Cựu Thứ trưởng Bộ Công thương bị đề nghị truy tố trong vụ gây thiệt hại hơn 937 tỷ đồng
Bị can Hoàng Quốc Vượng (cựu Chủ tịch EVN, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) và bị can Phương Hoàng Kim (cựu Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công thương) đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc Bộ Công thương tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về diện đối tượng và điều kiện được hưởng chính sách giá điện ưu đãi, qua đó gây ra thiệt hại hơn 937 tỷ đồng cho EVN (tính đến ngày 28/6/2023).
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa ra kết luận điều tra bổ sung vụ án xảy ra tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công thương cùng một số tỉnh, thành liên quan, đồng thời đề nghị Viện KSND tối cao truy tố 12 bị can về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” hoặc tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Tại bản kết luận điều tra bổ sung, cơ quan điều tra xác định, bị can Hoàng Quốc Vượng (cựu Chủ tịch EVN, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) cùng bị can Phương Hoàng Kim (cựu Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công thương) có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc Bộ Công thương tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về diện đối tượng và điều kiện được hưởng chính sách giá điện ưu đãi.
Cơ quan điều tra xác định, hành vi của các bị can Hoàng Quốc Vượng và Phương Hoàng Kim gây ra thiệt hại hơn 937 tỷ đồng cho EVN (tính đến ngày 28/6/2023).
Quá trình điều tra, bị can Hoàng Quốc Vượng đã nộp 1,5 tỷ đồng khắc phục hậu quả và được ghi nhận các tình tiết giảm nhẹ như: thành khẩn khai báo, thừa nhận hành vi phạm tội, có nhiều thành tích trong công tác. Bộ Công thương cũng có văn bản ghi nhận đóng góp trong quá trình công tác và đề nghị giảm nhẹ trách nhiệm cho bị can Hoàng Quốc Vượng.
Sai phạm thứ 2 trong vụ án thuộc về một số bị can thuộc Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương), Tập đoàn Điện lực Việt Nam có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc cấp giấy phép hoạt động điện lực, Công ty Mua bán điện công nhận ngày vận hành thương mại, Cục Thuế tỉnh Bình Phước hoàn thuế giá trị gia tăng cho Công ty cổ phần năng lượng Lộc Ninh 3.
Đối với hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, cơ quan điều tra xác định, từ tháng 10 đến tháng 12/2020, Công ty cổ phần năng lượng Lộc Ninh 3 hoàn thành việc đầu tư xây dựng và vận hành thương mại Nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3 tại tỉnh Bình Phước trên diện tích 149 ha đất rừng sản xuất.
Khu đất này thuộc quyền sử dụng của Công ty MTV Cao su Lộc Ninh. Tuy nhiên, diện tích xây dựng này không được các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất sang đất công trình năng lượng; không được cấp phép xây dựng; không được ra quyết định chủ trương đầu tư.
Video đang HOT
Do đó, việc Công ty cổ phần năng lượng Lộc Ninh 3 xây dựng dự án nhà máy điện mặt trời đã vi phạm các quy định pháp luật về đầu tư đồng thời dự án này không thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng.
Tuy vậy, tháng 4/2021, Công ty cổ phần năng lượng Lộc Ninh 3 vẫn có giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước gửi kèm hồ sơ đề nghị Cục Thuế tỉnh Bình Phước hoàn trả 145 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng từ việc đầu tư, xây dựng dự án nhà máy điện mặt trời.
Bị can Nguyễn Duy Khánh (cựu Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Phước) đã ký ban hành thông báo chuyển hồ sơ đề nghị hoàn thuế của Công ty cổ phần năng lượng Lộc Ninh 3 sang diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau đồng thời lập đoàn kiểm tra do bị can Phan Văn Sang (cựu công chức Phòng Thanh tra Kiểm tra 3) làm Trưởng đoàn.
Tháng 7/2021, bị can Phan Văn Sang kỳ báo cáo và phiếu đề xuất hoàn thuế, trình bị can Trần Văn Định (cựu Trưởng Phòng Thanh tra Kiểm tra 3) phê duyệt để chuyển đến Phòng Nghiệp vụ Dự toán Pháp chế thực hiện thẩm định pháp chế.
Sau đó, bị can Phạm Quang Vinh (cựu Phó trưởng Phòng Nghiệp vụ Dự toán Pháp chế) ký văn bản xác định Công ty cổ phần năng lượng Lộc Ninh 3 có đầy đủ hồ sơ và đáp ứng các điều kiện để xét hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định.
Trên cơ sở đó, Cục Thuế tỉnh Bình Phước đã hoàn trả 145 tỷ đồng cho Công ty cổ phần Lộc Ninh 3. Số tiền này bị cơ quan điều tra xác định là thiệt hại cho ngân sách Nhà nước.
Tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”:
1. Hoàng Quốc Vượng (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương).
2. Phương Hoàng Kim (cựu Cục trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, Bộ Công thương).
3. Trịnh Văn Đoàn (cựu Chuyên viên Phòng cấp phép và quan hệ công chúng, Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công thương).
4. Trần Quốc Hùng (cựu Phó trưởng Phòng Cấp phép và quan hệ công chúng, Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công thương).
5. Trương Hoàng Đăng (cựu nhân viên phòng kỹ thuật và công nghệ thông tin Công ty mua bán điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam).
6. Nguyễn Danh Sơn (cựu Giám đốc Công ty Mua bán điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam).
7. Nguyễn Hữu Khải (cựu Trưởng phòng Kinh doanh mua bán điện, Công ty Mua bán điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam).
8. Đỗ Ngọc Tuyền (cựu Chuyên viên Phòng Kinh doanh mua bán điện, Công ty Mua bán điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam).
9. Phan Văn Sang (cựu công chức Phòng Thanh tra kiểm tra 3, Cục Thuế tỉnh Bình Phước).
Tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”:
1. Nguyễn Duy Khánh (cựu Phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Phước).
2. Trần Văn Định (cựu Trưởng phòng tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, Cục Thuế tỉnh Bình Phước).
12. Phạm Quang Vinh (cựu Phó trưởng phòng Phòng Thanh tra – kiểm tra 1, Cục thuế tỉnh Bình Phước).
Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương nhận hối lộ 1 đồng hồ Patek Philippe
Do Công ty Xuyên Việt Oil không đủ điều kiện để được cấp giấy phép nên Mai Thị Hồng Hạnh, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil đã đưa hối lộ cho Nguyễn Lộc An, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (TTTN), Bộ Công thương 400 triệu đồng và 1 đồng hồ Patek Philippe.
Trong vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đề nghị truy tố cựu Phó Vụ trưởng Vụ TTTN, Bộ Công Thương, Nguyễn Lộc An về hành vi "Nhận hối lộ".
Theo kết luận điều tra, ngày 22/8/2016, Công ty Xuyên Việt Oil được Bộ Công thương cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, có hiệu lực lực từ ngày 22/8/2016 đến hết ngày 22/8/2021.
Do Công ty Xuyên Việt Oil không đủ điều kiện để được cấp giấy phép nên Hạnh đã nghĩ ra phương án đưa hối lộ cho lãnh đạo Vụ TTTN, Nguyễn Lộc An.
Lần thứ nhất, vào tháng 3/2016, qua quan hệ xã hội, Hạnh được làm quen với An, lúc này là Phó Cụ trưởng Vụ TTTN, phụ trách mảng cấp giấy phép). Tại khách sạn Victory (quận 3, TP Hồ Chí Minh), Hạnh đề nghị An giúp đỡ cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu do Công ty Xuyên Việt Oil còn thiếu một số điều kiện để được cấp phép (chưa đủ điều kiện về hệ thống phân phối).
An đồng ý giúp đỡ và cho biết chi phí phải theo "mặt bằng chung" 5-7 tỷ đồng. Đồng thời, An yêu cầu Hạnh phải hợp thức hóa các điều kiện còn thiếu và nộp hồ sơ đề nghị cấp phép vào bộ phận một cửa của Bộ Công thương để An xử lý. Tại lần gặp mặt này, cựu Vụ phó đã nhận 50 triệu đồng của Hạnh. Theo hướng dẫn của An, Hạnh đã liên hệ một số doanh nghiệp và đặt vấn đề hợp tác, ký kết để hợp thức hóa điều kiện số lượng đại lý bán lẻ xăng dầu.
Lần thứ 2, khoảng từ ngày 5 đến 20/5/2016, tại Nhà khách Bộ Công thương (ở quận 1, TP Hồ Chí Minh), An đã gặp và nhận 100 triệu đồng từ Hạnh. Sau khi đưa tiền cho An và hợp thức đủ các điều kiện, thủ tục, ngày 24/6/2016, Hạnh đã ký đơn đề nghị gửi Bộ Công thương về việc xin cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu cho Công ty Xuyên Việt Oil, kèm theo các tài liệu chứng minh.
Giữa tháng 8/2016, Đoàn kiểm tra của Bộ Công thương do Nguyễn Lộc An dẫn đầu đến làm việc tại trụ sở Công ty Xuyên Việt Oil để kiểm tra thực tế. Theo kết luận điều tra, dù không kiểm tra đầy đủ các đại lý bán lẻ, cầu cảng, kho tiếp nhận xăng dầu..., nhưng An đã ký biên bản xác nhận, có nội dung: "công ty đáp ứng đủ các điều kiện". Tại lần đi kiểm tra này, An khai đã nhận 2 lần tiền của Hạnh với tổng số tiền là 250 triệu đồng.
Ngày 22/8/2016, trên cơ sở đề xuất của An, Đỗ Thắng Hải đã ký ban hành giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu cho Công ty Xuyên Việt Oil, có giá trị đến hết ngày 22/8/2021.
Lần thứ 3, ngày 29/7/2017, sau khi Công ty Xuyên Việt Oil được cấp giấy phép nêu trên, nhận dịp An vào công tác tại TP Hồ Chí Minh; để trả công cho An trong việc cấp giấy phép; lấy lý do chúc mừng sinh nhật muộn, Hạnh đã mời An đến nhà ăn tối và đã đưa 1 đồng hồ hiệu Patek Philippe, An khai nhận bán đồng hồ này với giá 23 nghìn USD.
Nguyên Vụ trưởng Trần Duy Đông chia tiền nhận hối lộ trong phòng làm việc Tại phòng làm việc ở Bộ Công Thương, ông Trần Duy Đông và ông Hoàng Anh Tuấn, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước đã chia số tiền 250.000 USD vừa nhận hối lộ. Như VietNamNet đã đưa, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố 15 bị can...