Cứu sống cụ bà ngưng tim, ngưng thở do đột quỵ
Tưởng chừng cụ bà đã không qua khỏi khi toàn thân tím tái, tim ngừng đập, ngưng thở, mạch không bắt được, người hôn mê bất động nhưng sau 24 giờ với tinh thần “còn nước còn tát”, các bác sĩ đã đưa bệnh nhân từ cõi chết trở về…
Sau khi được chạy chữa tích cực, kịp thời, bệnh nhân đã thoát khỏi nguy cơ chết cận kề – Ảnh: BVCC
Ngày 15.7, TS-BS Trần Chí Cường – Giám đốc Bệnh viện đa khoa Quốc tế SIS Cần Thơ cho hay bệnh viện chuyên điều trị đột quỵ đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long này đã cứu sống ngoạn mục một cụ bà đã bị tím tái, ngưng tim, ngưng thở do đột quỵ .
Cụ bà Đ.T.Đ (73 tuổi, ngụ ở TP.Cần Thơ) được đưa đến Bệnh viện đa khoa Quốc tế SIS Cần Thơ với triệu chứng đột quỵ, ngưng tim, ngưng thở, tím tái toàn thân.
Theo người nhà cụ Đ., trong lúc cụ đang ngủ trưa, mọi người trong nhà thấy cụ thở phì phò, kêu không dậy và có dấu hiệu tay chân lạnh, toát mồ hôi, tím tái dần. Mọi người đã lập tức chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.
Bác sĩ Cường cho biết khi nhập viện tại khoa cấp cứu, bệnh nhân đã tím tái toàn thân, tim ngừng đập, ngừng thở, mạch không bắt được. Ngay lập tức, bệnh viện khởi động quy trình “Code Blue” là quy trình cấp cứu ngưng tim ngưng thở. Bệnh nhân được tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực, đặt ống thở để hỗ trợ hô hấp, tiêm thuốc hồi sinh. Sau khoảng 5 phút, bệnh nhân có nhịp tim trở lại. Tuy nhiên, mạch vẫn rất yếu, huyết áp không đo được, có nguy cơ ngừng tim trở lại. Bệnh nhân đã nhanh chóng được siêu âm tim cấp cứu kiểm tra ngay tại giường.
Các bác sĩ tiến hành siêu âm thì phát hiện bệnh nhân có tràn dịch màng ngoài tim cấp đe dọa tính mạng. Lúc này tim của bệnh nhân đang bị chén ép, co bóp yếu như đang bơi đuối sức trong một bể nước. Gần như ngay lập tức, bác sĩ đã hội chẩn cùng ê kíp, giải thích tình trạng bệnh nặng, cơ hội sống mong manh và tiến hành chọc dịch màng ngoài tim để giải áp cho tim.
Toàn bộ ê kíp bác sĩ của bệnh viện được huy động cấp cứu cho bệnh nhân. Các bác sĩ đã tiến hành chọc màng tim để hút dịch nhằm cho cho bệnh nhân thoát khỏi tình trạng chèn ép tim.
Video đang HOT
“Rất may mắn chưa đầy 5 phút các bác sĩ đã chọc vào đúng vị trí màng ngoài tim và rút ra tổng lượng dịch trong khoang màng ngoài tim khoảng 700ml. Sau khi rút dịch ra bệnh nhân đã có huyết áp trở lại, mạch đập rõ hơn, các dấu hiệu sinh tồn được cải thiện nhưng nguy cơ chết não vẫn còn. Sau đó các bác sĩ chuyên khoa thần kinh đột quỵ, hồi sức cấp cứu đã hội chẩn chụp CT sọ kiểm tra và cùng nhau phối hợp điều trị. Sau 24 giờ, điều kỳ diệu đã xảy ra, bệnh nhân dần mở mắt, da niêm hồng, cử động tay chân, gọi hỏi biết”, bác sĩ Cường cho hay.
ThS-BS Nguyễn Mạnh Cường, người trực tiếp cấp cứu cho bệnh nhân này cho biết đây là trường hợp đặc biệt hy hữu được cứu sống, vì bệnh nhân có rất nhiều bệnh nền, tổng trạng kém như: tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh động mạch vành đã đặt stent, viêm đa khớp.
“Thông thường nếu bệnh nhân ngưng tim quá 5 phút sẽ gây đột quỵ tổn thương não, không hồi phục. Có nhiều trường hợp được cứu sống, nhưng bệnh nhân phải trải qua đời sống thực vật kéo dài”, bác sĩ Cường nói.
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường cho biết tràn dịch màng ngoài tim cấp là bệnh ít gặp, tần xuất chiếm khoảng 0,1% tổng số bệnh nhân nhập viện, khoảng 5% tổng số bệnh nhân nhập viện cấp cứu vì đau ngực. Việc tràn dịch màng ngoài tim có nhiều nguyên nhân như: viêm nhiễm do vi trùng, vi rút, suy tim, bệnh động mạch vành gây nhồi máu cơ tim có biến chứng, hoặc một số bệnh lý như suy giáp, lupusban đỏ, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì, bệnh cơ tim…
“Bình thường, trái tim của chúng ta được bao xung quanh bởi một lớp bọc và tạo ra một khoang màng ngoài tim. Khoang này thường chứa khoảng 30-50ml dịch. Khoang màng ngoài tim sẽ giúp cho trái tim có vị trí ổn định trong lồng ngực và làm cho trái tim hoạt động trơn tru, hạn chế ma sát. Trong trường hợp bệnh lý như tràn dịch màng ngoài tim gây chèn ép tim cấp, các buồng tim không giãn nở được làm cho máu không đi về tim được, tim bóp không hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng tụt huyết áp, có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời”, bác sĩ Cường lý giải.
Được biết chỉ mới hơn 4 tháng động, Bệnh viện đa khoa Quốc tế SIS Cần Thơ – bệnh viện chuyên chữa đột quỵ duy nhất tại đồng bằng sông Cửu Long đã cứu sống hàng nghìn trường hợp bị đột quỵ. Một con số khiến nhiều người bất ngờ, chính những bác sĩ ở đây cũng không dám nghĩ tới.
Hồ Quang
Theo motthegioi
Bé gái 11 tuổi bị đau đầu, bố nghĩ là bình thường nên bảo con đi ngủ nhưng đến nửa đêm thì con đã tử vong
Vào nửa đêm, bố của Tiểu La phát hiện phòng của em vẫn sáng đèn nên vào kiểm tra, ông phát hiện Tiểu La đã ngừng thở, tim ngừng đập.
Bác sĩ Trần Mộc Vinh, khoa nhi, bệnh viện Chang Gung Memorial Hospital, chia sẻ về trường hợp bé Tiểu La (11 tuổi) như sau: Khoảng 10 giờ tối, Tiểu La nói với bố rằng em cảm thấy đau đầu.
Bố của Tiểu La nghĩ rằng cơn đau đầu của em cũng bình thường như những lần trước nên bảo em đi ngủ sớm. Vào nửa đêm, bố của Tiểu La phát hiện phòng của em vẫn sáng đèn nên vào kiểm tra, ông phát hiện Tiểu La đã ngừng thở, tim ngừng đập.
Bố của Tiểu La lập tức gọi xe cấp cứu đưa em đến bệnh viện địa phương. Tiểu La đã tử vong trước khi đưa vào bệnh viện, cho dù bác sĩ tiến hành hồi sức cấp cứu 30 phút vẫn vô ích. Bố mẹ của Tiểu La vẫn không từ bỏ hy vọng, họ chuyển em đến bệnh viện Chang Gung Memorial Hospital.
Bác sĩ Trần Mộc Vinh nhớ lại: "Khi xe cấp cứu đưa Tiểu La đến bệnh viện, tình trạng của bệnh nhi khi đó đã ngừng thở, tim ngừng đập, cơ thể lạnh toát. Tôi muốn truyền nước biển cho bệnh nhi nhưng máu đã đông lại trong các mao mạch, cơ thể bệnh nhi đã xuất hiện dấu hiệu của sự chết là hồ máu tử thi (livor mortis). Đó là lần đầu tiên tôi cấp cứu cho một người đã chết. Sau 30 phút cấp cứu trong vô vọng, tôi đã thông báo với người nhà của bệnh nhi".
Sau khi bàn giao thi hài bệnh nhi cho bác sĩ pháp y kiểm tra, nguyên nhân bệnh nhi tử vong được xác định là do đột quỵ (tai biến mạch máu não). Bệnh nhi bẩm sinh có động mạch hình dạng bất thường. Thông thường trong bộ não của người bình thường, nằm giữa động mạch là các mao mạch nhỏ rồi mới đến tĩnh mạch. Nhưng não bộ của bệnh nhi không có đoạn chuyển tiếp là mao mạch nhỏ, động mạch được nối thẳng trực tiếp đến tĩnh mạch đã gây áp lực vỡ mạch máu não.
Bác sĩ Trần Mộc Vinh cảnh báo: "Trường hợp bẩm sinh có động mạch hình dạng bất thường chiếm tỉ lệ 1/1000 ca. Mặc dù nhiều trường hợp đau đầu không phải do vỡ mạch máu não, nhưng nếu bạn cảm thấy đau đầu đột ngột, xuất hiện co giật thì nên đến bệnh viện kiểm tra".
Những dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ (tai biến mạch máu não) là gì?
Các triệu chứng có xu hướng xảy ra đột ngột và hầu như luôn ảnh hưởng một bên cơ thể. Chúng sẽ nặng nhất trong vòng 24 đến 72 giờ đầu.
Những triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Đau đầu một cách đột ngột.
- Mất khả năng thăng bằng; đi đứng khó khăn.
- Bất tỉnh hoặc hôn mê.
- Hoa mắt, chóng mặt.
- Tầm nhìn bị tối hoặc mờ.
- Tê và yếu đi ở cánh tay, mặt hoặc chân ở một bên cơ thể.
- Gặp khó khăn trong việc nói và hiểu.
Theo Ettoday/afamily
Mạng lưới điều trị đột quỵ trên địa bàn TP HCM Tính đến thời điểm hiện nay (7/2019), đã có 17 bệnh viện trên địa bàn TP HCM có thể tiếp nhận và điều trị bệnh đột quỵ. Trung tâm Đột quỵ của Bệnh viện Nhân dân 115 hiện nay luôn trong tình trạng quá tải, trong thời gian qua các chuyên gia đột quỵ của bệnh viện đã chuyển giao kỹ thuật điều...