Cứu sống nam thanh niên 27 tuổi bị nhồi máu cơ tim
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ vừa chụp mạch vành và can thiệp đặt stent thành công cho một bệnh nhân trẻ tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp (ảnh).
Bệnh nhân Nguyễn Hoàng T (27 tuổi, ở tỉnh Vĩnh Long) cảm thấy đau ngực, khó thở khi đang làm phụ hồ, được người thân đưa đến bệnh viện cấp cứu. Qua thăm khám, bác sĩ xác định, bệnh nhân khởi phát bệnh trong chỉ vài giờ, nổi bật là đau vùng ngực trái liên tục, mức độ trung bình đến nặng. Bệnh nhân được can thiệp cấp cứu thành công, triệu chứng đau ngực của bệnh nhân thuyên giảm dần.
Mẹ bệnh nhân, bà Nguyễn Thị Hồng Thủy, cho biết: Bệnh nhân thường xuyên hút thuốc lá khoảng 1 gói/ngày trong 9 năm. Gần đây, bệnh nhân có dấu hiệu đau vùng ngực và đã đi khám nhưng chưa phát hiện bệnh.
Theo các bác sĩ, nhồi máu cơ tim là bệnh lý tim mạch cấp tính nguy hiểm. Bệnh thường gặp ở nam giới, trong độ tuổi trung niên, có thói quen hút thuốc lá và tiền căn tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu. Các bác sĩ BV Đa khoa TP Cần Thơ ghi nhận, bệnh nhân bị đột quỵ dần trẻ hóa, không ít các trường hợp mắc bệnh khi tuổi đời chưa đến 30. Thạc sĩ – bác sĩ Đoàn Thanh Tuấn, Phó Trưởng khoa Nội tim mạch – Lão học, cho biết: Một số yếu tố nguy cơ gây ra bệnh lý tim mạch được chia ra thành 2 nhóm có thể thay đổi được và không thay đổi được. Nhóm yếu tố nguy cơ không thay đổi được là: tuổi, giới, gen di truyền. Nhóm yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được (hoặc làm giảm) gồm tăng huyết áp, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, béo phì, lười vận động, căng thẳng, uống nhiều rượu. Tình trạng rối loạn lipid máu, hình thành mảng xơ vữa động mạch từ rất sớm (khoảng 20 tuổi, hoặc sớm hơn). Sự tích tụ mảng xơ vữa tiến triển mỗi năm một ít, khi gặp những yếu tố thuận lợi thì mảng xơ vữa sẽ nứt vỡ tạo huyết khối, gây nhồi máu cơ tim cấp, tai biến mạch máu não. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, nhất là bệnh lý tim mạch, dù đang ở lứa tuổi nào đều cần quan tâm đến chế độ ăn uống, tập thể dục và từ bỏ các thói quen hút thuốc, uống rượu, tạo môi trường sống lành mạnh, tránh căng thẳng, áp lực. Đặc biệt, cần đi khám bệnh định kỳ để đánh giá tình trạng sức khỏe bản thân, có hướng điều trị kịp thời, hiệu quả.
Cứu sống cụ ông 86 tuổi bị ngưng tim
Ông Võ Văn Nê ở quận Thốt Nốt, bị nhồi máu cơ tim cấp, được đưa vào bệnh viện địa phương cấp cứu, chuyển tiếp đến bệnh viện Cần Thơ.
Khoảng 30 phút sau, hôm 8/5, cụ bất ngờ ngưng tim, ngưng thở, được các bác sĩ cấp cứu xoa bóp tim ngoài lồng ngực, sốc điện, đặt nội khí quản, bóp bóng hỗ trợ, sử dụng adrenalin tĩnh mạch...
Sau 30 phút cấp cứu, tim bệnh nhân đập trở lại. Ông được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, bỏ qua các thủ tục hành chính mà vào thẳng phòng can thiệp. Các bác sĩ Khoa Tim mạch Can thiệp đã chuẩn bị sẵn, ứng dụng kỹ thuật chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) để can thiệp mạch vành cho bệnh nhân. Các bác sĩ dùng bóng nong động mạch vành phải và đặt stent phủ thuốc trong 20 phút.
Sau can thiệp tái thông huyết động, tình trạng bệnh nhân cải thiện, theo dõi tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc. Hiện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, phổi thông khí tốt.
Ông Võ Văn Nê đang được chăm sóc tại viện. Ảnh: Thanh Phong.
Cụ Nê là ca nhồi máu cơ tim cấp biến chứng ngưng tuần hoàn, cao tuổi nhất được điều trị thành công tại bệnh viện, theo bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc bệnh viện.
Theo bác sĩ Phong, bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tỷ lệ tử vong rất cao, đặc biệt khi có biến chứng ngừng tuần hoàn. Bệnh nhân bị ngưng tim, ngưng thở, nếu không được kịp thời thực hiện tốt quy trình cấp cứu hồi sinh tim, phổi dễ để lại nhiều di chứng, đặc biệt là đời sống thực vật hoặc suy tim...
Cảnh báo cơn đau ngực có thể giết chết bệnh nhân nhanh chóng Với dấu hiệu bắt đầu từ một cơn đau ngực dữ dội, không được cấp cứu kịp thời người bệnh có thể tử vong nhanh chóng. Mới đây, bệnh nhân Nguyễn Đình T. (nam, 71 tuổi, Thường Tín, Hà Nội) được đưa vào BV Đa khoa Nông nghiệp cấp cứu trong tình trạng đau ngực dữ dội, tụt huyết áp. Bệnh nhân đã...