Cứu sống mẹ con sản phụ trong tình trạng nguy kịch
Sản phụ được tiếp nhận khi có biểu hiện bất thường trong quá trình chuyển dạ. Các y bác sĩ đã phải nỗ lực chạy đua với thời gian, thực hiện nhiều biện pháp, kỹ thuật cứu sống cả 2 mẹ con sản phụ.
Ngày 17/4, TS. BS. Trần Thị Sơn Trà, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới ( Quảng Bình) cho biết, đơn vị vừa phẫu thuật cấp cứu, cứu sống 2 mẹ con sản phụ gặp tình trạng nguy kịch trong lúc “vượt cạn”.
Nhiều trường hợp sản phụ gặp biến chứng lúc chuyển dạ được các y bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới cứu chữa.
Trước đó, sản phụ N.T.L. (41 tuổi), mang thai lần 3, tuổi thai 40 tuần được đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Bố Trạch chờ sinh. Khi cổ tử cung mở hết, sản phụ này có dấu hiệu bất thường nên được chỉ định chuyển lên tuyến trên.
BS. Phan Lê Nam, Khoa Sản Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới cho biết, thời điểm tiếp nhận, sản phụ này đau bụng liên tục, khi đo thấy tim thai đập dưới mức bình thường. Các bác sĩ nhận định tình trạng trụy mạch ở người mẹ và suy thai cấp nên chỉ định mổ cấp cứu lấy thai.
Báo động đỏ của bệnh viện được kích hoạt, sản phụ nhanh chóng được đưa vào phòng phẫu thuật tiến hành mổ cấp cứu “bắt” ra bé trai nặng 3.300g. Các y bác sĩ phát hiện tử cung của sản phụ này gò kém, máu chảy nhiều ở vết khâu. Sản phụ mất khoảng 1.000ml máu, các bác sĩ đã thực hiện truyền liên lục 4 đơn vị khối hồng cầu, 2 đơn vị plasma.
Nhận định đây là trường hợp băng huyết sau mổ lấy thai do đờ tử cung/rối loạn đông máu, ê kíp phẫu thuật đã tiến hành cắt tử cung bán phần để cứu sống sản phụ.
Video đang HOT
Sau các biện pháp cấp cứu, bệnh nhi được hạ thân nhiệt toàn thân để làm chậm quá trình tổn thương các tế bào thần kinh và ngăn chặn các tổn thương tiếp diễn.
Thai nhi sau khi được “bắt” ra, các y bác sĩ Khoa Nhi nhanh chóng tiếp nhận từ phòng mổ để cấp cứu, điều trị. BS. Phạm Thị Ngọc Hân, Trưởng Khoa Nhi cho biết, tình trạng cháu bé ngừng thở, ngừng tim, không khóc… Các phương pháp ép tim, đặt ống nội khí quản bệnh nhi có hỗ trợ bóp bóng, thở máy ngay lập tức được thực hiện.
” Tình trạng bệnh nhi cực kỳ nguy hiểm, đứa trẻ sinh ra phải cất tiếng khóc chào đời, nhưng cháu không khóc, không thở, tím tái…. Chúng tôi nhanh chóng thực hiện nhiều biện pháp để giúp cháu thở, đảm bảo nhịp tim. Với bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhi, mỗi giây phút đều rất quan trọng, nếu không cấp cứu kịp, trẻ có nguy cơ gặp các tổn thương lâu dài hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong“, BS. Phạm Thị Ngọc Hân thông tin.
Khi nhịp tim, việc thở của bệnh nhi ổn định, các bác sĩ tiến hành các biện pháp điều trị phục hồi. Bệnh nhi được tiến hành “làm lạnh toàn thân”. Theo BS. Hân, đây là phương pháp sử dụng máy làm lạnh để hạ thân nhiệt của trẻ trong vòng 72 giờ liên tục. Sau khi thân nhiệt của trẻ giảm xuống sẽ làm chậm quá trình tổn thương các tế bào thần kinh và ngăn chặn các tổn thương tiếp diễn.
Hoàn thành quá trình hạ thân nhiệt, điều trị phục hồi, bệnh nhi tỉnh táo, bú sữa tốt và được cho xuất viện. Anh Cường, chồng sản phụ L. cho biết, gia đình rất lo lắng khi vợ có biểu hiện bất thường quá trình chuyển dạ. Khi được bác sĩ thông tin phải mổ cấp cứu, anh chỉ biết tin tưởng vào sự tận tâm và năng lực của bác sĩ. Quá trình vợ và con nhỏ được cấp cứu anh như “ngồi trên đống lửa”.
” Cũng rất bất ngờ vì những lần sinh trước đều bình thường, quá trình mang thai đến khi vào viện chờ sinh cũng không xảy ra việc gì. Khi vợ con gặp nguy hiểm, tôi rất lo lắng nhưng cũng chỉ biết đặt niềm tin hoàn toàn vào y bác sĩ. Tôi rất biết ơn những nỗ lực của đội ngũ y tế, qua những giây phút “chiến đấu với tử thần” vợ con tôi đều an toàn. Bế con trên tay, niềm hạnh phúc được nhân lên nhiều lần“, anh Cường chia sẻ.
Mẹ con sản phụ L. được xuất viện sau quá trình điều trị phục hồi.
Theo BS Trần Thị Sơn Trà, quá trình chuyển dạ và sinh là giai đoạn sản phụ và trẻ sẽ bị tổn thương nhất. Nguyên nhân có thể do bệnh lý của mẹ hoặc con, bất thường trước hoặc trong quá trình chuyển dạ…
Đồng Nai: Kịp thời cứu sống nam thanh niên ngưng tim, ngưng thở
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai kịp thời cứu sống nam thanh niên ngưng tim, ngưng thở ngoại viện, do biến chứng của hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Ngày 9/4, tin từ Bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai cho biết, vừa kịp thời cứu sống nam thanh niên ngưng tim, ngưng thở ngoại viện do biến chứng của hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Trước đó tối ngày 3/4, Khoa Hồi sức - Cấp cứu tiếp nhận trường hợp anh N.T.P. (19 tuổi, ngụ phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa) nhập viện cấp cứu trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở, trào nhiều bọt hồng qua mũi miệng.
Ngay lập tức ê-kíp trực đã tiến hành hồi sinh tim phổi, ép tim ngoài lồng ngực, khoảng hơn 10 phút thì bệnh nhân có nhịp tim trở lại.
Sau đó bệnh nhân tiếp tục được hồi sức tích cực, thở máy, an thần và chống phù não. Sau một ngày, anh P. bắt đầu tỉnh lại, nhận ra được người thân, sau 2 ngày đã được ngưng thở máy, tri giác hồi phục hoàn toàn, không có di chứng, hiện đã được xuất viện về nhà.
Bệnh nhân P. được cấp cứu tại bện viện
Được biết, chiều cùng ngày vào viện, anh P. có dấu hiệu bị cảm cúm nên đã được người nhà cho uống thuốc cảm mua tại tiệm thuốc tây. Sau khi uống thuốc, anh P. đi ngủ khoảng 30 phút thì người nhà vào gọi dậy và phát hiện anh đã mất tri giác, thở khó, tím tái nên đã lập tức đưa tới bệnh viện cấp cứu.
Theo BS.CKI. Trần Đức Anh (Khoa Hồi sức - Cấp cứu) trực tiếp thực hiện hồi sinh tim phổi cho biết, anh P. ngưng tim ngưng thở do biến chứng của hội chứng ngưng thở khi ngủ, đây là tình huống khá hiếm gặp.
Bệnh nhân còn rất trẻ, tuy nhiên có yếu tố nguy cơ cao là có thể trạng béo phì độ II và bản thân mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ nặng; kết hợp với việc trước đó bệnh nhân có sử dụng thuốc cảm cúm tự mua ở tiệm thuốc tây (có thể trong thuốc có loại thuốc kháng histamin gây tác dụng phụ là buồn ngủ) làm tăng nguy cơ đột tử.
Trường hợp này do người nhà đưa vào viện kịp thời, thời gian ngưng tim trước khi vào viện ngắn; quá trình hồi sinh tim phổi được thực hiện ngay lập tức và đạt hiệu quả cao, đảm bảo tưới máu não được duy trì trong thời gian tim chưa đập trở lại nên bệnh nhân hồi phục tốt, không để lại di chứng.
Bệnh nhân P. được bác sĩ thăm khám trước khi xuất viện.
Bác sĩ Đức Anh khuyến cáo, ngưng thở khi ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là ở tuổi trung niên, tăng dần theo tuổi.
Những người có bất thường về cấu trúc đường hô hấp trên, nghiện rượu, sử dụng thuốc an thần, chất gây nghiện; trong gia đình có người bị ngưng thở khi ngủ hoặc đang mắc các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, nhược giáp, suy tim, bệnh mạch máu não... là những người có nguy cơ cao bị hội chứng này.
Đặc biệt, người thừa cân béo phì có nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ cao gấp 3 lần người bình thường.
Ngưng thở khi ngủ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như: nhồi máu cơ tim, đái tháo đường, tăng huyết áp, loạn nhịp tim, đột quỵ...
Để tránh các biến chứng, người bệnh nên điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ; kiểm soát cân nặng, tránh để thừa cân, béo phì và không nên tự ý mua thuốc để điều trị bệnh tại nhà mà không qua thăm khám của bác sĩ chuyên khoa, tránh xảy ra những biến chứng đáng tiếc tương tự.
Phớt lờ đau ngực, người đàn ông nguy kịch do nhồi máu cơ tim cấp Các bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long vừa cứu sống bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở do nhồi máu cơ tim cấp biến chứng suy đa tạng. Bệnh nhân Q. khi được bác sĩ thăm khám điều trị tại bệnh viện. Thông tin từ gia đình, bệnh nhân T. V. Q. (51 tuổi, tỉnh An Giang) đau ngực sau xương ức...