Cựu thư ký Tòa Cấp cao tại TP.HCM bị bắt
Trước khi bị bắt về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt 931 triệu đồng, Đạt đã bị tòa cho nghỉ việc.
Theo nguồn tin của Pháp Luật TP.HCM, cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã khởi tố, bắt tạm giam bốn tháng đối với nguyên thư ký TAND Cấp cao tại TP.HCM Huỳnh Tấn Đạt (sinh năm 1982). Ông Đạt bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản với số tiền 931 triệu đồng.
Trao đổi với PV, lãnh đạo TAND Cấp cao tại TP.HCM cho biết đã cho ông Đạt nghỉ việc từ tháng 8-2020. Hiện ông Đạt bị khởi tố theo điểm a khoản 3 Điều 355 BLHS (có khung hình phạt 13-20 năm tù) có tình tiết tăng nặng là phạm tội nhiều lần.
Theo hồ sơ của cơ quan điều tra, Huỳnh Tấn Đạt là thư ký TAND Cấp cao tại TP.HCM, có nhiệm vụ thụ lý, phân loại đơn kháng cáo các vụ án hình sự, dân sự, hành chính. Qua việc nghiên cứu đơn kháng cáo thấy có ghi số điện thoại của các đương sự nên Đạt đã chủ động liên hệ hứa giúp và yêu cầu họ đưa tiền.
Vụ thứ nhất, Đạt đã có hành vi chiếm đoạt 731 triệu đồng của sáu bị cáo. Cụ thể, ngày 10-7-2010, TAND tỉnh Đắk Nông xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đã tuyên phạt Võ Minh Hải hai năm tù về tội tổ chức đánh bạc. Các bị cáo Võ Văn Lực, Vũ Doãn Cương, Phạm Văn Minh, Hoàng Đức Thái, Đinh Thị Hoa, Nguyễn Đỗ Khanh bị phạt một năm sáu tháng tù.
Cùng vụ này, bị cáo Nguyễn Đỗ Thanh bị phạt ba năm sáu tháng tù; Trương Xó một năm chín tháng tù; Nguyễn Đình Mai một năm chín tháng tù; Nguyễn Đỗ Thiện sáu tháng tù treo. Ngoài ra, tòa còn phạt tiền Vũ Ngọc Phong 50 triệu đồng và Nguyễn Văn Hoàng 25 triệu đồng.
Sau phiên xử sơ thẩm, các bị cáo trên đã kháng cáo xin hưởng án treo. Đầu tháng 1-2020, Đạt chủ động liên lạc với Vũ Doãn Cương, giới thiệu là cán bộ TAND Cấp cao tại TP.HCM, đã đọc đơn kháng cáo, hứa giúp án treo nhưng mỗi bị cáo phải nộp 150 triệu đồng.
Video đang HOT
Sau đó, Đạt cho các bị cáo số tài khoản do chính Đạt đứng tên. Cương đã trao đổi với các bị cáo khác và họ đồng ý đưa tiền cho Cương chuyển cho Đạt gồm: Khanh 90 triệu đồng, Mai 65 triệu đồng, Hoa 100 triệu đồng, Cương 145 triệu đồng. Tổng số tiền là 400 triệu đồng và Cương đã chuyển qua tài khoản cho Đạt.
Do chưa đủ tiền theo yêu cầu, Đạt chủ động gọi điện thoại cho bốn bị cáo khác yêu cầu chuyển tiếp tiền vào tài khoản. Tổng số tiền mà Đạt đã nhận của các bị cáo này là 731 triệu đồng.
Ngày 24-7, TAND Cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm, không có bị cáo nào được giảm nhẹ hình phạt.
Vụ thứ hai, Đạt chiếm đoạt 200 triệu đồng của ông Nguyễn Văn Ngọc (huyện Krông Nô, Đắk Nông). Theo đó, tại bản án sơ thẩm ngày 30-10-2019 của TAND tỉnh Đắk Nông về tranh chấp quyền sử dụng đất và yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn là ông Ngọc. Vì thế, ông Ngọc kháng cáo đến TAND Cấp cao tại TP.HCM.
Đạt nhắn tin cho ông Ngọc giới thiệu là thư ký tòa và hỏi ông Ngọc có cần giúp đỡ không. Ông Ngọc gọi điện thoại lại xin gặp trực tiếp. Khi ông Ngọc đến TP.HCM, Đạt hướng dẫn đến quán cà phê thuộc phường Bình Trưng Tây, quận 2 để nói chuyện. Tại đây, ông Ngọc cho Đạt xem tài liệu liên quan đến vụ án và Đạt nói muốn thắng kiện thì phải đưa 200 triệu đồng. Sau đó, ông Ngọc đưa đủ số tiền trên cho Đạt.
Tuy nhiên, tại bản án phúc thẩm ngày 19-6 của TAND Cấp cao tại TP.HCM, tòa đã không chấp nhận kháng cáo của ông Ngọc. Thấy vậy, ông Ngọc gọi điện thoại đòi tiền.Đạt hứa trả nhưng sau đó tắt máy điện thoại.
Nhận tiền có ghi biên nhận
Theo hồ sơ, trong vụ chiếm đoạt 200 triệu đồng của ông Ngọc, bị can Đạt đã hai lần tự tay viết biên nhận khi nhận tiền. Cụ thể, ngày 16-11-2019, tại quán cà phê, ông Ngọc đưa 50 triệu đồng và Đạt viết biên nhận số tiền này. Đến ngày 11-12-2019, cũng tại quán cà phê, ông Ngọc đưa tiếp 150 triệu đồng và Đạt ghi tiếp biên nhận tiền này vào mặt sau tờ biên nhận tiền ngày 16-11-2019. Hiện cơ quan điều tra đã thu giữ được biên nhận tiền nói trên.
Chuyên viên nhận hối lộ để nâng điểm thi rút kháng cáo xin giảm nhẹ
Ngay tại phần khai mạc, một cán bộ giáo dục rút kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt; cựu sĩ quan an ninh Công an tỉnh Sơn La xin hoãn tòa vì vắng luật sư. Các yêu cầu này được cấp phúc thẩm chấp nhận.
Cựu Phó phòng An ninh đã từ chối luật sư do tòa chỉ định.
Sáng 14/10, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên xử phúc thẩm vụ án gian lận điểm thi THPT Quốc gia năm 2018 xảy ra tại Sơn La. Phiên tòa được mở theo kháng cáo của 5 bị cáo.
Số này gồm Trần Xuân Yến - nguyên Phó GĐ Sở GD&ĐT Sơn La, Lò Văn Huynh - nguyên Trưởng phòng khảo thí Sở GD&ĐT, Nguyễn Minh Khoa - nguyên Phó phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Sơn La, Nguyễn Thanh Nhàn - nguyên Phó phòng khảo thí và Nguyễn Thị Hồng Nga - nguyên Chuyên viên phòng khảo thí.
Trong đó, bị cáo Yến cho rằng mình không phạm tội "Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ" như án sơ thẩm xác định. Bị cáo Nhàn nêu quan điểm, bản thân chỉ giữ vai trò giúp sức nhưng không đáng kể và không phải người có chức vụ, quyền hạn.
Bị cáo Lò Văn Huynh kêu oan dù tại phiên tòa đầu tiên đã khai cầm 1 tỷ đồng để nâng điểm.
Phần mình, bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga thừa nhận phạm tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" nhưng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt về tội "Nhận hối lộ".
Trong khi đó, bị cáo Lò Văn Huynh kêu oan, nói không nhận hối lộ 1 tỉ đồng từ bị cáo Khoa để nâng điểm thi cho hai thí sinh. Nguyễn Minh Khoa cũng khẳng định không đưa hối lộ số tiền này cho ông Huynh. Cựu cán bộ an ninh cho rằng tòa sơ thẩm không có chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của mình, đề nghị tòa phúc thẩm hủy án để điều tra lại.
Tại phần khai mạc phiên tòa, bị cáo Nguyễn Minh Khoa có đơn từ chối 3 trên 5 luật sư bào chữa, trong đó có một luật sư do toà chỉ định. Tuy nhiên, thư ký cho biết hai luật sư còn lại của bị cáo vắng mặt, có đơn xin hoãn phiên toà nên ông Khoa cũng xin hoãn.
Đại diện viện kiểm sát đồng tình việc hoãn tòa nhưng đề nghị tòa án áp dụng mọi biện pháp triệu tập để phiên xử lần sau được diễn ra. Sau hội ý, Hội đồng xét xử chấp nhận việc lùi thời gian xét xử.
Đáng chú ý, bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga đã quyết định rút kháng cáo và được Hội đồng xét xử chấp nhận.
Trước đó, tháng 5/2020, TAND tỉnh Sơn La xử sơ thẩm và xác định, trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, các bị cáo vì động cơ vụ lợi đã cùng nhau tác động vào bài thi, nâng điểm cho 44 thí sinh.
Trong đó, Trần Xuân Yến nhận thông tin cá nhân của 13 em để chuyển cho bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga sửa bài thi, nâng điểm. Khi thanh tra Bộ GD&ĐT vào cuộc, bị cáo Yến đã chỉ đạo Nga xóa dữ liệu trên máy tính nhằm che giấu sai phạm. Bị cáo Nga còn nhận 1,04 tỷ đồng từ Trần Văn Điện để nâng điểm cho 4 thí sinh.
Bị cáo Lò Văn Huynh được cho đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao để trực tiếp thỏa thuận, nhận 1,3 tỉ đồng cùng thông tin 3 thí sinh để nâng điểm. Ngoài ra, bị cáo Huynh còn nhận thông tin 4 thí sinh khác nhờ nâng điểm.
Với Nguyễn Minh Khoa, tòa sơ thẩm xác định bị cáo đã thỏa thuận và đưa cho Lò Văn Huynh 1 tỉ đồng để nhờ nâng điểm cho 2 thí sinh.
Vì vậy, TAND tỉnh Sơn La tuyên phạt bị cáo Lò Văn Huynh 21 năm tù, Nguyễn Thị Hồng Nga 19 năm 6 tháng tù cùng về các tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ" và "Nhận hối lộ".
Về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ", tòa sơ thẩm phạt Trần Xuân Yến 9 năm tù, Nguyễn Thanh Nhàn - nguyên Phó phòng khảo thí nhận 30 tháng tù cùng; Đặng Hữu Thủy - hiệu Phó trường THPT Tô Hiệu 8 năm tù; Đỗ Khắc Hưng - nguyên trung tá phòng An ninh chính trị nội bộ 3 năm tù; Đinh Hải Sơn - nguyên thiếu tá phòng Aan ninh chính trị nội bộ 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Về tội "Nhận hối lộ", cựu thượng tá Nguyễn Minh Khoa bị tuyên 8 năm tù; Trần Văn Điện - nguyên cán bộ Trung tâm giáo dục thường xuyên TP Sơn La 9 năm tù; Hoàng Thị Thành - nguyên Chủ tịch Hội nông dân huyện Quỳnh Nhai 3 năm tù treo; Lò Thị Trường 30 tháng tù treo.
Nhiều cựu lãnh đạo Petroland bị đề nghị truy tố Bị cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, nhiều cựu lãnh đạo, cán bộ Công ty CP Đầu tư hạ tầng và Đô thị dầu khí (Petroland, TPHCM) bị Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tối cao đề nghị truy tố. Tòa nhà Petroland Tower và ông Bùi Minh Chính (nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám...