Cựu tay đua F1 cụt chân vô địch Paralympic: Từ cõi chết trở lại vinh quang
Với Alex Zanardi, mất đi đôi chân trong vụ tai nạn tưởng chừng như đã cướp đi mạng sống của anh, chỉ là điểm khởi đầu cho một chương mới trong cuộc đời.
Tay đua 45 tuổi người Italia đã bắt đầu sự nghiệp đua xe của mình vào năm 1993 và anh đã 45 lần xuất hiện ở đường đua F1. Sau vụ tai nạn cướp đi đôi chân của mình, vượt lên trên tất cả, Alex quyết định tiếp tục gắn bó với đường đua bằng môn đua xe tay và hạnh phúc đã mỉm cười với anh. Năm nay, Alex Zanardi đã bổ sung vào bộ sưu tập thành tích của mình hai chiếc HCV tại Paralympic và tiếp đó là chiến thắng tại cuộc đua xe tay ở New York.
“Tôi muốn nói với bạn rằng trong cuộc sống của tôi không bao giờ thiếu những điều tưởng như không thể nhưng lại xảy ra và cũng nhờ đó mà tôi cảm thấy rằng mình là một người may mắn”, Alex suy nghĩ khi nhìn chiếc xe nằm bên cạnh.
Tai nạn khiến Alex Zanardi mất đi đôi chân của mình
Khi còn ở trường học, Zanardi thường không giỏi các môn thể thao bởi có thân hình quá mập mạp. Biến động trong cuộc sống của anh xảy ra khi người chị của anh qua đời sau một tai nạn ô tô và bố mẹ không để anh tự do ra đường. Thứ duy nhất mà họ để anh thoải mái là đua xe go-kart. “Tôi vẫn còn nhớ rất rõ ngày đầu tiên ngồi lên chiếc xe đua go-kart và đó là thời khắc đẹp nhất trong cuộc sống của tôi”.
Thử thách đầu tiên của Zanardi trên đường đua F1 là vào năm 1992. Sau khi chấm dứt hợp đồng với Lotus, anh chuyển sang đầu quân cho đội đua Indycar. Tại Mỹ, anh nhanh chóng trở nên nổi tiếng và fan tụ tập xin chữ ký sau mỗi chặng đua. Nickname của anh là Latka- một nhân vật trong bộ phim sitcom “Taxi” nổi tiếng vào thập niên 80 .
Tai nạn kinh hoàng
Ngày 16-9-2001, Zanardi gặp phải tai nạn khủng khiếp ở đường đua American Memorial 500 Cart tại Lausitzring, Đức. Chiếc xe của tay đua người Italia gần như vỡ tan tành khi đang chạy với vận tốc 322km/giờ và anh đã mất đi đôi chân. “Tôi đã mất kiểm soát trong làn đường tăng tốc, bánh xe quay tròn và khi đó về cơ bản mọi chuyện đã kết thúc… chiếc xe như một con vịt ngồi giữa đường đua.”
Video đang HOT
Zanardi không thể làm gì được nữa và ngồi chờ đợi định mệnh sẽ đến bởi khi đó các đồng đội của anh đều đua với vận tốc hơn 350 dặm/giờ trên đường. Một chiếc xe lao tới, đâm qua xe Alex khiến nó tan tành và những mảnh vỡ đã cắt cơ thể anh làm đôi. Anh đã bị mất máu rất nhiều. “Nó giống như một vũng lầy. Cả hai động mạch đã bị xé toạc ra rồi cắt cụt ngay lập tức.”
Là một tay đua, Zanardi có quá nhiều lần đối mặt với những tình huống đe dọa đến tính mạng nhưng khi nhìn vào cơ thể và đống đổ nát nằm bên cạnh, anh không khỏi bàng hoàng: “Tôi từng nói tôi có thể tự giết mình và sau đó tôi rơi vào tình huống mà chưa từng nghĩ đến. Tôi nhận thức rõ ràng rằng mình đã thoát chết và cảm thấy vô cùng hạnh phúc.”
Bạn bè và gia đình lo lắng không biết làm sao Alex có thể xoay sở và đối chọi với cuộc sống khi mất đi đôi chân. Bản thân Zanardi cũng từng đặt ra thắc mắc như vậy. “Tôi tự hỏi mình sẽ phải làm gì với mọi thứ khi mà không có chân? Rồi tôi biết mình sẽ phải tìm cách để vượt qua tất cả những vấn đề này”.
Là một VĐV chuyên nghiệp, Zanardi biết cách để hồi phục sau vụ tai nạn và anh hiểu rằng cần phải kiên trì nếu muốn có được kết quả tốt đẹp. “Tham gia vào làng thể thao trong thời gian dài giúp tôi học được rằng bạn không thể tạo nên điều kỳ diệu chỉ qua một đêm. Bạn chỉ có thể thực hiện từng ngày một và ngày hôm sau bổ sung vào những gì đã làm được trước đó. Mục tiêu đầu tiên là gắng rời giường bệnh và vứt bỏ những sợi dây, ống lằng nhằng quanh người vốn đã giữ mạng sống cho tôi. Sau đó, tôi tự mình đi vào nhà vệ sinh từng bước từng bước một và nghĩ về cách hồi phục bằng một đôi chân giả.”
Anh nhấc bổng chiếc xe khi cán đích đầu tiên- Ảnh Getty
Trở lại
Với nghị lực phi thường đó, chỉ trong vòng 1 năm anh đã hoàn toàn hồi phục thể lực. Hai năm sau, Zanardi quyết định trở lại với đường đua Lausitzring và hoàn thành 13 chặng với vận tốc trung bình 200 dặm/giờ trong một chiếc xe tay. Ba năm sau, anh quyết định gắn bó với chiếc BMW tại giải European Touring Car Championships và năm tiếp theo, anh đăng quang ở World Touring Car Championship trong chiếc xe mà anh phải sử dụng hông của mình được nối với một chiếc chân giả để dẫm phanh, một thiết bị gia tốc gắn dưới vô lăng và các bộ phận khác được lắp đặt hợp lý để có thể sử dụng bằng tay.
Quyết định trở lại với đường đua đồng nghĩa với việc Zanardi tiếp tục đặt cược với mạng sống của mình nhưng anh nghĩ về điều này vô cùng đơn giản: “Sự thật là chúng ta đang được sống và hút thở bầu không khí nên chúng ta sẽ phải mất mát gì đó. Thế nên tôi nghĩ rằng nhảy vào xe và lao vào đường đua như trước đây là điều quá đỗi bình thường. Giờ thì nếu tôi làm cụt chân của mình, chỉ cần một con ốc vít dài 4mm là có thể chữa lành lặn rồi”, Zanardi bông đùa về đôi chân giả.
Lương duyên với xe tay
Nguồn cảm hứng về môn đua xe tay trỗi dậy khi Zanardi được mời phát biểu trong một sự kiện marathon ở New York năm 2007. Dù chỉ có 1 tháng để chuẩn bị nhưng Zanardi đã làm được điều đáng ngạc nhiên- về đích ở vị trí thứ 4. Zanardi nhận ra rằng đua xe tay không chỉ còn là cách để rèn luyện thể lực mà còn giúp anh ứng dụng được những kiến thức về khí động học của mình.
Năm 2009, Zanardi có mục tiêu mới cho mình- Paralympic 2012 diễn ra ở London. Ngoài việc tập luyện, Zanardi còn dành hàng giờ để bàn bạc với kỹ sư của mình để làm sao cho cơ thể hòa hợp một cách tuyệt vời nhất với chiếc xe. “Mỗi VĐV cần những thứ khác nhau bởi cơ thể và khả năng khác nhau nhưng điểm chung là phải tìm được chiếc xe phù hợp nhất với mình.”
Zanardi đã hoàn thành quãng đường 16 km trong 24 phút, 50,22 giây và giành được huy chương vàng Paralympic, vượt hơn 27 giây trước vận động viên người Đức Norbert Mosandl, và vận động viên người Mỹ Oscar Sanchez.
Sau chiến thắng ngọt ngào, Zanardi tâm sự: “Cuối cùng, tôi thấy mọi người đã nhận ra thông điệp đến từ thể thao. Bạn ngạc nhiên với kết quả mà họ đã giành được, dù không thể giúp nhưng bạn sẽ suy nghĩ về nó.”
Theo TTVH
Ảnh chụp chấn thương của người đẹp F1 gây sốc
Nhìn vào bức hình chụp cắt lớp hộp sọ của tay đua Maria de Villota sau tai nạn kinh hoàng, chẳng ai nghĩ cô có thể sống sót.
De Villota được nhắc đến từ hồi tháng 3 khi cô gia nhập đội đua Công thức 1 là Marussia trong vai trò là tay đua chạy thử. Tuy nhiên, trong lần chạy thử đầu tiên, sau khi hoàn tất vòng đầu tiên, chiếc xe của De Villota đột nhiên tăng tốc và lao vào đuôi chiếc xe làm nhiệm vụ hậu cần. Cú đâm khiến tay đua 32 tuổi không cử động được trong 15 phút.
Xe cứu thương nhanh chóng có mặt tại hiện trường và De Villota được đưa vào bệnh viện gần đó trong tình trạng đa chấn thương. Xe cứu thương đến vào lúc 9 giờ 17, cảnh sát bắt tay vào điều tra lúc 9 giờ 25 và De Villota nằm trong phòng cấp cứu lúc 10 giờ 45.
Cách đây 50 năm, người ta không thể hành động nhanh như thế sau một tai nạn. Thậm chí, nếu tai nạn xảy ra ở thập kỷ 50, khuôn mặt của De Villota sẽ không được bảo vệ và mũ bảo hiểm thì rất mỏng. Cô gái người Tây Ban Nha chắc chắn không thể sống sót sau một cú đâm như thế.
Rất may là nhờ chiếc mũ bảo hiểm hiện đại và thiết kế an toàn của chiếc xe đua, mức độ trầm trọng của vụ tai nạn đã được giảm đáng kể. Bên cạnh đấy là sự có mặt của đội ngũ cấp cứu đã hỗ trợ rất nhiều bởi nếu không có họ, De Villota sẽ không kịp đưa vào bệnh viện.
Tay đua 32 tuổi đã phải nằm trên bàn mổ từ buổi trưa hôm đó cho đến sáng hôm sau. Tới lúc đó, các bác sĩ cho biết cô đã hỏng hoàn toàn mắt phải. Đến ngày thứ ba, tình trạng sức khỏe của De Villota đã có dấu hiệu tiến triển.
Trong tuần đầu tiên sau vụ tai nạn, De Villota nằm ở phòng cấp cứu thần kinh. Cô trải qua hai ca phẫu thuật lớn trong khoảng thời gian này. Sau đó, De Villota được chuyển về một bệnh viện ở Tây Ban Nha khi các bác sĩ xác nhận cô không bị tổn thương về thần kinh.
Vụ tai nạn đã gây ra những cuộc tranh cãi về sự an toàn của các tay đua. Hiệp hội các tay đua Công thức 1, cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát các biện pháp an toàn trong môn thể thao này, tỏ ra lo ngại về vụ tai nạn của De Villota. Sở dĩ như vậy vì những đợt chạy thử chỉ được cơ quản lý F1 chấp thuận và tiêu chuẩn an toàn là rất cao. Rắc rối là các biện pháp an toàn trực tiếp cho đường đua F1 đã không lường trước được tai nạn kiểu như thế này.
Rất may là trong nhiều thập kỷ qua, các loại xe đua và mũ bảo hiểm đã được cải tiến nhiều, trừ khu vực quanh mắt. Bản thân cơ thể của tay đua đã được bộ khung làm từ sợi carbon của xe bảo vệ và chống được mọi vụ tai nạn. Mũ bảo hiểm bảo vệ đầu nhưng riêng đôi mắt thì không.
Điều này giải thích tại sao các tay đua vẫn có thể sống sót khi chiếc xe có tốc độ hơn 200km/giờ đâm vào tường nhưng họ vẫn bị chấn thương nếu mảnh kim loại bắn vào mặt.
Theo TTVN
Kounrouzan - "Món quà" dành tặng Fernando Alonso Sau khi "đá tung đít" Hoàng đế Adriano, nàng siêu mẫu Playboy Karen Kounrouzan đã tìm đến nguồn vui mới là tay đua công thức 1 Fernando Alonso. Tuy nhiên, việc "mời chào" chỉ diễn ra trên các mặt báo. Karen Kounrouzan chính là gương mặt trang bìa của tạp chí Playboy (phiên bản tại Brazil) số ra tháng 11/2012. Trả lời phỏng...