Cựu Thượng tá quân đội hầu tòa vụ cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi
Ngày 27/12, Tòa án Quân sự quân khu 5 mở phiên tòa xét xử 9 bị cáo trong vụ vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng tại dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi.
Trong số này có 2 cựu sĩ quan quân đội là Đinh Tiến Hiệp – cựu Thượng tá, Giám đốc Ban điều hành liên danh nhà thầu số 2; Nguyễn Việt Hòa – cựu Đại úy, Phó Giám đốc Ban điều hành liên danh, Chỉ huy trưởng công trường của Tổng công ty Thành An tại gói thầu số 6.
Các bị cáo còn lại gồm: Phan Ngọc Thơm – Phó giám đốc Ban điều hành liên danh gói thầu số 2, 3B; Trần Năng Hà, Chu Tuệ Minh – cùng là Phó Giám đốc Ban điều hành liên danh gói thầu số 2; Hoàng Trúc Lân – Giám đốc chất lượng Ban điều hành liên danh gói thầu số 2;
Nguyễn Quốc Hải – Giám đốc Ban điều hành liên danh gói thầu số 6; Lương Văn Tiến – Phó Giám đốc Ban điều hành liên danh, Giám đốc Ban điều hành VNCN E Nguyễn Đình Chung – kỹ sư đường, Ban điều hành liên doanh, Giám đốc Ban điều hành Vinaconex, JSC tại gói thầu số 6.
Một điểm hư hỏng được ghi nhận trên cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi vào năm 2018 (Ảnh: Nguyễn Thành).
Theo cáo trạng, dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư, có tổng chiều dài toàn tuyến là hơn 139 km, từ TP Đà Nẵng đến TP Quảng Ngãi.
Video đang HOT
Dự án được phân chia thành 13 gói thầu chính. Trong đó, giai đoạn một dài 65 km, từ TP Đà Nẵng đến TP Tam Kỳ (Quảng Nam), gồm 8 gói thầu xây lắp chính (7 gói thầu thi công đường và một gói thầu thi công cầu).
Tháng 8/2017, dự án hoàn thành thông xe giai đoạn một. Tuy nhiên, dù mới được đưa vào sử dụng nhưng đoạn đường 65 km đã có 380 điểm hỏng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc vận hành khai thác, an toàn khi tham gia giao thông.
Hành vi vi phạm pháp luật của các bị cáo thuộc các nhà thầu thi công gói thầu số 2, số 6 cùng các bị cáo thuộc chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và Tư vấn giám sát dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại rất lớn về tài sản cho Nhà nước.
Kết quả điều tra và kết luận giám định chỉ rõ, các bị cáo đã không tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng, dẫn đến tổ chức thi công, nghiệm thu các hạng mục công trình, nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành không đảm bảo chất lượng. Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan đã nghiệm thu, thanh toán số tiền hơn 209 tỷ đồng cho các đơn vị thi công dự án gây thiệt hại lớn cho tài sản Nhà nước.
Tại phiên tòa, hội đồng xét xử đã hỏi đại diện cơ quan giám định căn cứ để đưa ra kết luận và tính chính xác của kết luận giám định.
Đại diện cơ quan giám định của 2 gói thầu này cho hay đã dựa vào các quy định của pháp luật cũng như các thông tư, hướng dẫn đồng thời thực hiện giám định, kiểm định thực tế tại công trường.
Nói về tính chính xác của kết luận giám định, vị đại diện này cho hay: “Công việc của đơn vị giám định rất áp lực. Chúng tôi rất căng thẳng nhưng luôn đảm bảo kết quả khách quan, trung thực và chính xác”.
Trong phần xét hỏi, một số bị cáo không đồng ý với kết quả giám định, cho rằng kết quả không trung thực.
Bị cáo Hòa cho hay, cơ quan giám định đã vi phạm luật, khi tổ giám định có 7 thành viên nhưng kết luật giám định chỉ có 3 người ký. Trong khi đó, quan điểm của bị cáo là người chủ trì giám định và tất cả các thành viên phải ký và nêu ý kiến. Tuy nhiên ở kết luận giám định này chỉ có người chủ trì và 2 giám định viên ký.
Phiên tòa dự kiến xét xử trong 5 ngày.
Xét xử vụ đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi: Nhiều luật sư bị tòa nhắc nhở
Ngày 26/11, TAND TP Hà Nội tiếp tục phần thẩm vấn trong phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử 36 bị cáo bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Tham gia thẩm vấn tại phiên toà, một số luật sư chất vấn đại diện đơn vị giám định chất lượng công trình để làm rõ về nhận định "chất lượng công trình đường cao tốc không đạt yêu cầu". Luật sư bào chữa cho bị cáo Phan Ngọc Thơm (cựu Phó Giám đốc Công ty Trico, cựu Phó Giám đốc Ban điều hành liên danh gói thầu 3B); bị cáo Nguyễn Văn Cảnh (cựu Phó Giám đốc, Giám đốc Ban điều hành của Tổng Công ty Thăng Long, kiêm Giám đốc chất lượng Ban điều hành liên danh gói thầu số 4) và Nguyễn Thành An (cựu Phó Giám đốc Ban điều hành liên danh, gói thầu số 7, kiêm Giám đốc Ban điều hành Cienco 1) tham gia hỏi thân chủ của mình để làm rõ nhiều nội dung liên quan tới các gói thầu của dự án.
Luật sư bào chữa cho các bị cáo trên cũng đề nghị HĐXX làm rõ hơn cách xác định thiệt hại đối với số tiền hơn 811 tỷ đồng mà cáo trạng xác định 36 bị cáo phải liên đới chịu trách nhiệm (?). Riêng luật sư của bị cáo Nguyễn Thành An đề nghị cơ quan giám định làm rõ quá trình giám định chất lượng công trình có sự tham gia của những người chưa đủ điều kiện, chưa được cấp phép tham gia đoàn giám định hay không (?).
Các luật sư (bên phải) tham gia phiên toà.
Do phần chất vấn của các luật sư lan man nên HĐXX nhiều lần nhắc họ tập trung vào trọng tâm nội dung bào chữa, không suy diễn, không bình luận kết quả giám định đã được cơ quan chức năng công bố tại phiên toà.
Liên quan đến chất lượng công trình dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Bộ Giao thông Vận tải đã xác định,chất lượng công trình xây dựng hoàn thành đối với 7/7 gói thầu (phần đường) thuộc giai đoạn 1 của dự án không đảm bảo chất lượng đúng như tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu thiết kế dự án. Quá trìnhthi công, nghiệm thu, các đơn vị liên quan đã không thực hiện đo nghiệm thu cường độ mặt đường trên các lớp vật liệu hoàn thành, đo hệ số thấm của lớp bê tông nhựa tạo nhám để đánh giá chất lượng công trình xây dựng sau khi thi công.
Trả lời câu hỏi của luật sư bào chữa cho các bị cáo tại phiên tòa, đại diện cơ quan giám định cho biết, trong quá trình giám định, đo đạc đã lường trước tính chất phức tạp của công trình, tiến hành giám định bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có sử dụng máy đo chuyên dụng của Cộng hoà liên bang Đức. Đơn vị giám định còn tính tới sự tác động của thời tiết, thời gian và đo đạc với nhiều thống kê số liệu khác nhau trước khi ra kết quả giám định cuối cùng.
Đối với cáo buộc thiệt hại số tiền hơn 811 tỷ đồng của dự án, đơn vị giám định khẳng định, họ không tham gia tính toán con số trên. HĐXX nhắc các luật sư, việc tính toán số tiền thiệt hại không thuộc trách nhiệm của đơn vị giám định, mà thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời đề nghị giám định viên không trả lời câu hỏi này của luật sư...
Quá trình chất vấn, một số luật sư đề nghị HĐXX triệu tập thêm đại diện Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình, bởi các bị cáo tại phiên tòa hầu hết là các kỹ sư, nhiều bị cáo trình bày có thể các bên chưa hiểu về chuyên môn, do đó cần có cơ quan chuyên môn đánh giá, nhận định trước khi tòa tuyên án.
Trước đề nghị này của các luật sư, Chủ toạ phiên toà cho biết, toà đã triệu tập đơn vị nghiệm thu Nhà nước. Tuy nhiên đơn vị này đã có đơn xin vắng mặt và giữ nguyên quan điểm về nghiệm thu công trình như trước đây.
Sau ngày xét xử thứ tư, Chủ toạ phiên toà cho biết, phiên toà kết thúc phần thẩm vấn. Chiều thứ Bảy (27/11), đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên toà sẽ nêu quan điểm giải quyết vụ án và đề nghị mức án đối với các bị cáo.
Một cán bộ địa chính bị bắt vì sai phạm đất đai Ông Nguyễn Ngọc Nhựt, cán bộ địa chính của TP Quảng Ngãi bị bắt tạm giam để điều tra về hành vi "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Ngày 22/12, Công an TP Quảng Ngãi cho biết, đơn vị đã thực hiện quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với...