Cựu thủ tướng Thái Lan vắng mặt trong phiên luận tội thứ hai
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã không xuất hiện trong phiên luận tội thứ hai vào ngày 16.1, và cử các bộ trưởng có liên quan đến chương trình trợ giá gạo gây tranh cãi đến để trả lời câu hỏi của các nghị sĩ chất vấn.
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra – Ảnh: Reuters
Hội đồng Lập pháp Quốc gia Thái Lan (NLA) chủ trì phiên luận tội thứ hai, phiên cuối cùng sẽ diễn ra vào ngày 23.1, sau đó sẽ bỏ phiếu ra phán quyết đối với bà Yingluck.
Bà Yingluck bị cáo buộc tham nhũng, thiếu trách nhiệm trong chương trình trợ giá gạo cho nông dân nghèo khi bà còn đương chức. Nếu bị buộc tội, bà Yingluck sẽ bị cấm tham gia chính trường trong 5 năm, theo Reuters.
Bà Yingluck, nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan, đã bị phế truất với cáo buộc lạm quyền hồi tháng 5.2014, vài ngày trước khi quân đội Thái Lan đảo chính, lên nắm quyền điều hành đất nước.
Video đang HOT
Chương trình trợ giá gạo đã giúp bà Yingluck thắng cử trong cuộc bầu cử năm 2011. Chương trình này thu mua gạo của nông dân với giá cao hơn giá trị trường nhưng khiến chính phủ Thái tổn thất 15 tỉ USD tiền ngân sách, theo ước tính của Bộ Tài chính nước này.
Bà Yingluck xuất hiện trước Quốc hội Thái Lan hồi tuần rồi, trong một bài phát biểu, đã lên tiếng bảo vệ chương trình trợ giá gạo của bà. Bà Yingluck cho biết những phiên luận tội bà là vô ích vì bà không còn đương nhiệm để bị phế truất.
Ngày 16.1, các thành viên NLA chất vấn vì sao bà không tham dự phiên luận tội thứ hai.
“Có phải bà Yingluck bị bệnh? Tại sao bà ấy không đến?”, ông Somchai Sawaengkarn, thành viên NLA, chất vấn. Ông Phichit Chuenba, cố vấn pháp lý cho bà Yingluck, cho biết bà Yingluck đã “trả lời mọi câu hỏi” trong phiên luận tội đầu tiên.
“Bà Yingluck đã giải thích và trả lời từng câu hỏi một hồi tuần rồi, vì vậy, bà đã gửi các vị bộ trưởng có liên quan đến chương trình trợ giá gạo để trả lời chất vấn trong hôm nay (16.1)”, ông Phichit Chuenba nói.
Reuters dẫn lời ông Paul Chambers, Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Chiang Mai (Thái Lan), nhận định nếu bà Yingluck bị buộc tội thì Thái Lan sẽ phải đối mặt với làn sóng biểu tình mới.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Tunisia bầu cử tổng thống lần đầu tiên sau chính biến năm 2011
Ngày 23/11, cử tri Tunisia đã lần đầu tiên tham gia bầu cử tổng thống kể từ khi nổ ra cuộc chính biến chấm dứt chế độ của cựu Tổng thống Zine el-Abidine Ben Ali hồi năm 2011.
Cựu Thủ tướng, ứng cử viên tổng thống Beji Caid Essebsi bỏ phiếu tại một địa điểm bầu cử ở thủ đô Tunis. (Nguồn: TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, cuộc bầu cử Tổng thống Tunisia đã kết thúc vào cuối ngày 23/11 mà không xảy ra các biến cố và xung đột nào tại các khu vực bầu cử. Trước đó, an ninh đã được thắt chặt trên phạm vi cả nước.
Theo kết quả sơ bộ, cựu Thủ tướng Beji Caid Essebsi, lãnh đạo đảng Nidaa Tounes đã dẫn đầu với 47% số phiếu bầu. Người quản lý chiến dịch tranh cử của ông Essebsi, ông Mohsen Marzouk cho biết cựu Thủ tướng Tunisia đang có lợi thế lớn và chỉ cách không xa mức 51% để giành chiến thắng tuyệt đối.
Tuy nhiên, nếu kết quả cuối cùng không đạt được đa số quá bán, cuộc bỏ phiếu vòng hai dự kiến được tổ chức vào ngày 31/12 tới.
Kết quả sơ bộ cũng cho thấy ứng viên thứ hai cho vị trí tổng thống tương lai là cựu Tổng thống Moncef Marzouki chỉ giành được 27% số phiếu.
Các quan chức bầu cử cho biết 60% trong tổng số 5,3 triệu cử tri đăng ký đã tham gia cuộc bầu cử lần này. Kết quả chính thức cũng sẽ được công bố trong ít ngày tới với nhiều khả năng một vòng bầu cử nữa sẽ được tiến hành cho hai ứng viên Essebsi và Marzouki.
Kể từ khi giành được độc lập từ Pháp hồi năm 1956 đến nay, Tunisia mới chỉ trải qua hai đời tổng thống là Habib Bourguiba, được coi như người lập quốc, và cựu tổng thống bị lật đổ Ben Ali lên nắm quyền từ năm 1987.
Mặc dù Hiến pháp mới của Tunisia đã hạn chế đáng kể quyền lực của tổng thống, song việc tiến hành bầu cử trực tiếp sẽ đem đến cho vị tổng thống tương lai một uy tín chính trị quan trọng./.
Theo Vietnam
Rò rỉ hợp đồng làm thuê "khủng" của cựu Thủ tướng Anh Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair từng ký hợp đồng trị giá hàng triệu USD với một công ty dầu khí Ả Rập Xê Út để đại diện cho công ty này bí mật làm ăn với các quan chức Trung Quốc, theo The Sunday Times (Anh). Quốc vương Ả Rập Xê Út Abdullah bin Abdul Aziz (phải) bắt tay với cựu Thủ...