Cứu sống nam bệnh nhân bị vỡ lách mà không cần phẫu thuật
Thông tin từ Bệnh Viện Đa Khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, bệnh viện vừa điều trị thành công bệnh nhân vỡ lách độ 3 đang ra máu trong ổ bụng bằng phương pháp nút mạch .
Bệnh nhân là anh Lê.M.K (35 tuổi, ngụ huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) nhập viện trong tình trạng vỡ lách, gãy xương đòn, gãy đa xương sườn và được chỉ định điều trị vỡ lách bằng phương pháp bảo tồn và theo dõi sát các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng mỗi ngày.
Sau 5 ngày hôn mê, anh K. tỉnh lại trong tình trạng niêm nhợt, vã mồ hôi, tay chân lạnh, mạch nhanh, huyết áp thấp. Bệnh nhân được nhanh chóng hồi sức tích cực và hội chẩn khẩn với bác sĩ chuyên khoa can thiệp nội mạch.
Sau khi thăm khám, thử máu, siêu âm, chụp CT các bác sĩ chẩn đoán anh K. bị vỡ lách độ 3. Các bác sĩ hội chẩn quyết định điều trị bằng phương pháp “nút nhánh động mạch lách đang ra máu”. Đây là phương pháp điều trị nội mạch dưới máy chụp mạch kỹ thuật số hóa xoá nền (DSA).
Hiện tại tình trạng sức khỏe bệnh nhân K. đã ổn định. Ảnh: Kim Hà.
Ê-kíp can thiệp đã thực hiện luồn ống thông nhỏ từ động mạch đùi thông qua động mạch chậu vào động mạch chủ và đến động mạch lách. Sau đó, tiến hành bơm thuốc cản quang nhằm xác định vị trí động mạch lách bị vỡ, rồi tiếp tục luồn một ống siêu nhỏ vào động mạch đang ra máu và bơm keo vá chỗ thủng, giúp cầm máu và gắn liền nhu mô lách.
Trong vòng 30 phút, thủ thuật nút động mạch lách đã được thực hiện thành công. Hiện tại, anh K. đã tỉnh, tiếp xúc tốt, sinh tồn ổn định, bớt đau bụng. Chụp kiểm tra CT thấy thoát mạch do giả phình động mạch lách đã được tắt hoàn toàn.
BSCKII Nguyễn Văn Bi – Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, nút mạch là phương pháp bảo tồn lách, tránh được nguy cơ tai biến, biến chứng của gây mê và phẫu thuật mở bụng cũng như biến chứng nhiễm trùng”.
Trước đây những bệnh nhân bị chấn thương lách độ 3, ra máu ổ bụng phải phẫu thuật khâu cầm máu hoặc cắt lách để cầm máu và phải chịu gây mê, chịu mổ lớn, thời gian phục hồi kéo dài.
Video đang HOT
Tuy nhiên, với phương pháp điều trị nội mạch này, bệnh nhân chỉ gây tê tại chỗ, thời gian thủ thuật ngắn, rất ít đau, thời gian phục hồi nhanh và không để lại vết mổ trên thành bụng.Ưu điểm lớn của phương pháp này là giữ lại được lá lách cho người bệnh.
Theo congly
Lường trước những tai biến kinh hoàng khi truyền dịch có thể tử vong ngay
Nếu bệnh nhân đang truyền dịch thấy khó thở, rét run, vã mồ hôi, sắc mặt tái nhợt, mạch nhanh, huyết áp tụt, đó là dấu hiệu đã bị sốc.
Khi nào cần truyền dịch vào cơ thể?
Theo các bác sĩ, dịch truyền có nhiều loại tùy theo tác dụng, trong đó phổ biến là loại cung cấp đường, muối và chất điện giải như glucose 5%, 10%; cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng...
Trường hợp bắt buộc phải truyền dịch, bác sĩ cần tính toán kỹ lượng truyền chứ không thể truyền bừa bãi. Việc tự ý truyền dịch sẽ vô cùng nguy hại đến sức khỏe. Ngay cả khi người bệnh bị mất nước, bác sĩ vẫn khuyên uống nước bồi phụ tốt hơn là truyền dịch.
Truyền dịch cho bệnh nhân ở Bệnh viện 108
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, trước khi truyền cần phải khám tim, phổi, đo mạch... xem tim có khỏe. Khám tim không chỉ khám lâm sàng mà nhiều trường hợp phải xét nghiệm, làm điện tâm đồ mới phát hiện ra bệnh.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng
Khi truyền dịch cần phải khống chế được tổng lượng dịch truyền vào phù hợp với tình trạng bệnh của bệnh nhân. Nếu truyền nhiều hơn tình trạng bệnh sẽ gây phù phổi, suy tim.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, chỉ nên truyền dịch khi sốt quá cao, nôn quá nhiều gây mất nước, đi ngoài mất nước như những bệnh nhân bị tiêu chảy, tụt huyết áp...; người bệnh không thể ăn, uống được. Những bệnh nhẹ không nên truyền dịch.
Về mặt nguyên tắc, trong 15 phút đầu truyền dịch qua tĩnh mạch, nhân viên y tế phải đứng tại chỗ quan sát sắc mặt, mạch, huyết áp, nhịp thở của bệnh nhân và vùng tiêm. Nếu có những biến đổi khác thường phải báo cáo bác sĩ. Nếu không có diễn biến bất thường, điều dưỡng có thể đi làm việc khác nhưng cứ 10 - 15 phút phải trở lại kiểm tra 1 lần.
Nếu cơ thể mất nước mà vẫn ăn uống được thì truyền dịch không tốt hơn là mấy so với việc bù nước qua đường uống.
Bác sĩ khuyến cáo, nếu bắt buộc phải truyền dịch thì người bệnh nên thực hiện tại cơ sở y tế có đầy đủ điều kiện cấp cứu sốc phản vệ.
Trẻ sốt do viêm phổi hay mệt do bị bệnh tim... là hai trường hợp phải hạn chế truyền dịch. Nếu lạm dụng truyền sẽ khiến tim quá tải, không chịu được dịch truyền, gây ra các tai biến. Những người già, thận yếu, việc truyền dịch còn có thể khiến phù não, tai biến trên não.
Những trường hợp chống chỉ định truyền dịch qua đường tĩnh mạch có thể kể đến như: Bệnh nhân suy tim nặng truyền dịch có thể gây tai biến như phù phổi cấp. Bệnh nhân tăng huyết áp.
Những tai biến khi truyền dịch có thể gây tử vong ngay
Phù phổi cấp: Là tai biến nặng do truyền nhanh khối lượng lớn dịch truyền hoặc truyền với tốc độ nhanh ở bệnh nhân cao huyết áp, suy tim.
Triệu chứng: bệnh nhân đau ngực dữ dội, khạc bọt màu hồng, sắc mặt tím tái, nghe thấy phổi nhiều ran ẩm dâng lên từ hai đáy phổi.
Phản ứng phản vệ với dung dịch truyền: do các chế phẩm dịch truyền không đảm bảo về chất lượng, hoặc do các thành phần trong dịch truyền (các thành phần trong loại dung dịch như "đạm" là loại người dân thường hay có nhu cầu vì nghĩ bổ sung khi ốm cho nhanh khoẻ)
Triệu chứng: bệnh nhân đang truyền thấy khó thở, rét run, vã mồ hôi, sắc mặt tái nhợt, mạch nhanh, huyết áp tụt (huyết áp tâm thu 80mmHg).
Tắc mạch phổi: Do không khí trong dây truyền lọt vào lòng mạch. Điều này có thể do không tuân thủ tốt quy trình truyền dịch. Triệu chứng: bệnh nhân đau ngực đột ngột, dữ dội, khó thở, có thể gây tử vong nhanh.
Các chuyên gia khẳng định: Việc bổ sung không đúng các chất dễ gây nguy hiểm đến tính mạng như bệnh nhân mất điện giải mà truyền đường sẽ làm bệnh nặng hơn, thiếu natri mà truyền đường sẽ làm máu loãng gây phù não; thừa natri mà truyền muối quá nhiều làm teo não...
Hiện có khoảng trên 20 loại dịch truyền được chia thành 3 nhóm cơ bản, gồm:
(1) Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể gồm glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa chất đạm, chất béo, vitamin.
(2) Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải, dùng trong trường hợp mất nước, mất máu (dung dịch lactate ringer, natri clorua 0,9%, bicarbonate natri 1,4%...).
(3) Nhóm đặc biệt huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử... dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.
Quỳnh An
Theo giadinhnet
Người đàn ông bị vỡ gan và lá lách được cứu sống Bệnh nhân 36 tuổi nhập viện trong tình trạng bất tỉnh do tai nạn giao thông, chấn thương vùng ngực và bụng, xuất huyết nội. Bệnh nhân Nguyễn Thành Huy đang dần hồi phục. Ảnh: Long Hồ. Được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc (Đồng Tháp) hôm 24/2, ông Nguyễn Thành Huy được bác sĩ xác định vỡ cùng lúc cả...