Cựu thị trưởng New York trở lại công ty truyền thông Bloomberg
Reuters cho hay, cựu Thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg sẽ trở lại đứng đầu Bloomberg LP, công ty truyền thông về tin tức tài chính và dịch vụ thông tin do chính ông thành lập năm 1981.
Theo tuyên bố của Bloomberg LP, ông Bloomberg sẽ thay thế ông Daniel Doctoroff khi ông này rời vị trí chủ tịch và giám đốc điều hành vào cuối năm nay.
Phát biểu sau tuyên bố trên của Bloomberg LP, ông Bloomberg nói: “Đây là một ngày buồn đối với tôi và công ty của tôi. Tôi thực sự muốn Dan ở lại và tiếp tục lãnh đạo công ty. Nhưng tôi thông cảm với quyết định của ông ấy”.
Ông cũng không quên ca ngợi những thành tích mà Bloomberg đã đạt được dưới sự lãnh đạo của ông Doctoroff. Ông cho biết trước đây “chưa bao giờ có ý định trở lại với Bloomberg LP” sau 12 năm làm thị trưởng của New York.
Video đang HOT
Nói về lý do từ chức, ông Doctoroff cho hay: “Tại sao tôi quyết định đi ư? Đơn giản là vì, mặc dù Mike (Michael Bloomberg) chưa bao giờ có ý định quay trở lại nhưng sau khi rời Tòa thị chính và bắt đầu tìm hiểu lại công ty, ông ấy đã lại thấy rằng công ty là một nơi rất thú vị. Vì vậy, ông ấy tự nhiên muốn tham gia nhiều hơn”.
Mặc dù vậy, ông cho biết ông Bloomber đã mong ông ở lại khi nghe ông thông báo từ chức.
Sau khi rời vị trí Thị trưởng New York cuối năm 2013, tỷ phú Bloomberg, với tài sản ước tính khoảng hơn 32 tỷ USD, đã dành thời gian cho công tác từ thiện, đấu tranh cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế công và kiểm soát việc sở hữu súng.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Reuters của Anh, một trong những hãng tin lớn nhất thế giới.
Theo Infonet
Ấn Độ chế tạo chiến hạm chống ngầm đề phòng Trung Quốc
New Delhi hôm nay công bố chiến hạm chống ngầm tự chế tạo đầu tiên nhằm ngăn chặn Trung Quốc tuần tra dưới nước gần bờ biển Ấn Độ.
Chiến hạm chống ngầm INS Kamorta. Ảnh: defence radar
Theo Bloomberg, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Arun Jaitley sẽ tiếp nhận tàu chiến INS Kamorta 3.300 tấn ở cảng phía đông nam Vishakapatnam. Con tàu được đặt theo tên một hòn đảo ở nước này đi vào hoạt động muộn hai năm so với dự kiến.
90% các bộ phận của Kamorta là nội địa, trong đó thân tàu, các khẩu pháo tầm trung và bệ phóng ngư lôi do các công ty lớn của nước này sản xuất.
"Đây là một sự tăng cường khả năng chiến tranh chống ngầm của hải quân Ấn Độ trước các tàu ngầm Trung Quốc", chuẩn đô đốc Raja Menon, một quan chức Ấn Độ đã nghỉ hưu, nhận định.
Ấn Độ đã thiếu tàu chống ngầm trong hạm đội gồm 135 tàu chiến suốt hơn một thập kỷ qua. Chiếc cuối cùng trong số 10 chiến hạm chống ngầm lớp Petya từ thời Xô viết đã được New Delhi cho "nghỉ hưu" hồi tháng 12/2003. Ấn Độ dự kiến đóng thêm 42 tàu chiến nữa, gồm 3 tàu chống ngầm, trong 10 năm tới.
Tàu chiến INS Kamorta ra mắt chỉ một tuần sau khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi công bố khu trục hạm có tên lửa dẫn đường lớn nhất do nước này tự chế tạo và cam kết củng cố quốc phòng để không nước nào dám thách thức New Delhi.
Tuy nhiên, ông Menon thừa nhận "việc phát triển tàu chiến của Ấn Độ không thể so sánh với sự hiện đại hóa mạnh mẽ của hải quân Trung Quốc".
Bắc Kinh đã chế tạo 20 chiến hạm tương tự chỉ trong hai năm qua và từng điều một tàu ngầm hạt nhân đến Ấn Độ Dương hồi tháng 12 để tuần tra chống cướp biển trong hai tháng.
Trung Quốc có ít nhất 52 tàu ngầm trong hạm đội, trong đó có ba tàu trang bị tên lửa hạt nhân và ba tàu đang hoạt động bằng năng lượng hạt nhân. Trong khi đó, Ấn Độ chỉ có một hạm đội gồm 14 tàu ngầm diesel-điện và một tàu ngầm hạt nhân do Nga sản xuất.
Theo VNE
Trung Quốc cấm dùng sản phẩm Apple trong cơ quan nhà nước Với lý do lo ngại an ninh, Trung Quốc gần đây liên tục hạn chế sử dụng công nghệ thông tin của Mỹ. Hãng tin kinh tế Bloomberg, Mỹ, ngày 6/8 cho biết, Trung Quốc đã cấm các cơ quan Chính phủ mua các sản phẩm điện tử của hãng Apple vì lý do an ninh. Theo một dự thảo hồi tháng 6...