Cứu sống bệnh nhi bị viêm cơ tim tối cấp biến chứng sốc tim
Ngày 31/5, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, y bác sĩ của Bệnh viện kịp thời cứu sống bệnh nhi Đ.G.B. (9 tuổi, trú tại tỉnh Quảng Bình), bị viêm cơ tim tối cấp biến chứng sốc tim, rối loạn nhịp tim nặng bằng kỹ thuật oxy hóa qua màng ngoài cơ thể (VA-ECMO).
Bệnh nhi Đ.G.B. bị viêm cơ tim tối cấp biến chứng sốc tim, rối loạn nhịp tim nặng vừa được các y, bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế cứu sống. Ảnh: L.H.
Trước đó, bệnh nhi Đ.G.B. được đưa vào Bệnh viện Cu Ba – Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) với các biểu hiện ban đầu như nôn nhiều, dùng thuốc chống nôn không cải thiện, sau đó trẻ được cho nhập viện và chẩn đoán viêm cơ tim.
Bệnh nhi sau đó được chuyển vào Bệnh viện Trung ương Huế lúc 22h30 ngày 6/5, trong tình trạng mệt mỏi, nôn nhiều, tay chân lạnh và rối loạn nhịp tim.
Qua thăm khám và xét nghiệm cận lâm sàng, các bác sĩ đã nhận định đây là trường hợp viêm cơ tim tối cấp với biến chứng rối loạn nhịp chậm, block nhĩ thất cấp III dẫn đến suy tim, sốc tim, chức năng tim giảm nặng diễn tiến nhanh, giảm tri giác, cần điều trị thuốc vận mạch liều cao, xét nghiệm sinh hóa phản ánh cơ tim bị tổn thương nặng hơn.
Video đang HOT
Xác định đây là một trường hợp cấp cứu khẩn cấp: sốc tim do viêm cơ tim tối cấp có rối loạn nhịp tim nặng, nguy cơ tử vong rất cao, các bác sĩ đã khẩn trương hội chẩn kịp thời các chuyên khoa liên quan của bệnh viện để đưa ra phương án tối ưu nhất cấp cứu bệnh nhân.
Ngay trong đêm 6/5, các bác sĩ của ê kíp ECMO nhi, Hồi sức tim, Cấp cứu can thiệp tim mạch và Ngoại Lồng ngực đã tranh thủ từng giây, từng phút phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng để giành giật sự sống cho bệnh nhân. Bệnh nhân nhanh chóng được thở máy chủ động, đặt máy tạo nhịp tạm thời, và tiến hành VA-ECMO.
Ngay sau đó, bệnh nhân tiếp tục được lọc máu liên tục để hỗ trợ các cơ quan khác bị tổn thương và điều trị nội khoa tích cực. Tình trạng lâm sàng, huyết động và các chỉ số xét nghiệm được theo dõi sát.
Sau nhiều ngày điều trị tích cực, hiện tại bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, da môi hồng, uống được sữa, ăn được cháo, các xét nghiệm và chức năng tim dần trở về bình thường, dự kiến sẽ được ra viện trong tuần tới.
GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, kỹ thuật VA – ECMO là kỹ thuật hỗ trợ tim và phổi giúp cứu sống cho rất nhiều bệnh nhân nguy kịch mà không đáp ứng với các điều trị thông thường; giúp tim và phổi nghỉ ngơi và chờ thời gian hồi phục. Hiện tại kỹ thuật này đã được thực hiện thường quy tại Trung tâm Nhi, đây là bệnh nhi thứ 5 được thực hiện thành công kỹ thuật này.
Sau 1 ngày sốt nhẹ, bé gái 5 tuổi bị nguy kịch do viêm cơ tim tối cấp
Bệnh nhi đau ngực, ói, tay chân lạnh, lơ mơ, môi tái, chi mát và rơi vào tình trạng nguy kịch... chỉ sau 1 ngày sốt nhẹ.
Chiều 22.1, BSCK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho hay, các bác sĩ ở đây vừa kịp thời cứu sống bé gái bị nguy kịch do viêm cơ tim tối cấp, sốc tim.
Bệnh nhi Đ.T.T.T (5 tuổi, ngụ huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ) đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố - Ảnh: BVCC
Theo bác sĩ Tiến, bé gái này là cháu Đ.T.T.T (5 tuổi, ngụ huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ). Cách nhập viện 2 ngày, bé T. bị sốt nhẹ, than mệt, nhức đầu nhưng một ngày sau đó, bệnh nhi đau ngực, ói, tay chân lạnh. Bé được đưa vào bệnh viện địa phương trong tình trạng sốc, rối loạn nhịp tim, xét nghiệm troponin I tăng cao nên được hỗ trợ hô hấp đặt nội khí quản để thở, truyền adrenalin và chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Bác sĩ Tiến cho biết, lúc này, bệnh nhi lơ mơ, môi tái, chi mát, CRT dưới 3 giây, huyết kẹp tụt 70/50mmHg, tĩnh mạch cổ nổi, mạch quay nhẹ khó bắt, nhịp tim không đều. Monitor nhịp nhanh 200 - 220 lần/phút, đo ECG ghi nhận nhịp nhanh thất, thở qua nội khí quản.
Bệnh nhi được tiến hành xét nghiệm men tim Troponin I, CK-MB tăng cao, siêu âm tim giảm phân suất tống máu EF còn 20 - 24% (bình thường EF 60 - 80%). Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị viêm cơ tim tối cấp, sốc tim, rối loạn nhịp tim.
Bệnh nhi tiếp tục được thở máy, vận mạch adrenalin, dobutamin, dopamine, sử dụng thuốc chống loạn nhịp lidocain nhưng tình hình vẫn không cải thiện.
Bệnh viện tiến hành hội chẩn và quyết định tiến hành đặt cannula động mạch đùi và tĩnh mạch đùi, mồi dịch hệ thống máy ECMO (oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể), kết nối với bệnh nhân chế độ V-A ECMO.
"Chúng tôi tiếp tục điều trị thuốc chống loạn nhịp, truyền máu, tiểu cầu, điều chỉnh điện giải, toan kiềm, chống đông hệ thống ECMO bằng heparine, sử dụng lợi tiểu để giảm tải thất trái, kháng sinh điều trị bội nhiễm phổi. Nhưng tình trạng sức khỏe của bệnh nhi vẫn phức tạp, huyết áp dao động, nhịp tim dao động, tổn thương gan, thận", bác sĩ Tiến nói.
Sau 12 ngày đêm chạy ECMO, các bác sĩ đã nỗ lực xử trí các chuyển biến bất thường của nhịp tim, cơ tim và huyết động; điều trị hỗ trợ các cơ quan gan, thận, điều chỉnh điện giải, kiềm toan nên tình trạng tim của bệnh nhi đã hồi phục dần.
"Hiện rối loạn nhịp của bệnh nhi chuyển sang nhịp xoang bình thường, cải thiện phân suất tống máu EF 48 - 54%, huyết áp ổn định khi làm nghiệm pháp calibre máy ECMO. Bệnh nhi được cai ECMO, rút cannula mạch máu và tiếp tục điều trị hỗ trợ tại Khoa Hồi sức tích cực", bác sĩ Tiến cho biết.
Qua trường hợp trên, bác sĩ Tiến cảnh báo, vào thời điểm giao mùa như hiện nay, thời tiết thất thường: sáng nóng, tối lạnh, có thể xuất hiện các trường hợp nhiễm siêu vi biến chứng viêm cơ tim trẻ em và người lớn với biểu hiện như: sốt nhẹ, người mệt mỏi, đau đầu, ói, đau bụng, sắc mặt xanh tái, tay chân tái, móng chân tay tái, ngất, đau ngực... Nếu xảy ra các hiện tượng trên, chúng ta nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để được thăm khám, định bệnh chẩn đoán sớm viêm cơ tim và xử trí thích hợp.
Sai lầm của người tăng huyết áp khiến bác sĩ lo nhất Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính, biến chứng nguy hiểm nhưng bệnh nhân còn chủ quan, thậm chí tự ý bỏ điều trị, không theo chỉ định của bác sĩ. Biến chứng nguy hiểm Tiến sĩ, bác sĩ Trần Hòa - Phó trưởng khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, tăng huyết áp bị...