Cứu sống bệnh nhi người nước ngoài mắc sốt rét ác tính, nguy hiểm tính mạng
Ngày 25/1, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, các y, bác sĩ bệnh viện đã cứu sống một bệnh nhi quốc tịch Australia (14 tuổ.i) mắc sốt rét ác tính, suy đa cơ quan, nhập viện trong tình trạng nguy kịch, nhờ thực hiện khai thác dịch tễ cẩn trọng và sự phối hợp nhanh chóng, hiệu quả giữa các chuyên khoa để đưa ra phác đồ điều trị cho bệnh nhi.
Đán.h giá về ca bệnh, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa, người trực tiếp điều trị bệnh nhi cho biết: “Nếu không chẩn đoán đúng bệnh sốt rét ác tính mà chỉ điều trị theo hướng nhiễ.m trùn.g thì bệnh nhi có nguy cơ t.ử von.g rất cao”.
Trước khi nhập viện 2 tuần, bệnh nhi trên và gia đình đã đi du lịch ở vùng rừng núi thuộc quần đảo Sumatra, Indonesia. Hai ngày trước khi nhập viện, trẻ xuất hiện tình trạng sốt, nôn ói, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày. Trẻ đã được điều trị tại phòng khám y tế gia đình và một bệnh viện tại Hà Nội với chẩn đoán nhiễ.m trùn.g huyết, nhưng tình trạng không cải thiện. Do diễn biến bệnh phức tạp, bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục điều trị.
Trẻ nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, có biểu hiện vàng da rất rõ, suy tuần hoàn, suy chức năng thận, các phản ứng viêm tăng cao. Chẩn đoán ban đầu là “Theo dõi nhiễm khuẩn huyết, có suy chức năng các cơ quan”.
“Tuy nhiên, qua khai thác dịch tễ, trước khi khởi phát bệnh, trẻ đi du lịch ở vùng núi rừng nên chúng tôi nghi ngờ trẻ bị sốt rét và đã chỉ định làm xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét trong má.u. Sau 18 giờ nhập viện, kết quả xét nghiệm cho thấy trẻ dương tính với ký sinh trùng sốt rét do chủng Plasmodium falciparum gây ra”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Anh Tuấn cho biết.
Sau khi có kết quả xét nghiệm, các bác sĩ khoa Điều trị tích cực Nội khoa đã hội chẩn cùng các đồng nghiệp có kinh nghiệm về sốt rét và đưa ra kết luận chẩn đoán trẻ bị sốt rét ác tính, suy đa cơ quan.
Video đang HOT
Ngay lập tức, bệnh nhi được dùng thuố.c điều trị sốt rét theo phác đồ của Bộ Y tế. Tuy nhiên, sau 1 ngày điều trị, trẻ vẫn tiến triển nặng lên, tình trạng tan má.u, suy thận, suy gan nặng hơn. Do đó, các bác sĩ đã quyết định thay huyết tương, lọc má.u liên tục cho bệnh nhi để hỗ trợ các tạng, đồng thời vẫn sử dụng thuố.c chống sốt rét.
Sau 2 ngày điều trị thứ, bệnh nhi đã vượt qua cơn nguy kịch, tình trạng suy gan, thận đã giảm. Trẻ tiếp tục được dùng thuố.c chống sốt rét, theo dõi chức năng sống và xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét hàng ngày. Sau 5 ngày điều trị, hiện bệnh nhi đã cắt sốt, sức khỏe ổn định và sẽ xuất viện trong vài ngày tới.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Anh Tuấn, bệnh sốt rét ác tính rất hiếm gặp ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, vì đây không phải vùng dịch tễ, các triệu chứng và điều trị chủ yếu chỉ có trong sách vở giảng dạy. “Do đó, việc khai thác chi tiết bệnh sử để đưa ra chính xác chỉ định xét nghiệm chẩn đoán, đồng thời hội chẩn nhóm để tìm được phác đồ điều trị nhanh chóng, hiệu quả, chủ động hỗ trợ các chức năng tạng cho trẻ chính là chìa khóa trong việc chăm sóc và điều trị thành công ca bệnh”.
Chứng kiến con trai hồi phục từng ngày, mẹ bé xúc động chia sẻ: Thấy con khó thở, sốt cao tôi thật sự rất sợ hãi, chưa bao giờ con tôi gặp tình trạng bệnh nặng và diễn biến nhanh như vậy. Thời gian ủ bệnh cũng quá lâu (sau 2 tuần) nên gia đình tôi không cảnh giác và rất bất ngờ…
“Tôi vô cùng cảm động và trân trọng những gì Bệnh viện Nhi Trung ương đã làm cho con tôi và gia đình. Khi con phải cách ly trong khu vực chăm sóc đặc biệt, mỗi ngày tôi chỉ được gặp con 1 lần, con hoàn toàn đã được các bác sĩ, điều dưỡng của Bệnh viện chăm sóc rất tốt. Chỉ có rào cản ngôn ngữ là khó khăn duy nhất, tuy nhiên hàng ngày các bác sĩ đều gửi cho tôi báo cáo y tế bằng tiếng Anh để tôi hiểu được tình trạng bệnh của con”, mẹ bé nói.
Theo các chuyên gia y tế, sốt rét ác tính là một thể sốt rét nguy kịch do người bệnh bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum, gây nên rối loạn huyết động, tắc nghẽn vi tuần hoàn phủ tạng, nhất là ở não. Bệnh có thể gây tổn thương ở nhiều phủ tạng khác nhau như não, gan, lách, thận, tim, phổi… với cơ chế chủ yếu là giảm sự cung cấp má.u, thiếu oxy ở các tổ chức.
Sốt rét ác tính có tỷ lệ t.ử von.g cao, tỷ lệ này cũng thay đổi tùy theo thể loại sốt rét ác tính, cơ địa của người bệnh và việc xử trí cấp cứu điều trị kịp thời hay chậm trễ. Chính vì vậy khi phát hiện người có các biểu hiện của sốt rét ác tính thì cần khẩn trương đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Vì thế, các gia đình cần nâng cao nhận thức về bệnh sốt rét và tìm hiểu kỹ về các khu vực dự định đi du lịch, cắm trại, để tránh gặp những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Biến chứng suy tạng vì mắc sốt rét ác tính
Sau 2 tháng công tác tại Sierra Leone - một nước Tây Phi, bệnh nhân về nước rơi vào tình trạng sốt rét ác tính với nhiều biến chứng nặng nề.
Bệnh nhân nằm điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Sau 3 ngày sốt, mệt mỏi, chị P.T.T.T 39 tuổ.i ở Vĩnh Phúc đi khám và được nhập viện. Với biểu hiện sốt cấp tính, tiểu cầu giảm nên các bác sĩ nghi ngờ chị bị mắc sốt xuất huyết Dengue. Tuy nhiên, sau 4 ngày điều trị, bệnh không thuyên giảm mà càng trở nặng hơn nên chị T được chuyển tuyến đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Ngày 25/12/2024 (ngày thứ 7 của bệnh), chị T nhập viện khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng sốt cao rét run, tụt huyết áp, rối loạn ý thức, suy đa tạng và tan má.u, rối loạn đông má.u nặng. Chị T được tiến hành hồi sức cấp cứu, đặt ống nội khí quản thở máy và lọc má.u.
Khai thác kỹ thông tin dịch tễ, được biết chị T đã đi nhiều nước. Đặc biệt thời gian vừa qua, chị T có chuyến công tác 2 tháng tại Sierra Leone - một nước Tây Phi. Lúc về nước, chị quá cảnh ở Ethiopia 2 giờ và tại Thái Lan 7 giờ. Với các biểu hiện và tiề.n sử bệnh, các bác sĩ nghi ngờ chị T mắc sốt rét, nơi bệnh sốt rét đang hoành hành mạnh.
Bác sĩ Phan Văn Mạnh, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết thêm, ngày 26/12/2024, chị T. có kết quả khẳng định dương tính với ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum (chủng sốt rét phổ biến nhất gây bệnh sốt rét ác tính ở châu Phi hiện nay) với mật độ ký sinh trùng trong má.u rất cao là 182.667 kst/mm3.
Bệnh nhân nhiễm sốt rét ác tính với thể bệnh nguy kịch là sốt rét thể não và có biến chứng sốc. Mặc dù được chẩn đoán bệnh ngay từ sớm, kết hợp các biện pháp hồi sức tích cực và dùng thuố.c chống ký sinh trùng sốt rét sớm, tuy nhiên tiên lượng t.ử von.g vẫn rất cao.
Sau một tuần điều trị tích cực, đến ngày thứ 16 của bệnh, ký sinh trùng sốt rét ở trong má.u của chị T đã không còn, bệnh nhân hết tan má.u và thoát sốc, tuy nhiên bệnh nhân vẫn phải thở máy và điều trị các biến chứng suy tạng khác.
Bác sĩ Phan Văn Mạnh cho biết, bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Plasmodium spp ở người gây nên, thường gặp ở các quốc gia nhiệt đới. Plasmodium spp lây truyền qua trung gian muỗi Anopheles.
Bệnh biểu hiện điển hình bằng cơn sốt với 3 giai đoạn: rét run, sốt nóng, vã mồ hôi. Tuy nhiên, nếu không khai thác kỹ bệnh sử và biểu hiện bệnh, chẩn đoán có thể bị bỏ qua. Trong những thể lâm sàng nặng với biến chứng não, sốc, suy tạng... các triệu chứng bệnh thường chồng chéo và gây khó khăn trong chẩn đoán, trong khi tỷ lệ t.ử von.g rất cao nếu không được điều trị kịp thời...
Bác sĩ Mạnh khuyến cáo, với những người có biểu hiện sốt cấp tính kèm theo các yếu tố dịch tễ đi từ nước ngoài về, đặc biệt là các nước hiện đang lưu hành các bệnh sốt rét như các nước châu Phi, cần ngay lập tức đến bệnh viện để kiểm tra và chẩn đoán kịp thời.
Chơi cầu trượt, bệnh nhi nguy kịch vì dây mũ vướng vào thành cầu, ngạt thở Khi đang chơi cầu trượt, bệnh nhi 3 tuổ.i bỗng tím tái, ngừng thở. Sau khoảng 10 phút, em bé mới được phát hiện, trong tình trạng dây mũ áo vướng vào thành cầu, thắt vào cổ bé. Ngày 30/12, Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin về ca bệnh nguy kịch khi đang chơi cầu trượt. Bệnh nhi 3 tuổ.i được đưa...