Cựu Thái tử Jordan bị yêu cầu chấm dứt các hành động làm suy yếu an ninh quốc gia
Ngày 3/4, quân đội Jordan cho biết nhà chức trách nước này đã yêu cầu cựu Thái tử Hamza bin Hussein – người em cùng cha khác mẹ của Quốc vương Abdullah, ngừng các hành động có thể bị lợi dụng làm suy yếu “an ninh và sự ổn định” của đất nước.
Cựu Thái tử Jordan Hamza bin Hussein. Anh: AFP
Trong tuyên bố được hãng thông tấn nhà nước Petra đăng tải, quân đội Jordan nêu rõ yêu cầu trên được đưa ra trong khuôn khổ một cuộc điều tra dẫn đến việc bắt giữ một cựu bộ trưởng tài chính Bassem Awadallah, thành viên hoàng gia Hassan bin Zaid và một số người khác. Một số nguồn thạo tin cho biết vụ việc có liên quan tới một âm mưu gây bất ổn đất nước.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng quân đội Jordan Yousef Huneiti đã bác thông tin cho rằng cựu Thái tử Hamza bin Hussein bị bắt giữ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong một đoạn video được gửi thông qua luật sư, cựu Thái tử Hamza bin Hussein cho biết ông đang bị quản thúc tại gia, đồng thời bị yêu cầu không được liên lạc với bất kỳ ai. Ông Hamza tuyên bố bản thân không tham gia bất kỳ âm mưu nào của nước ngoài.
Quốc vương Abdullah đã loại bỏ tư cách người kế vị của ông Hamza vào năm 2004 trong một động thái củng cố quyền lực.
Việc bắt giữ quan chức cấp cao và thành viên Hoàng gia là điều hiếm thấy ở Jordan, một đồng minh của phương Tây. Nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã lên tiếng ủng hộ Quốc vương Jordan.
Trong tuyên bố ngày 3/4, Tổng Thư ký Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) Nayef bin Falah Al-Hajraf cho biết GCC đứng về phía Jordan và ủng hộ mọi biện pháp của Amman nhằm duy trì ổn định và an ninh của nước này.
Trong một tuyên bố riêng rẽ, Quốc vương Bahrain Hamad bin Isa Al Khalifa cũng lên tiếng ủng hộ Quốc vương Jordan Abdullah và các biện pháp nhằm duy trì ổn định và an ninh trong nước cũng như ngăn chặn mọi âm mưu chống phá.
Cùng ngày, tòa án hoàng gia Saudi Arabia ra tuyên bố ủng hộ Quốc vương Jordan.
Một loạt nước như Ai Cập, Bahrain, Liban, Kuwait, Iraq, Qatar, Yemen, Palestine cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với Quốc vương Jordan.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết Washington hoàn toàn ủng hộ Quốc vương Jordan và sẽ theo dõi sát vụ việc.
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết lên án tấn công vào các địa điểm tôn giáo
Ngày 21/1 theo giờ Mỹ, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã thông qua nghị quyết lên án việc phá hoại các địa điểm tôn giáo, đồng thời đề nghị Tổng thư ký Antonio Guterres triệu tập một hội nghị toàn cầu nhằm kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng đối với việc bảo vệ các di sản tôn giáo.
Quang cảnh phiên họp Đại hội đồng LHQ ở New York, Mỹ ngày 21/9/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Nghị quyết của ĐHĐ LHQ kịch liệt lên án sự gia tăng các cuộc tấn công nhằm vào các địa điểm văn hóa, bao gồm các cơ sở tôn giáo và các đồ vật nghi lễ, vốn vi phạm luật pháp quốc tế, đồng thời lên án mọi hành động nhằm cưỡng ép cải đạo đối với bất kỳ cơ sở tôn giáo nào.
Nghị quyết do Saudi Arabia đề xuất cùng với sự bảo trợ của các nước Arab như Ai Cập, Iraq, Jordan, Kuwait, Yemen, Bahrain, Sudan, Oman, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Palestine - với tư cách là nhà nước quan sát viên. Ngoài ra, các nước Bangladesh, CH Trung Phi, Guinea Xích đạo, Mauritania, Maroc, Nigeria, Pakistan, Philippines và Venezuela cũng đứng tên đề xuất. Nghị quyết đã nhận được sự ủng hộ của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) và đã được thông qua với đồng thuận tuyệt đối.
ĐHĐ LHQ cũng đề nghị Tổng thư ký LHQ Guterres triệu tập một hội nghị bao gồm các cơ quan LHQ, 193 quốc gia thành viên, các nhân vật chính trị, các lãnh đạo tôn giáo, các tổ chức tín ngưỡng, truyền thông, các tổ chức xã hội dân sự nhằm thúc đẩy việc thực hiện Kế hoạch hành động của LHQ về bảo vệ các địa điểm tôn giáo. Kế hoạch trên bao gồm nhiều biện pháp để phòng tránh, chuẩn bị sẵn sàng, và ứng phó với các vụ tấn công. Kế hoạch này cũng kêu gọi các chính phủ đảm bảo rằng các địa điểm tôn giáo được coi là mục tiêu dễ bị tổn thương và tiến hành các biện pháp nhằm bảo vệ các địa điểm này, đồng thời kêu gọi các nước xác định các mục tiêu "mềm" và các địa điểm dễ bị tổn thương và tiến hành đánh giá nguy cơ cũng như đảm bảo các biện pháp toàn diện được thực thi để ứng phó kịp thời khi xảy ra tấn công.
Nhìn lại 10 năm nội chiến ở Syria Sau 10 năm, cuộc nội chiến Syria không còn nổi bật trên các trang nhất báo chí nhưng sự kiện này đã để lại những ảnh hưởng lâu dài đối với khu vực và trên toàn thế giới. 10 năm nội chiến đã để lại tổn thất không hề nhỏ với Syria. Ảnh: Reuters Tờ Guardian (Anh) cho biết, các chính khách Mỹ...