Cứu sống cụ ông 86 tuổi bị ngưng tim
Ông Võ Văn Nê ở quận Thốt Nốt, bị nhồi máu cơ tim cấp, được đưa vào bệnh viện địa phương cấp cứu, chuyển tiếp đến bệnh viện Cần Thơ.
Khoảng 30 phút sau, hôm 8/5, cụ bất ngờ ngưng tim, ngưng thở, được các bác sĩ cấp cứu xoa bóp tim ngoài lồng ngực, sốc điện, đặt nội khí quản, bóp bóng hỗ trợ, sử dụng adrenalin tĩnh mạch…
Sau 30 phút cấp cứu, tim bệnh nhân đập trở lại. Ông được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, bỏ qua các thủ tục hành chính mà vào thẳng phòng can thiệp. Các bác sĩ Khoa Tim mạch Can thiệp đã chuẩn bị sẵn, ứng dụng kỹ thuật chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) để can thiệp mạch vành cho bệnh nhân. Các bác sĩ dùng bóng nong động mạch vành phải và đặt stent phủ thuốc trong 20 phút.
Sau can thiệp tái thông huyết động, tình trạng bệnh nhân cải thiện, theo dõi tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc. Hiện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, phổi thông khí tốt.
Video đang HOT
Ông Võ Văn Nê đang được chăm sóc tại viện. Ảnh: Thanh Phong.
Cụ Nê là ca nhồi máu cơ tim cấp biến chứng ngưng tuần hoàn, cao tuổi nhất được điều trị thành công tại bệnh viện, theo bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc bệnh viện.
Theo bác sĩ Phong, bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tỷ lệ tử vong rất cao, đặc biệt khi có biến chứng ngừng tuần hoàn. Bệnh nhân bị ngưng tim, ngưng thở, nếu không được kịp thời thực hiện tốt quy trình cấp cứu hồi sinh tim, phổi dễ để lại nhiều di chứng, đặc biệt là đời sống thực vật hoặc suy tim…
Kỳ tích: Cứu sống bệnh nhân ngừng tuần hoàn 30 phút
Sau hơn 30 phút được các y, bác sĩ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cấp cứu tích cực, bệnh nhân Trần Ngọc Huấn (62 tuổi) đã có nhịp tim trở lại.
Trước đó, khoảng 8h40 ngày 14/3, bệnh nhân Trần Ngọc Huấn (62 tuổi, trú tại tổ 25, phường Phan Đình Phùng, TP.Thái Nguyên) được đưa tới Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong tình trạng ngừng tuần hoàn và được chẩn đoán ban đầu là loạn nhịp tim rung thất.
Ngay sau đó, bệnh nhân đã được các bác sĩ của Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên chỉ định sốc điện 4 lần kết hợp với tích cực ép tim ngoài lồng ngực, đặt nội khí quản, dùng thuốc chống loạn nhịp. Sau hơn 30 phút cấp cứu tích cực, bệnh nhân đã có nhịp tim trở lại.
Sau 2 ngày điều trị, bệnh nhân Trần Ngọc Huấn đã qua cơn nguy kịch. (Ảnh: Tùng Lâm)
Theo bác sĩ Lâm Văn Tài, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, thông thường những trường hợp cấp cứu khoảng 30 phút mà không có nhịp tim trở lại sẽ tử vong. Tuy nhiên, các y, bác sĩ tại bệnh viện vẫn cố gắng không bỏ cuộc để giành lại sự sống cho người bệnh.
Qua tìm hiểu, được biết, đây là kỳ tích của y học nói chung và Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên nói riêng, khi bệnh nhân đã ngừng thở hơn 30 phút mà vẫn có thể được cứu sống. Hiện nay, bệnh nhân đang được theo dõi, điều trị. Trước đó, bệnh nhân có tiền sử bệnh tăng huyết áp nhưng không theo dõi, điều trị tại các cơ sở y tế.
Đến nay, sau 2 ngày được các y, bác sĩ khoa cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tích cực điều trị, bệnh nhân Trần Ngọc Huấn đã qua cơn nguy kịch.
Bác sĩ Tài khuyến cáo, khi bệnh nhân đột ngột bất tỉnh, ngừng thở ngoài bệnh viện thì cần tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn ngay lập tức, sau đó nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế. Đặc biệt, những người có tiền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp cần khám định kỳ để phát hiện sớm và loại trừ nguyên nhân loạn nhịp tim.
Theo danviet.vn
Cấp cứu 2 lần giành lại sự sống cho cụ bà ở Cần Thơ Ngày 28/2, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) TP Cần Thơ cho biết, Bệnh viện đã cấp cứu 2 lần và cứu sống bà cụ bị choáng nhiễm trùng và nhồi máu cơ tim cấp. Bà T đã khỏe mạnh và được xuất viện. Bệnh nhân là bà Trần Thị T (79 tuổi). Tối ngày 13/02, bà T. được chuyển viện đến BVĐK TP...