài khá lâu trước khi về nước.
"Thấy cô ấy đọc tên thương hiệu trà sữa trân châu của tôi bằng tiếng Anh rất chuẩn, tôi đã sốc nên muốn tìm hiểu", anh Apisit nói.
Sau đó, một người thân của Manatsanun đã chia sẻ rằng, cô từng học tập và sinh sống ở nước ngoài. Hiện gia đình cô vẫn ở nước ngoài. Tuy nhiên, vì vấn đề sức khỏe và cả chứng trầm cảm, Manatsanun quyết định trở về Thái Lan. Vài tháng trước, cô đã bỏ nhà ở Bangkok để đi lang thang.
Anh Apisit đã nỗ lực kết nối để Manatsanun quay lại với gia đình nhưng cô dường như không muốn trở về. Bất chấp sự lo lắng của gia đình, muốn cô tiếp tục điều trị chứng trầm cảm, Manatsanun khẳng định hoàn toàn hài lòng với cuộc sống hiện tại.
Hiểu và tôn trọng với quyết định của cô gái, anh Apisti đã mời cô trở thành đại sứ thương hiệu cho doanh nghiệp của mình. Qua đó, anh hy vọng có thể mang tới cho cô sự ổn định về tài chính và con đường tươi sáng hơn cho cuộc sống sau này.
"Có vẻ Manatsanun hạnh phúc với nơi ở hiện tại và không muốn chuyển đi. Tôi muốn cô ấy có nơi ở tốt hơn nên tìm giúp một căn nhà thuê tử tế", anh Apisit nói.
Bên cạnh đó, vị chủ doanh nghiệp này cũng kêu gọi công chúng nên tôn trọng sự riêng tư, không nên đào sâu thêm thông tin về gia cảnh của cô gái. Anh Apisit khẳng định vẫn đang tiếp tục phối hợp với gia đình cô gái để tìm cách hỗ trợ tốt nhất cho Manatsanun .
Nữ tiếp viên hàng không được bạn học cùng lớp cấp 2 cầu hôn trên máy bay: Cái kết đẹp cho 10 năm thanh xuân! Cặp đôi đán.h dấu 10 năm bên nhau bằng sự kiện đầy ấn tượng, gây bùng nổ MXH. Mới đây trên mạng xã hội chia sẻ nhiều hình ảnh/clip ghi lại khoảnh khắc cầu hôn trên máy bay của một cặp đôi Gen Z, thu hút lượng tương tác cao. Chủ nhân khoảnh khắc hạnh phúc đang viral nêu trên là bạn Phan...