Cứu thai phụ ở Sóc Trăng bị tiền sản giật
Người mẹ và bé trai sơ sinh may mắn thoát chết dù nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Sản phụ ở Sóc Trăng được chuyển vào khoa Cấp cứu, Bệnh viện chuyên khoa Sản – Nhi Sóc Trăng, trong tình trạng tỉnh, thở gắng sức, môi tái, vã nhiều mồ hôi, phù toàn thân. Thăm khám ban đầu, các bác sĩ ghi nhận sản phụ vỡ ối trắng đục, con so, thai 37 tuần, tiền sản giật nặng và phù phổi cấp.
Sản phụ nhanh chóng được thở oxy qua mặt nạ, thuốc hạ áp và hội chẩn mổ lấy thai khẩn cấp. Chỉ trong vòng 10 phút, bé trai nặng 3,5 kg chào đời khỏe mạnh, khóc tốt. Người mẹ tỉnh táo, cử động và tiếp xúc tốt.
Các bác sĩ mổ cấp bắt con cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC.
Bác sĩ Lê Ngọc Huân, Bệnh viện chuyên khoa Sản – Nhi Sóc Trăng, cho biết tiền sản giật là tình trạng bệnh lý nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng cho mẹ và bé trong khi sinh, tăng nguy cơ sinh non, sinh con thiếu cân. Tình trạng này gây ra do nhiễm độc thai nghén và thường phát triển sau tuần thứ 20 của thai kỳ, chiếm tỷ lệ khoảng 5-8% trong tổng số phụ nữ mang thai.
Tiền sản giật có thể gặp biến chứng nguy hiểm như hội chứng HELLP, băng huyết sau sinh, đông máu nội mạch lan tỏa, phù phổi và suy thận cấp. Nghiêm trọng hơn, hội chứng này có thể dẫn đến sản giật khiến người mẹ bị co giật, mất ý thức. Tính mạng của người mẹ sẽ gặp nguy hiểm, thai nhi có thể chết trong tử cung nếu không được cấp cứu kịp thời.
Video đang HOT
Các dấu hiệu ban đầu của tiền sản giật là tăng huyết áp, phù và có protein trong nước tiểu. Để phòng tránh nguy cơ tiền sản giật, thai phụ nên khám thai định kỳ và khi có các dấu hiệu bất thường theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, thai phụ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp và nghỉ ngơi hợp lý.
Bé gái sinh non chỉ nặng hơn 300 g ở Singapore
Sinh non khi mới 23 tuần 6 ngày, em bé ở Singapore chỉ nặng 345 g, tương đương kích thước một bàn tay của người lớn.
Theo CNA, khi mang thai ở tuần 23, Rohani Mustani bị đau bụng và tăng huyết áp đột ngột do chứng tiền sản giật nghiêm trọng. Các bác sĩ cho biết tỷ lệ sống sót của thai nhi khoảng 20%.
Tiến sĩ Krishnamoorthy Niduvaje, chuyên gia tư vấn cấp cao tại khoa Sơ sinh, Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore (NUH), cho biết trẻ sinh non trước 24 tuần tuổi có cơ hội sống sót rất thấp.
Bất chấp rủi ro, Rohani và chồng quyết định sinh con bằng phương pháp mổ lấy thai khẩn cấp.
"20% vẫn là hy vọng, còn hơn là không có. Vì vậy, chúng tôi quyết định sinh con. Dù có chuyện gì xảy ra sau đó, tôi cứ phó mặc cho số phận. Tôi không hối tiếc vì đã sinh con thay vì bỏ thai", Rohani chia sẻ.
Bé gái Zaiya chỉ nặng 345 g khi ra đời. Ảnh: CNA.
Ngày 27/3, bé gái Zaiya được sinh ra chỉ sau 23 tuần 6 ngày, nặng 345 g, tương đương một bàn tay người lớn. Ngay sau khi sinh, Zaiya được chuyển ngay đến phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU).
Cô bé phải nằm trong lồng ấp bao quanh bởi các ống nối với máy thở. Cha mẹ không được chạm vào con suốt 3 tháng vì nguy cơ nhiễm trùng cao.
"Con nằm trong lồng ấp, chúng tôi chỉ có thể nhìn con qua tấm kính trong suốt. Tôi cảm thấy rất đau xót. Lần duy nhất tôi có thể nhìn trực diện con là khi y tá thay tã", Rohani chia sẻ
Y tá Wang Xia chia sẻ đối với Zaiya, mọi thứ đều quá lớn. Các y tá phải cẩn thận luồn những ống nối vào cánh tay cô bé - tương đương ngón tay của người lớn - để truyền dịch và bổ sung dinh dưỡng trong vài tuần đầu tiên.
"Zayia không thể ăn sữa. Trẻ sinh non gặp khó khăn trong việc tiêu hóa sữa. Vì vậy, chúng tôi phải truyền bổ sung dinh dưỡng cho bé", Wang chia sẻ.
Vì da của Zaiya rất mỏng, gần như trong suốt, cô bé phải thay tã ít nhất 6-8 lần mỗi ngày để tránh bị kích ứng và nứt da, có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Sau 6 tháng điều trị, Zaiya được xuất viện khỏe mạnh. Ảnh: CNA.
Rohani cho biết một trong những trở ngại chính của Zaiya là tăng cân. Cô luôn hy vọng được nghe y tá thông báo về việc tăng cân của con gái. Thậm chí chỉ cần tăng 100 g hay 200 g cũng là tin vui với Rohani.
Ngoài ra, tiến sĩ Krishnamoorthy cho biết vì Zaiya sinh non, các mạch máu trong mắt không phát triển đầy đủ "theo cách có tổ chức". Cô bé có thể bị mù nếu không được điều trị đúng cách. Zaiya cũng có lỗ hỏng nhỏ ở tim.
Rất may mắn, sau 6 tháng điều trị, Zaiya nặng 4,27 kg và khỏe mạnh. Cô bé đạt được các mốc quan trọng cần thiết khi được 2 tháng như đáp lại lời người khác bằng cách mỉm cười, ngẩng đầu và cầm nắm đồ vật.
Sau khi dùng thuốc, lỗ hổng ở tim của Zaiya đóng lại, không cần phẫu thuật. Cô bé được xuất viện vào tháng 8 và sau đó quay lại để phẫu thuật mắt bằng tia laser. Ca phẫu thuật cũng thành công.
Các bác sĩ cho biết Zaiya có thể là một trong những em bé nhỏ nhất Singapore sống sót và được xuất viện.
Tăng huyết áp trước khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho mẹ và con Theo một nghiên cứu mới phát hiện, số phụ nữ bước vào thai kỳ bị huyết áp cao đã tăng gần gấp đôi trong một thập kỷ. Ảnh minh họa Nghiên cứu cho thấy 2% phụ nữ sống ở thành thị và 2,4% phụ nữ sống ở nông thôn bị huyết áp cao khi bắt đầu mang thai vào năm 2018. Khi các...